BS. Hồ Hải - Không
biết các nhà lý luận đại tài của đảng cộng sản Việt Nam – những người
chuyên nghĩ ra trăm mưu nghìn kế để cai trị dân Việt đương đại – nghĩ gì
về thế giới trong gần 70 năm qua? Riêng tôi, tôi lại nhìn toàn cầu từ ngày có hội nghị Bretton Woods (the Bretton Woods conference) [1] chỉ là một ván bài. Trong đó chủ sòng bài là Hoa Kỳ, các nước còn lại là những con bạc khát nước
Ngược
dòng lịch sử, khi nước Mỹ chiếm thị trường tiêu thụ toàn cầu hơn 50% và
chỉ chưa đầy 200 triệu dân, nhưng họ tiêu thụ hơn 60% sản phẩm toàn
cầu. Họ đã buộc người Anh phải chuyển quyền lãnh đạo tài chính toàn cầu
bằng hiệp định Bretton Woods vào năm 1944. Từ việc đồng bảng Anh và thị
trường chứng khoán Luân Đôn là trung tâm tài chính thế giới, sau hiệp
địng Bretton Woods New York và đồng đô la Mỹ trở thành ông chủ tài chính
toàn cầu.
The
United Nations Monetary and Financial Conference, commonly known as the
Bretton Woods conference, was a gathering of 730 delegates from all 44
Allied nations at the Mount Washington Hotel, situated in Bretton Woods,
New Hampshire, to regulate the international monetary and financial
order after the conclusion of World War II.
Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, những hiệp ước và hội đồng bảo an Liện Hiệp Quốc ra đời. Một số
nước cựu thù trở thành đồng minh và ngược lại đối với Mỹ. Hai cựu thù
trong chiến tranh thế giới II ở châu Âu là Đức, và châu Á là Nhật đã
được người Mỹ chia cho những quân bài tốt. Chỉ sau 20 năm, hai cường
quốc Đức Nhật bắt đầu muốn cạnh tranh quyền lãnh đạo toàn cầu độc tôn
của Mỹ. Họ phá vỡ hiệp định Bretton Woods. Buộc lòng Mỹ phải phá bỏ bản
vị vàng đối với đồng đô la. Và các lá bài được chia lại cho các đối tác
khác phù hợp hơn trong tình hình mới. Họ đã làm gì?
Với
cái bắt tay lịch sử giữa ông Nixon và ông Mao vào năm 1972, các con bài
tốt bắt đầu chuyển từ Châu Âu và Nhật sang cho Trung Hoa. Ván bài ấy để
lại nhiều biến cố cho lịch sử nhân loại: thành trì ngăn chặn làn sóng
cộng sản thế giới ở miền Nam Việt Nam bị giỡ bỏ. Gần 20 năm sau bức
tường Bá Linh sụp đổ kéo theo sự sụp đổ cái nôi chủ nghĩa Cộng Sản.
Nhưng một đầu tàu nửa chủ nghĩa cộng sản pha tạp với nửa chủ nghĩa tư
bản theo kiểu cực đoan – Trung Hoa – bừng tỉnh. bằng vào hơn 50% tiêu
thụ sản phẩm phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng, và 80% thị trường
tiêu thụ hàng gia dụng văn phòng. Trung Hoa hiện đang là một con bạc
đang thắng lớn, cũng giống nhự Đức và Nhật những năm 1970s.
Khi
Trung Hoa bừng tỉnh như hôm nay, họ bắt đầu dùng chiêu bài cũ của Đức
và Nhật và hơn thế nữa. Chiêu bài của Trung Hoa ngày nay có 2 việc lớn.
Thứ nhất là, muốn đồng Yuan của họ có tiếng nói trong việc lãnh đạo tài
chính toàn cầu. Thứ hai là, muốn ăn chia quyền lãnh đạo toàn cầu về cả
an ninh quốc phòng thế giới như một đại gia. Song Trung Hoa có thể thực
hiện được điều ấy không?
Tôi cho rằng không vì:
Từ khoảng 10 năm nay, các đại gia tài phiệt Mỹ đã bắt đầu rục rịch chia bài sang các nước nhược tiểu khác như: Hàn Quốc, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia … và trong đó có cả Việt Nam. Nếu các nước này biết chớp lấy thời cơ thì chỉ trong vòng một thập niên tới sẽ trở nên hùng cường. Khi các nước trong vùng Đông Nam Á còn chậm chân để bắt lấy cơ hội thì Hàn Quốc và một số nước Trung và Nam Mỹ đã bắt đầu trở thành là thành viên của G-20 để bàn định chuyện toàn cầu.
Những
quân bài bị rút ra khỏi Trung Hoa sẽ là thảm họa cho đất nước đông dân
nhất thế giới. Thất nghiệp vì mất công ăn việc làm do các tổng công ty
liên quốc ra rũ áo ra đi. Bao vây năng lượng khoán sản sẽ làm thiếu hụt
nhiên liệu cho phát triển. Ý thức toàn cầu phòng vệ dùng hàng nhiều độc
hại của Trung Hoa sẽ dần làm cho sản xuất nội địa Trung Hoa đình đốn. Và
một số chiêu mà cách đây chỉ hơn 10 năm người Nhật đã mắc bẫy người Mỹ
khi bỏ tiền ra mua bonds chính phủ Mỹ và các tập đoàn đình đám của Mỹ để
rồi khi người Mỹ đánh rớt giá trị, thì tiền mất mà tật lại mang. Làn
sóng quan tham của Trung Hoa bắt đầu tẩu tán tài sản sang Mỹ cũng là một
cách làm Mỹ giàu hơn và kinh tế Trung Hoa mất mác. Lòng tin nhân dân
Trung Hoa đã mất, những bạo loạn đã bắt đầu xảy ra khắp nơi.
Nếu
tiến trình chia các quân bài của người Mỹ đúng như hạn định thì thời
gian vùng vẫy của Trung Hoa chỉ tính bằng nhiệm kỳ của đảng cộng sản
Trung Hoa cho mỗi lần đại hội. Nếu không kịp thời thì sức mạnh Trung Hoa
sẽ làm nước Mỹ và thế giới lao đao cũng chỉ một nhiệm kỳ.
Liệu
thời gian bao lâu thì Trung Hoa sẽ sụp đổ? Ta hãy nhẩm tính lại với
Nhật Bản phải mất gần 20 năm. Nước Đức vùng vẫy để cứu Đông Đức lầm
đường lạc lối và gánh cả khối Euro dặt dẹo, mặc dù cán cân thương mại
của họ đứng đầu châu Âu. Cả hai không thoát ra được khi những quân bài
chủ đã rút khỏi chỗ ngồi sòng của họ.
Liệu
một nước Trung Hoa đã bảo bọc Bin Laden ở ngay trung tâm an ninh quân
sự của Pakistan, nhưng không hay biết gì khi người Mỹ điều 4 trực thăng
tàng hình và 20 con người tinh nhuệ vào thủ tiêu. Và liệu một nước Trung
Hoa sau 100 năm so với Mỹ muốn hạ thủy hàng không mẫu hạm, mà vỏ của
hàng không mẫu hạm, thì mua lại của Ukraina, nhưng bất thành, có đủ khả
năng để soán ngôi đại ca của Mỹ, hay là phải sụp đổ và suy tàn trở lại
phân thây như quá khứ nhà Thanh? Và liệu dù rằng Trung Hoa là nền kinh
tế thứ 2 thế giới, nhưng với vấn nạn ô nhiễm môi sinh và biến đổi khí
hậu vì sự phát triển thiếu nhân bản, thì họ có đủ tự lo mình không mà
nghĩ đến chuyện chia sẻ quyền lực trong tương lai?
Liệu
một Trung Hoa đang bị bao vây tứ phía, mất lòng tin đối với khu vực vì
chính sách Đại Hán của mình có thể sống được bao lâu, khi đất nước họ
vẫn còn lệ thuộc vào quá nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài, mà họ
chưa thể chủ động tạo quân bài cho mình.
Đại
hội đảng cộng sản lần thứ 12 trong năm 2012 của Trung Hoa sẽ đi đến một
bước ngoặc lớn. Bước ngoặc này, theo tôi, không phải là tăng tiêu thụ
nội địa để nâng mức sống dân chúng để tránh nội loạn như các nhà kinh tế
chính trị toàn cầu đang bàn luận. Mà là người Trung Hoa phải đưa ra
phương sách để duy trì những quân bài được ông chủ sòng rút đi nơi khác
trên một canh bài. Nếu không thời hạn để một nước đang phát triển và
đông dân như Trung Hoa chỉ tính bằng một nhiệm kỳ 5 năm. Khác với Đức và
Nhật là những nước đã phát triển, họ không cần những quân bài của người
khác chia cho, mà họ đủ khả năng để tạo quân bài chủ cho mình.
Thế
thì Việt Nam phải làm gì để đón nhận thời cơ đã và đang đến, nếu cứ mãi
loay hoay vì tham nhũng và suy thoái vì một hình thái xã hội đã mục
ruổng đang chờ cái chết trong tương lai gần?
BS. Hồ Hải
[1] Hệ thống Bretton Woods:
Là hệ thống thống thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính
và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ.
Hệ thống này được công nhận trong hội nghị Bretton Woods diễn ra tại
thành phố cùng tên của bang New Hamshire, Mỹ năm 1944. Tại thời điểm xảy
ra hội nghị Bretton Woods, nước Mỹ nắm giữ hầu như toàn bộ số vàng của
thế giới, và hơn 1/2 sản lượng sản xuất ra của toàn cầu. Nên các nhà
lãnh đạo thế giới đồng thuận lấy đồng đô la Mỹ làm đồng bạc chính mà các
đồng tiền khác phải gắn vào. Tại hội nghị này quy định 35 đô la Mỹ có
giá trị bằng 1 ounce vàng. Và quy định này có giá trị từ năm 1944 đến
1971. Dưới hệ thống này, các ngân hàng trung ương của các nước có đồng
tiền mạnh, ngoại trừ Hoa Kỳ, phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố
định của đồng tiền của họ với đồng đô la Mỹ. Nếu bất kỳ một đồng tiền
nào có mệnh giá quá cao so với đồng đô la Mỹ thì ngân hàng trung ương đó
phải bán tiền của họ ra để đổi lấy đô la Mỹ và làm giảm giá đồng tiền
của họ. Ngược lại, nếu một đồng tiền nào mệnh giá quá thấp thì NHTW phải
có nhiệm vụ mua lại đồng tiền của họ để nâng giá đồng tiền lên.
Năm 1971, do lạm phát và thâm hụt kéo dài, đồng đô la Mỹ không còn sức mạnh như cũ. Lúc đó, Đức và Nhật Bản là 2 nước có lợi thế thương mại dương với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã thuyết phục họ để làm tăng giá trị đồng tiền của họ, nhưng họ miễn cưỡng chấp nhận do nó làm tăng giá trị đồng bạc của họ sẽ kéo theo giảm sút khả năng xuất khẩu – cũng giống như Trung Quốc hiện nay – Và điều ấy đã buộc Hoa Kỳ phải bỏ sự neo buộc đồng đô la với bản vị vàng. Tức là đồng đô la được phép dao động với các đồng bạc khác. Ngay lập tức đồng đô la Mỹ sụt giá. Các nhà lãnh đạo muốn phục hồi hệ thống Bretton Woods bằng hội nghị Smithson, nhưng thất bại. Và kể từ đó đến nay, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách thả nổi đồng đô la để lãnh đạo tài chính toàn cầu.
http://www.vietthuc.org/2011/08/06/t%C6%B0%C6%A1ng-lai-c%E1%BB%A7a-trung-hoa-v%E1%BB%81-dau/
No comments:
Post a Comment