Lê Nguyên Hồng - Chúng
ta hoàn toàn có thể hiểu cho những bức xúc của một phụ nữ chân yếu tay
mềm. Tiếng chửi của chị là một hành động tự vệ trước sự đàn áp bắt bớ
của công an. Chị Hằng hoàn toàn không cần đến một sự cảm thông nào, vì
chửi không vi phạm pháp luật, không liên quan đến đạo đức hay liêm sỉ...
Biểu
tình - Một sinh hoạt văn hóa rất đỗi bình thường ở các nước có dân chủ -
Thì nó lại trở nên rất đặc biệt ở Việt Nam. Chỉ khi nào các cuộc biểu
tình, hay mít tinh phục vụ công tác tuyên truyền của chế độ, và do các
cơ quan, đoàn thể của nhà nước khởi xướng thì nó mới được phép, còn
người dân muốn tự tổ chức thì không!
Những
cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn, nhằm ngày chủ nhật liên tiếp
nổ ra tại Hà Nội và Sài Gòn đã cho thấy: Người dân không chấp nhận cứ
mãi cam chịu nữa, họ cần được công khai bày tỏ chính kiến, bày tỏ lòng
yêu nước của mình. Nhưng trải qua 8 cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần
đây, có một vấn đề có lẽ cũng nên bàn, đó là vấn đề “văn hóa biểu tình”.
Trước
hết cần biểu dương các cuộc biểu tình của đồng bào, tuy chưa có một sự
tổ chức chặt chẽ, nhưng có thể khẳng định là các cuộc biểu tình đã diễn
ra trong ôn hòa, có trật tự và có văn hóa. Tuy nhiên, tại cuộc biểu tình
ngày 17/7/2011 đã có một sự việc nhỏ xảy ra, đó là chị Bùi Thị Minh
Hằng – Một người biểu tình nổi bật – Đã có hành động hô khẩu hiệu, như
là chửi một số viên công an mặc thường phục trên chuyến xe Bus dẫn giải
người biểu tình về đồn công an.
Đã
có khá nhiều lời bàn luận về hành động của chị Bùi Thị Minh Hằng, nhưng
chủ yếu là bênh vực. Đặc biệt có một blogger giấu mặt có nick name là
Kami (Nguyễn Đăng Cao Đại) đã lên tiếng phân tích và chỉ trích hành động
của chị Hằng là “vô liêm sỉ”. Đây là một chỉ trích nặng về cảm tính,
thể hiện sự thiếu văn hóa và thiếu nhận thức!
Chẳng
cần phải truy khảo sách Tàu về ngữ nghĩa của hai từ “liêm sỉ”, một
người Việt có kiến thức trung bình cũng có thể biết được liêm sỉ chính
là lòng tự trọng (theo nghĩa rộng) của con người. Vậy chửi có liên quan
đến liêm sỉ hay không? Thật sự là không! Chửi chính là một hành động
biểu hiện văn hóa và tâm lý, tất nhiên trong góc độ đạo đức kiểu Phong
kiến thì người ta có thể có cách nhìn khác...
Về
mặt tâm lý, có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới lại không biết
chửi. Trong “văn hóa chửi” lại có hai dạng chửi, đó là chửi thề (một
việc làm giống như vô thức), và dùng tiếng chửi làm vũ khí tự vệ hoặc
tấn công (trường hợp này phần lớn là thể hiện sự bất lực của kẻ yếu).
Phụ nữ chân yếu tay mềm ít khi đánh được ai, nên họ thường buộc phải
dùng tiếng chửi để trả đũa và tấn công kẻ đối địch, như là một vũ khí cá
nhân. Nhưng đảm bảo rằng: Ngoại trừ những nước có luật khi quân, hành
động chửi bới (kể cả chửi vua chúa, tổng thống) hoàn toàn được coi là
việc làm hợp pháp và ôn hòa. Mặc dù có vẻ như tiêu cực, thì nó vẫn thể
hiện văn hóa mang tính khu vực.
Trong
khi chửi nhau, người ta thường lôi ra những từ ngữ được cho là tục tĩu
để chửi. Những từ ngữ tục tĩu là tất cả những gì được coi là dơ bẩn, xấu
xa: Con vật xấu, chất thải của cơ thể người, bộ phận sinh dục vv… Trên
thực tế, đối với sự từ bi và lòng yêu thương thì không có loài động vật
nào là xấu, tỉ như Chó, Mèo, Rắn, Rết vẫn được những con người trong thế
giới văn minh yêu mến.
Không
có bộ phận nào trên cơ thể người là xấu, tỉ như bộ phận sinh dục ngoài
của con người, nó vừa là một phần của cơ quan sinh sản bảo tồn nòi
giống, vừa là một bộ phận đào thải chất cặn bã của cơ thể. Nó hoàn toàn
sạch sẽ khi chúng ta thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân. Đối với chất
thải của cơ thể, nó vốn được sử dụng theo cách truyền thống là chăm bón
cây trồng (có ích), và về sự độc hại thì nó chẳng là gì so với các loại
hóa chất nhân tạo hay phóng xạ nguyên tử…
Việt
Nam vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Nho Giáo đến từ Trung Quốc,
một thứ văn hóa lạc hậu, ràng bó sự tự do của con người trong những đức
hạnh kiểu như “Tam tòng” và “Tứ đức”. Người ta đặt thành kiến nặng nề
cho chuyện chửi, nhưng bản thân hành động chửi vẫn tồn tại trong dân
gian ngàn đời nay như một thứ văn hóa di truyền. Chính vì những nếp nghĩ
thủ cựu lạc hậu đó mà một số người đã vô tình hay cố ý dựa vào hai chữ
“liêm sỉ”, vốn không liên quan gì đến văn hóa chửi, để tấn công chị Bùi
Thị Minh Hằng.
Như
vậy trong văn hóa biểu tình, người ta có thể dùng rất nhiều các khẩu
hiệu và biểu ngữ, kể cả chửi bới khi cần, nhưng không nên quá xô bồ,
hoặc khó hiểu ví dụ: “Hoàng Sa- Trường Sa – Vì sao? Dậy đi”, mà có lần
đoàn biểu tình tại Hà Nội đã sử dụng. Và người biểu tình có quyền dùng
mọi lời nói và cử chỉ mạnh mẽ để thể hiện cảm xúc. Chỉ không nên dùng
các khẩu hiệu có tính chất kích động bạo lực, hoặc đặc biệt cấm việc
dùng gạch đá, gậy gộc và vũ khí nóng để giải tỏa sự bức xúc. Nếu một
đoàn biểu tình làm việc đó thì họ đã rơi vào chiếc bẫy đàn áp bắn giết
thẳng tay mà nhà cầm quyền Độc tài luôn giăng sẵn...
Trở
lại với cuộc biểu tình trên xe Bus của chị Bùi Thị Minh Hằng và những
bà con khác tại Hà Nội ngày 17/7/2011. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu
cho những bức xúc của một phụ nữ chân yếu tay mềm. Tiếng chửi của chị là
một hành động tự vệ trước sự đàn áp bắt bớ của công an. Chị Hằng hoàn
toàn không cần đến một sự cảm thông nào, vì chửi không vi phạm pháp
luật, không liên quan đến đạo đức hay liêm sỉ.
No comments:
Post a Comment