Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
Câu
tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi
dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước,
ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt...
Không có nước thì con người sẽ chết.
Câu
tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả
nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây
mới.
Đề: Bình luận câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước, khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào...
Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".
Vì em chăm học nên em đỡ đần.
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Hàng ngày chúng em vui đùa dưới bóng cây khoai lang.
Đề: Em hãy kể lại câu truyện "Thánh Gióng".
Ngày
xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một cậu bé Thánh Gióng trông rất
là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Đột nhiên
một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau khi đã ăn một
bữa cơm khủng khiếp với hàng thúng cà muối mặn mà vẫn không khát nước.
Thánh Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà
lần nào. Thánh Gióng không biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên
trời.
Đề: Tả cảnh bình minh trên quê em.
Tờ
mờ sáng một đám mây từ từ vén váy, một cục đỏ ối lồi ra, trên con đường
làng thẳng tắp những hàng cây cỏ bợ, bà con tấp nập rủ nhau ra đồng...
Đề: Tả mái đình.
Hôm
nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình
cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.
Đề: Tả vườn rau muống.
Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.
Đề: Tả chú bộ đội.
Cạnh
nhà em có một chú là bộ đội. Năm nay chú đã 20 tuổi đời. Chú luôn đeo
súng ngắn bên mình, mỗi khi ngồi xuống, khẩu súng của chú lại chìa ra
trông rất oai hùng.
Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".
Câu
tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc,
nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập,
hành hạ. Câu tục ngữ trên nhằm kêu gọi nhân dân đánh đuổi quân giặc xâm
lược.
Đề: Hãy phân tích bài ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa".
Đây
là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng.
Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một ruộng đang
bừa. Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.
Đề: Tả chú thương binh.
Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.
Đề: Tả cây hoa hướng dương.
Hôm
nay em đi học về nhặt được một hạt hướng dương. Em cho nó vào chậu, sau
nó mọc một cây như chiếc đũa. Em chăm bón nó và nó nở một bông hoa như
cái nắp ấm. Sau đó hoa rụng hết cánh, em lấy hạt vào rang ăn.
Đề: Tả cây đàn bầu.
Đàn bầu là đàn có một dây. Dây bầu nằm trong ruột bầu, ruột bầu để mẹ em nấu canh chua.
Đề: Tả con đường làng.
Xa xa con đường có bác nông dân tay dắt cày, vai vác trâu đang từ từ tiến về đầu làng.
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội. Năm nay ông 70 tuổi. Ông nội em ăn rất khoẻ, lại còn biết trông nhà.
Đề: Tả bác hàng xóm.
Bên
cạnh nhà em có bác tên là Sẵn, ngày ngày bác ra đồng đi cày ruộng, con
trâu đi trước bác đi theo sau. Mỗi lần bác kêu tắc tắc là con trâu lại
đi qua bên phải qua bên trái trông thật vui mắt. Khi bác đưa cây roi lên
đánh vào mông chú trâu thì ếch nhái hai bên bờ ruộng kêu inh ỏi.
Đề: Tả công viên.
Gần
nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể
dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô
chú ngồi ôm nhau.
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Nhà bà ngoại em có trồng một cây dưa hấu. Lá cây xanh thẫm diệu kỳ. Thân cây rất to, 5 người ôm không xuể.
Đề: Tả chú gà trống.
Nhà
em có nuôi một chú gà trống. Chú khoác trên mình bộ váy sặc sỡ. Sáng
nào chú cũng dậy sớm chạy ra sân và kêu cục ta cục tác để dụ đám gà mái.
Em rất yêu quý chú vì hàng ngày chú đều đẻ trứng cho mẹ em đi chợ bán.
VNExpress
Nguồn : VNExpress
Nguồn : VNExpress
No comments:
Post a Comment