Blog QueChoa - Đọc bài “Nguyễn Chí Đức: Họ đã “chơi” đồng chí của họ” thấy ngậm ngùi cho Đức. Sự phẫn nộ của Đức là hậu quả của sự tin tưởng quá ngây thơ của anh.
Mình
không quen Đức để hỏi xem Đức đã chiều theo ý người ta thế nào để ra
nông nổi ấy. Mình hình dung người ta đã gặp Đức ra sao, xin lỗi Đức
thế nào,
rồi nói bây giờ việc đã lỡ ra thế rồi, nếu em nói ra công an
đạp vào mặt em nhất định sẽ bị kẻ xấu lợi dụng, làm mất uy tín Đảng. Chỉ
vì một việc nhỏ mà Đảng ta phải mang tiếng xấu, bọn phản động chúng nó
rêu rao thế nào em biết rồi đấy, nguy hiểm vô cùng. Dù thế nào chúng ta
cũng là đồng chí của nhau, có gì thì đóng cửa bảo nhau, chứ nếu em cứ
đòi tố cáo, điên lên người ta trả thù em thì các anh không bảo vệ được
em đâu nhé. Đừng có đẩy người ta đến chân tường em ạ, để cho người ta
một lối thoát danh dự, khi đó chẳng những em được an toàn mà uy tín Đảng
không mất. Là đảng viên em có muốn Đảng ta vì một việc nhỏ mà mất uy
tín không?
Chắc là người ta “khuyên nhủ chân tình” như vậy nên anh Đức, một đảng viên trong sáng hồn nhiên mới gật đầu đồng ý. Anh kể :”
lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố, viện kiểm sát và với
cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả
những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng. Bản thân
tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là vì tôi muốn bảo vệ
Đảng tại vì tôi không muốn đi quá sự việc”.
Nghe anh kể mà thương. Không biết sau vụ ” toạc móng heo” với RFA thì tình hình thế nào. Anh nói: Ngày
mai tôi sẽ lên gặp bí thư đảng ủy để xem thái độ của đồng chí đấy với
giám đốc như thế nào. Nếu ủng hộ tôi thì còn khác, còn nếu phủi tay cũng
giống như công an thành phố Hà Nội thì có lẽ là tất cả hệ thống chính
trị nó đẩy tôi ra khỏi đảng. Mình lại hình dung thế này: cái ông bí
thư đảng ủy mới tròn xoe mắt, nói a thế à. Chết chết…bậy quá bậy quá.
Thế là không được. Cứ bình tĩnh đi, để anh hỏi xem vì sao họ làm thế. Em
cũng đừng làm gì, đừng nói gì nữa nhé. Cứ để việc đó cho anh, anh có
trách nhiệm với em việc này. Vài ngày sau , đợi Đức nguôi giận, bí thư
mới gọi lên, nói anh hỏi rồi em ạ. Cũng phải thông cảm cho người ta
thôi, cũng vì uy tín của Đảng mà người ta làm vậy. Đặt cương vị em thì
em giải quyết thế nào? Cái clip ấy mà bảo cắt dán có chó nó tin. Đành
phải nói vậy chứ chẳng biết nói sao. Thôi em chịu hy sinh cho Đảng đi.
Cũng chẳng mình em hy sinh đâu, ông Nhanh cũng hy sinh, ông Minh cũng hy
sinh. Chúng nó chửi họ như chửi chó, họ phải cắn răng chịu đựng chứ có
sung sướng gì đâu. Chỉ cần Đảng hiểu mình là được em ạ. Hy sinh cho ai
chứ hy sinh cho Đảng không bao giờ thiệt đâu. Hôm qua anh lên nói
chuyện, mấy anh ở thành ủy quan tâm đến em lắm. Họ nhắc đi nhắc lại anh
phải quan tâm giúp đỡ em. Tương lai em sáng lắm, đừng vì tiểu tiết mà
làm hỏng đại sự em nha.
Với một tâm
hồn trong sáng như Đức, chắc là anh khó cưỡng lại được, nhất là khi
người ta “hở” cho anh biết, nếu cưỡng lại anh sẽ gặp họa, có thể là đại
họa. Nếu Đức “không còn sợ nữa” như anh nói, nhất định cưỡng lại, đòi
làm cho ra nhẽ, khăng khăng bảo họ “chơi” đồng chí của họ, dám lật kèo đồng chí của họ,
thì lập tức người ta sẽ đập bàn, nói ai đồng chí với anh? Đức nói tôi là
Đảng viên, tôi không đồng chí với anh thì là cái gì. Người ta sẽ cười
khẩy, nói thời này còn đồng chí với đồng cheo, ngu lắm, ngu lâu lắm con
ạ.
Chẳng biết câu chuyện của Đức có
xảy ra như mình hình dung không, nhưng mình tin như vậy, bởi vì đó là
“sự tráo trở của phương pháp” mà Alejo Carpentier viết hẳn một cuốn
sách nói về sự khốn cùng của người dân Mỹ la tinh dưới chế độ độc tài.
Và chính đó là giá của sự ngây thơ, hơn một thế kỉ người dân Mỹ la tinh
phải trả bằng máu và nước mắt.
No comments:
Post a Comment