Thursday, August 25, 2011

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CHỐNG LẠI TOÀN DÂN CÁCH NÀY HAY CÁCH KHÁC ĐỀU SỤP ĐỔ

LÝ ĐẠÌ NGUYÊN - Cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa tự phát của dân chúng Tunisa, từ ngày 04/01/2011, chống lại chế độ độc tài gia đình trị của tổng thống Ben Ali, cầm quyền liên tục 23 năm, với năm cuộc bầu cử ‘ảo thuật’, mà cuộc bầu cử cuối cùng chỉ nhận được có 90% phiếu bầu. Đó là số phiếu ít nhất trong 5 cuộc bầu cử.
Nhưng ngày 14/01/2011, trước sức mạnh toàn dân và sức ép của quốc tế, tổng thống Ben Ali đã phải bỏ nước ra đi. Đây là một cuộc thay đổi tương đối nhẹ nhàng nhất ở vùng Bắc Phi và Trung Đông, để được mệnh danh là ‘cuộc cách mạng hoa lài’. Ngày 25/01/2011, dân chúng Aicấp xuống đường đòi tự do dân chủ nhân phẩm cho toàn dân, chống chế độ độc tài tham nhũng tàn bạo của tổng thống Hosni Mubarak, chuyên dùng ‘cảnh sát trị’ theo luật khẩn cấp kéo dài 30 năm. Sau 18 ngày đấu tranh quyết liệt có đến 850 người dân bị thiệt mạng, rồi với sự can thiệp của Mỹ, hôm 11/02/2011, tổng thống Mubarak đành phải trao quyền cho quân đội Aicập để thành lập chính phủ chuyển tiếp. Cuối cùng Mubbarak với tâm thân tàn tạ, đã phải ra trước tòa án Aicập để nghe phán xử về tội trạng giết hại dân của mình.

Ngày 23/08/2011, phe nổi dậy Libya đã chiếm được khu dinh thự kiên cố của nhà độc tài ngoan cố dị hợm Muammar Gadhafi, ở trung tâm thủ đô Tripoli, sau một ngày giao tranh ác liệt. Nhưng ông Gaddafi và gia đình đã biến dạng, không biết trốn ở đâu. Tuy nhiên, nơi biểu tượng cho quyền lực độc tôn trong 42 năm của Gadhafi, nay không còn nằm trong tay ông ta nữa. Chế độ độc tài lập dị tàn bạo hại dân đã sụp đổ hoàn toàn tại Libya. Thế là trên sáu tháng, kể từ khi Gadhafi, dùng máy bay và lính đánh thuê, tàn sát người dân xuống đường biểu tình ôn hòa đòi Gadhafi phải từ bỏ quyền hành, khiến đến 233 người bị chết, đã dẫn tới việc dân quân đứng lên chiếm các thành phố ở khắp nước, tạo ra cuộc chiến tranh giữa toàn dân Libya, được Liên Minh Âu Châu và Hoakỳ tiếp tay, theo quyết nghị 1973 của Hội Đồng Bảo An LHQ, ngày 17/08/2011, cho phép sử dụng vũ lực quân sự, tấn công quân đội của gia đình Gadhafi và bọn lính đánh thuê.

Trên đây là 3 thế cách của các cuộc lật đổ các chế độ độc tài bạo trị ở vùng Bắc Phi và Trung Đông trong thế giới Hồi Giáo. Thực tế, đều đã được phối hợp nhịp nhàng giữa ‘lòng dân và thế nước’. Nó đã vượt ra khỏi ảnh hưởng nhiêu khê của tôn giáo, mà đi thẳng vào nhu cầu ‘tự do, dân chủ, công lý’ của người dân. Tuy có sự đóng góp bí ẩn của Hoakỳ ở Tunisia và tích cực tại Aicập. Cũng như của Âuchâu và Hoakỳ ở Libya, nhưng lại không có sự xuất hiện trực tiếp của quân đội Âu-Mỹ ở đó, để cho các lực lượng Hồigiáo cực đoan kêu gọi ‘thánh chiến chống ngoại xâm’. Khiến cho dân chúng tự thấy chính mình đã chủ động đóng góp trong đại cuộc thay đổi, đồng thời cũng tự thấy có thực quyền và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chế độ tự do dân chủ do mình tạo ra, và được cả thế giới hậu thuẫn. Rồì đây chắc chắn sẽ đến lượt chế độ tàn bạo khát máu Bashar al-Assad ở Syria, chế độ tôn giáo toàn thống tại Iran, các chế độ cộng sản độc tài toàn trị còn sót lại ở Viêtnam và Trunghoa…cũng bằng cách này hay cách khác sẽ phải sụp đổ, bởi nhu cầu Tự Do Công Lý, Dân Chủ Nhân Quyền của toàn dân, và xu hướng Dân Chủ Hóa Toàn Cầu của Thời Đại Nhân Chủ Nhân Văn, với sự tiếp tay của các nước dân chủ mà thôi.

Ở Việtnam, nhờ có các cuộc xuống đường biểu tình của những người dân yêu nước ‘chống Tầucộng xâm lược’, Việtcộng đã gượng đứng dậy, tựa lưng với Mỹ và thế giới, làm giảm bớt sự ăn hiếp và xưng hùng xưng bá ở Biển Đông của đồng chí đàn anh Trungcộng. Khiến cho Bắckinh phải trở mặt dàn quân tập trận khổng lồ trên bộ, giáp biên giới Việt, Hoa, nhằm đe dọa dậy cho Việtcộng ‘bài học thứ 2’. Lập tức Hoakỳ cử Tư Lệnh Hạm Đội 7, phó đô đốc Scott Van Buskirk tới Hànội, và điều động hải lực Mỹ áp sát Việtnam, nhằm bảo với Tầucộng rằng, ‘đừng có chơi dại’. Ngày 18/08/11, phó tổng thống Mỹ, Joe Biden đã chính thức viếng thăm Trunghoa để gặp gỡ người tương nhiệm là phó chủ tịch Tập Cận Bình, cũng là người kế vị Hồ Cẩm Đào chủ tịch Trungcộng tương lai. Tại cuộc đón tiếp Tập Cận Bình nói rằng: “Trungquốc và Hoakỳ có chung các quyền lợi và trách nhiệm”. “Sự trông đợi chung của nhân dân khắp thế giới rằng, hai nước phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn”. Joe Biden hứa: “sẽ duy trì cam kết với quan hệ hợp tác đó”. Ông nói tiếp: “Hoakỳ dự tính và sẽ tiếp tục giao tiếp toàn bộ với thế giới và tham gia vào những sự kiện diễn ra trên thế giới”. Trong các cuộc gặp với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo thủ tướng Trungcộng thì Hoakỳ và Trungquốc tập trung vào việc mở rộng quan hệ kinh tế. Các nhà cầm quyền Trungcộng bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế của Hoakỳ. Phó tổng thống Biden cũng: “hoan nghênh nền kinh tế tăng trưởng của Trungquốc và lưu ý rằng, cả hai nước Mỹ – Trung đều đối mặt trước nhiều mối đe dọa toàn cầu chung, cũng như có nhiều mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược tương tự nhau”. Có nghĩa là trong quan hệ Mỹ-Tầu đã tạm tin nhau, để hợp tác các vấn đề quốc tế, trong đó hẳn phải kể cả vấn đề Biển Đông và Việtnam.

Có lẽ đánh hơi được về những thỏa thuận giữ Mỹ với Tầu về số phận Việtnam, nên Việtcộng đã quay lại táp nhẹ vào chân những người ‘biểu tình yêu nước’ ở Hànội, lần thứ 11 ngày chủ nhật 21/08/11. Bằng một văn bản cấm biểu tình của thành phố, mà không có người dám ký, với một mật lệnh là phải nương nhẹ không được dùng bạo lực đánh đập, hoặc khiêng kéo người biểu tình. Thế nhưng lại ra sức ngăn cản những nhà trí thức tên tuổi bằng mọi thủ đoạn không cho đến tham gia biểu tình. Bắt 47 người đẩy lên xe bus, rồi thả liền. Giữ 8 người, cuối ngày thứ hai thả 5 người là Nguyễn Tiến Nam, Trịnh Hữu Long, Ngô Duy Quyền, Lưu Trọng Đức và Nguyễn Quang Thạch. 3 người là Bùi thị Minh Hằng. Đặng Bích Phượng và Nguyễn Văn Dũng còn bị giam. Những người yêu nước vẫn giữ ý định là hàng tuần tiếp tục xuống đường biểu tình. Theo nguyên lý của ‘đấu tranh bất bạo động’ là, mình tuyệt đối không bạo động với đối phương, chỉ buộc đối phương phải gia nhập chân lý. Nay Việtcộng đã tránh dùng bạo lực với người biểu tình, mà chỉ đưa lên xe, tránh lôi, kéo, khiêng, ném. Vậy người biểu tình nên nắm tay nhau ‘ngồi xuống’ có thể là ‘nằm xuống’ khi đối phương đòi giải tán, buộc đối phương phải vi phạm luật chơi ‘bất bạo động’ trước ống kinh quốc tế. Nếu tuổi trẻ Saigon, ngồi tại vườn hoa trước dinh ‘Thống Nhất’. mà con số đông lên tới hàng chục, hàng trăm ngàn người thì đó sẽ là vấn để lớn rồi.

Trước khi sang Hànội nhận chức, Đại Sứ Hoakỳ tại Việtnam, ông David Shear, ngày 16/08/11 đã tuyên bố: “Hoakỳ muốn đưa mối bang giao với Việtnam lên một tầm mức cao hơn, để 2 nước có thể trở thành đối tác chiến lược ở vùng Biển Đông, nhưng muốn được vậy, Việtnam cần phải cải thiện thành tích về nhân quyền”. Ngày 23/08/11 sứ quán Mỹ tại Hànội bày tỏ quan ngại về việc nhà cầm quyền Việtcộng bắt một loạt những người biểu tình bày tỏ chính kiến ôn hoà của mình. Phải chăng, đây là món quà ‘nhân quyền’, mà Việtcộng ra mắt ông đại sứ Mỹ, David Shear đó sao?. Nếu quả thật vậy, bọn Trọng, Sang, Dũng đã quá ngu xuẩn khi làm như thế với người đại diện cho siêu cường Mỹ, đang ra sức đưa tay nắm lấy Việtnam, mà chỉ cần Việtcộng cải thiện nhân quyền, thì quá là chơi dại. Sẽ phải trả giá như các chế độ độc tài Tunisia, Caicập và Libya cho mà xem.

LÝ ĐẠÌ NGUYÊN – Little Saigon ngày 23/08/2011.

baotoquoc.com

No comments:

Post a Comment