Sergei Balmasov - Việt Nam không đơn độc trong điều kiện cuộc tranh cãi lãnh thổ với Trung Quốc đang trở nên quyết liệt.
Trong thời gian sắp đến các tàu chiến của Ấn Độ sẽ đến biển Nam-Trung
Quốc. Đó là nói đến các khu trục hạm URO (phòng thủ tên lửa có điều
khiển).Nhưng đó chưa phải là tất cả: vào cuối tháng sáu từ Deli có thông
tin rằng Hải quân Ấn Độ dự định đóng quân tại biển Nam-Trung Quốc
nghiêm túc và lâu dài.
Phía
Ấn Độ dự kiến xác lập sự hiện diện quân sự thường xuyên của mình tại
đó.Theo nguồn tin chính thức của chính phủ Ấn Độ, với việc thực hiện
nhiệm vụ này hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò rõ rệt hơn tại khu vực
Đông-Nam Á, nơi có các hải lộ chiến lược đi qua”..Bằng cách đó Ấn Độ
như một trong những đối thủ chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực, muốn
ngăn cản các kế hoạch của đất nước Thiên tử mở rộng phạm vi ảnh hưởng
của mình vươn xa hơn nữa.
Không
có gì bí mật rằng phía Trung Quốc muốn xác lập quyền kiểm soát toàn bộ
đối với các đảo ở biển Nam-Trung Quốc.Tại thời điểm này Trung Quốc đang
kiểm soát các đảo Parasel (Hoàng Sa) chiếm của Nam Việt Nam (Việt Nam
Cộng hòa) vào năm 1974, và cũng như một phần nhỏ của quần đảo Spratly
(Trường Sa). Mức độ căng thẳng của cuộc tranh cãi được giải thích không
chỉ bởi tầm quan trọng của các hải lộ từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ
Dương, mà còn bởi sự giàu có các tài nguyên sinh học của biển Nam-Trung
Quốc và, điều cơ bản nhất, các nguồn dự trữ khí đốt tại đáy biển.
Nói
riêng, phía Việt Nam cho phép các tàu chiến của Ấn Độ được ra vào các
căn cứ hải quân Nha Trang và Hạ Long. Thêm vào đó Ấn Độ đề nghị giúp đỡ
Việt Nam tăng sức mạnh hải quân của mình nhờ việc xây dựng các tàu
chiến và đào tạo thủy thủ Việt Nam.Vấn đề ở chỗ rằng tự mình Hà Nội
không thể chống đối được áp lực của Trung Quốc trên biển.. Các sự kiện
năm 1988 khi những người Trung Quốc đã chiếm được một phần quần đảo
Spratly và giành chiến thắng trong cuộc giao chiến với hải quân Việt Nam
đã cho thấy điều đó một cách trực quan.Từ thời gian đó sự đoạn tuyệt
giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam tăng lên nhiều lần không
có lợi cho Việt Nam. Một vài năm trước ban lãnh đạo Việt Nam đã có những
biện pháp để giảm bớt sự gián đoạn này.
Nói
riêng, họ đã mua của Nga sáu tàu ngầm dizel. Tuy vây, sự hiện diện của
chúng không thể ngăn được những người Trung Quốc hiện có lực lượng hải
quân mạnh hơn.Và nửa năm gần đây họ luôn tích cực biểu dương các cơ bắp
của mình không chỉ đối với người Việt Nam mà còn cả đối với những người
Philippines là những người cũng đòi nhận một phần của quần đảo Spratly
chủ quyền của mình. Sự căng thẳng của cuộc tranh cãi lãnh thổ đã đạt
đến độ cao mà cách đây không lâu Manila đã kêu gọi sự can thiệp của
Washington, và có ý định xây dựng mặt trận thống nhất với Việt Nam để
đối trọng với “sự đe dọa Trung Quốc”.
Tuy
vậy, hải quân Trung Quốc hiện hoàn toàn chiếm ưu thế đối với các lực
lượng hải quân của Việt Nam và Philippines cộng lại, và trong trường hợp
xảy ra xung đột vũ trang các cơ hội của Manila và Hà Nội trên biển rất
nhỏ.Trong thời gian gần đây xác suất của một kịch bản như thế tăng lên
rõ rệt. Vào cuối tháng năm, mức độ căng thẳng theo hướng Trung Quốc –
Việt Nam và Trung Quốc – Philippines tăng đột biến. Các bên đưa bổ sung
các lực lượng hải quân vào các khu vực có vấn đề. Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng hôm 14 tháng sáu liên quan đến điều này đã ra chỉ lệnh
về kêu gọi nhập ngũ trong trường hợp tình hình căng thẳng với Trung Quốc
tiếp tục leo thang.Thế nhưng, Trung Quốc, xuất phát từ việc bố trí lại
lực lượng, hoàn toàn không sợ điều đó thể hiện quyết tâm xác lập hoàn
toàn quyền kiểm soát đối với quần đảo Spratly.
Các
đánh giá cao của quốc tế đối với các hidro cacbon, một mặt, và sự thiếu
tiến bộ trong các cuộc đàm phán Nga-Trung về giá khí đốt, mặt khác, đã
bổ sung thêm những xung lượng cho điều này.Sự thât, việc xác lập quyền
kiểm soát hoàn toàn từ phiá Trung Quốc đối với các đảo Nam-Trung Quốc
tạo ra những vấn đề lớn đối với các nước Nam và Đông-Nam Á. Thậm chí tại
Indonesia, chưa nói đến cả Malaysia và Philippines, những mối lo ngại
liên quan đến việc Trung Quốc có thể sử dụng Spratly như bàn đạp để
chạy nước rút đến các nước của biển phía nam đang tăng lên.Còn liên
quan đến Ấn Độ như thế nào, thì sự bành trướng của Trung Quốc đang tăng
tại khu vực đã gây sự chống đối mãnh liệt từ phía Ấn Độ theo nguyên nhân
khác. Chính cách đây không lâu trước điều này kẻ thù của Ấn Độ Pakistan
đã quyết định cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân tại bờ biển
của mình. Trong trường hợp Trung Quốc tăng cường hơn nữa tại biển
Nam-Trung Quốc, Ấn Độ bị rơi vào tình thế rất bất lợi từ quan điểm chiến
lược.
Chẳng hạn, từ tháng mười hai 2007 các nhà hoạt động nhà nước Mỹ có ảnh hưởng, cho đến giám đốc CIA, thường xuyên công du đến chính cả Việt Nam. Trong hoàn cảnh các mối đe dọa đang tăng từ phiá Trung Quốc, các bên thể hiện ý định quên những nỗi nhục quá khứ. Điều này một lần nữa nhấn mạnh rằng trong tình dự kiến sự hiện diện quân sự của Ấn Độ trong thời gian sắp đến, các tàu chiến của Mỹ sẽ tiến đến bờ biển Việt Nam.
Các tàu chiến này không hạn chế đơn thuần là “những chuyến thăm xã giao” và tiến hành tập trận chung với hải quân Việt Nam. Dĩ nhiên, điều này gây cho Trung Quốc phản ứng bực bội khi mà Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ “không can thiệp vào các cuộc tranh cãi lãnh thổ tại biển Năm-Trung Quốc”. Tuy nhiên tiếng kêu này chắc gì có khả năng dọa được những người Mỹ, mà những người này đồng thời với sự tăng cường hoạt động của đất nước Thiên tử tại khu vực sẽ chỉ đẩy mạnh các biện pháp kiềm chế nó. Trong trường hợp ngược lại họ sẽ nhượng bộ những người Trung Quốc lãnh thổ quan trọng chiến lược về mặt địa chính trị.
Sergei Balmasov
Nguồn: Pravda.ru Kichbu post
Nguồn: Pravda.ru Kichbu post
vietthuc.org
No comments:
Post a Comment