LTS (GDVN): Khi
trả lời báo chí nước nhà, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung, người
đã được mời tham dự trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng
(Hong Kong, Trung Quốc) về sự kiện biển Đông, TS Vũ Cao Phan đã chia sẻ
về việc một số học giả Trung Quốc còn băn khoăn về việc nước này ngang
ngược tuyên bố chủ quyền trong đường lưỡi bò.
TS
Phan nói: “Gần đây tôi đọc được thông tin về một học giả Trung Quốc,
thiếu tướng Kiều Lương, nêu một ý kiến thế này: "Cách suy nghĩ về biển
Đông của người Trung Quốc chúng ta chưa rõ ràng. Chúng ta chưa xem các
quan điểm, tuyên bố chủ quyền của chúng ta thế này có phù hợp với luật
pháp quốc tế nói chung, hay công ước về biển nói riêng chưa. Ngay cả
khái niệm cùng khai thác mà ta nêu ra, ta nhấn mạnh thì ta đã có ý tưởng
thực tế, thiết kế như thế nào, đã bàn bạc với các nước chưa, hay mới
chỉ là khẩu hiệu suông".
+ Một mặt, vẫn thừa nhận đường lưỡi bò không rõ ràng và không phù hợp với luật pháp quốc tế, với công ước biển nhưng một mặt vẫn tìm mọi cách để biến biển Đông thành ao nhà.
+ Sợ mất điểm trên vũ đài quốc tế, sợ “mất đạo nghĩa” nhưng vẫn nhắm mắt nói rằng: “Biển Đông của chúng ta”.
Tướng Trung Quốc Kiều Lương
PV:
Hiện tại trong nước có nhiều người phân tích từ nhiều khía cạnh, cho
rằng có rất nhiều nhân tố quyết định việc Trung Quốc không nên dùng vũ
lực giải quyết vấn đề biển Đông. Theo ông vấn đề biển Đông mãi không
được giải quyết, nguyên nhân do đâu?
Kiều
Lương: Thực ra, bất luận có bao nhiêu nhân tố đều không phải là vấn đề
căn bản. Hiện tại, vấn đề căn bản là cách nghĩ của chúng ta về vấn đề
Biển Đông không rõ. Thế giới đang có những thay đổi, một số thay đổi xảy
ra khi nội lực của anh còn yếu.
PV: Như thế cũng có nghĩa là, đầu tiên phải làm rõ căn cứ lịch sử, sau đó mới phân tích diễn biến của nó?
Kiều Lương: …Thắng thua được mất không chỉ là quy tắc của sới bạc, mà còn là luật chơi của trò chơi quốc tế. Các cơ quan hữu quan nên làm rõ điều này. Hiện tại một số cơ quan chỉ là lên tiếng hoặc kháng nghị, điều này không có ý nghĩa lớn. Điều quan trọng thực sự là làm việc này đến nơi đến chốn.
PV: Đối với vấn đề biển Đông, nhà nước chúng ta có chính sách nhất quán “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác”, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Kiều Lương: Chúng ta có thể thấy rằng, “gác lại tranh chấp cùng nhau khai thác” thực ra không có tiến triển nào trên thực tế. Chúng ta là quốc gia mạnh nhất trong khu vực này, điều đó không phải bản cãi, nhưng mạnh nhất chưa chắc đồng thời đã là nước có sức mạnh “đạo nghĩa”.
Chỉ tranh cãi suông mấy câu với người ta không được. Anh phải có một số ý tưởng thực tế, quy hoạch thực tế, sau đó đi thương lượng với người ta. Như vậy cũng không phải bảo chúng ta đánh là xong. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia bị hố là hố lúc đánh nhau, dù có là nước mạnh đi nữa. Huống hồ hiện tại chúng ta mới đang phát triển.
PV: Cùng nhau khai thác, điều này có nên bắt đầu từ những nguyên tắc như vậy ko?
Kiều Lương: Ví dụ, cùng chung khai thác, chúng ta coi biển Đông như 1 công ty TNHH, đề xuất một phương án cổ phần, thương lượng và hoạch định phân khúc một cách hợp lý.
Đương nhiên, cùng nhau khai thác không phải là động đến ai cũng khai thác với họ. Ở mỗi một khu vực chúng ta đều thực hiện chế độ cổ phần, chỗ gần chúng ta chúng ta cổ phần, chỗ gần bạn chúng ta cũng cổ phần, các nước xung quanh đều thành cổ đông, lợi ích toàn bộ được gắn chặt với nhau.
PV: Điều đó cũng có nghĩa là lợi ích gắn chặt mới có thể gác lại tranh chấp?
Kiều Lương: Ngay từ trước thập niên 70 thế kỷ trước, biển Đông sóng yên bể lặng. Tài nguyên dưới đáy Biển Đông được phát hiện cuối những năm 60, những năm 70 mới được để ý, tuy nhiên lúc đó các quốc gia trong vùng đều chưa có nhu cầu năng lượng lớn, hai là không có năng lực khai thác nên chẳng chú ý đến nó.
Nhưng hiện nay các nước đều coi năng lượng là nhân tố thiết yếu cho quá trình trỗi dậy, nhìn thấy dầu khí ở biển Đông mắt sáng lên, dù là của mình hay không phải của mình cũng muốn tham dự.
Về cơ bản, nguyên nhân chủ yếu của xung đột Trung – Việt không phải do ý thức hệ mà là lợi ích kinh tế. Hiện tại, Việt Nam mỗi năm đều thu lợi rất nhiều đô la từ biển Đông, đồng thời trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ, mà dầu mỏ ấy lại lấy từ biển Đông.
PV: Có tin tức cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quôc Varyag năm nay sẽ hạ thủy, sau khi chúng ta có tàu sân bay điều này có ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông?
Kiều Lương: Căn bản không thể mang nó đến đây để sử dụng. Nếu như xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, căn bản không cần dùng tới hàng không mẫu hạm. Hơn nữa chúng ta cũng không mong muốn xảy ra xung đột quân sự trên Biển Đông.
PV: Tại sao?
Kiều Lương: vì các nước quanh vùng tuy hầu hết đều có mưu đồ đối với Biển Đông của chúng ta, nhưng các nước này không có nước nào lớn, cơ bản đều là nước nhỏ và vừa.
Trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc ngày nay, người phương Tây ngày càng bất lịch sự và không có tâm, vậy thì, hành động bảo vệ chủ quyền của anh là chính đáng, phương Tây cũng cho rằng anh ỷ lớn ức hiếp nhỏ.
Dư luận phương Tây luôn đáng sợ, sự tổn hại của dư luận do phương Tây tạo ra lớn hơn rất nhiều so với
những cái chúng ta được ở Biển Đông. Tại sao vậy? Vì nó làm cho anh không có cách nào để đứng trên đỉnh cao đạo nghĩa và làm các việc phù hợp với quyền và lợi ích, những việc nên làm.
Do đó Trung Quốc không thể mắc mưu này. Hãy nhìn người Mỹ xem, nghe nói sức mạnh của họ càng lớn bao nhiêu nhưng họ lại càng không lên gân ở đây bấy nhiêu. Người Mỹ luôn tỏ ra khôn ngoan đối với vấn đề Biển Đông…
PV: Nếu dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông sẽ thế nào?
Kiều Lương: Nếu như đơn thuần là hành vi quân sự, tôi không dám đoán định, dù bên nào cũng sẽ không tham gia, ngay cả Mỹ, không vì muốn giúp đỡ một nước nào đó mà đánh nhau với Trung Quốc, tuyệt đối không thể.
Tuy nhiên, anh có thể dành được thắng lợi nhỏ về mặt quân sự, khả năng về mặt chính trị và trên vũ đài quốc tế anh lại mất điểm, đó mới là mối lo lớn nhất của chúng ta.
PV: Quân đội Việt Nam rêu rao phải dùng vũ lực, nước chúng ta lại chỉ lên tiếng kháng nghị. Dư luận trong nước đang ngày càng nóng, có rất nhiều bạn trẻ bày tỏ trên internet là chúng ta cần cứng rắn, ông đánh giá thế nào về điều này?
Kiều Lương: Sự bức xúc của người dân là điều có thể hiểu được. Trung Quốc có 1,3 tỉ dân, tổng GDP đứng thứ 2 thế giới, sức mạnh quân sự đang ngày càng tăng. Người dân thấy lợi ích quốc gia bị xâm phạm mà tỏ ra căm phẫn là điều hết sức bình thường. Khi lợi ích quốc gia bị xâm hại, tinh thần dân tộc cũng tương tự như vậy.
PV: Ông đánh giá như thế nào về thái độ và hành vi của nước ta đối với vấn đề Biển Đông hiện nay?
Cá nhân tôi cho là mềm, tính phức tạp của vấn đề Biển Đông khiến chúng ta không thể cứng rắn. Nhưng không cứng rắn không có nghĩa là khoanh tay ngồi nhìn lợi ích bị mất, không cứng rắn cũng có thể nghĩ giải pháp.
Ngoài ra, chính phủ chúng ta cũng cần có trách nhiệm giải thích và thông báo với người dân, hạn chế tối đa việc hiểu nhầm, làm rõ về nhận thức.
Hồng Thủy
Nguồn: Giáo Dục Việt Nam
Nguồn: Giáo Dục Việt Nam
No comments:
Post a Comment