Người Buôn Gió - Sau
khi thấy Việt Nam phản ứng mạnh mẽ về vụ tàu Bình Minh bị tàu Hải Giám
Trung Quốc cắt cáp thăm dò . Phía Trung Quốc đưa ra lời đòi hỏi. Người phát ngôn của Trung Quốc nói rằng
“Trung
Quốc và Việt Nam nhiều lần đã đạt được những đồng thuận quan trọng…
chúng tôi hy vọng phía Việt Nam có các nỗ lực nghiêm túc để thực hiện
những đồng thuận liên quan”.
Vậy
những ” đồng thuận” mà hai bên đã đạt được ở đây là gì. Nó có liên quan
gì đến sự kiện Trung Quốc trắng trợn xâm phạm lãnh thổ Việt Nam cũng
như tấn công tàu Việt Nam. Việt Nam đã xác nhận gì với Trung Quốc để đến
hôm nay Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực thực hiện những điều
đó.
Một điều hiển nhiên là gần đây
Trung Quốc gia tăng sự lấn lướt trên biển Đông, họ có vẻ nóng lòng muốn
thôn tính sớm biển Đông một cách vội vã, gấp gáp. Sự sốt ruột, nôn nóng
của họ tại thời điểm gần đây có nhiều lý do. Và một trong những lý do đó
có lẽ là nhân sự trong bộ máy chính quyền Việt Nam đã có những thay
đổi.
Từ
trước đến nay, xảy ra những vụ việc đụng chạm trên biển, phía Việt Nam
thường để cho người phát ngôn lên tiếng. Dư luận thường đặt dấu hỏi là
sao không có vị cấp cao nào nói về vấn đề này một cách dứt khoát. Đến
ngày hôm nay thì phía Việt Nam từ chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng
quốc phòng đều mạnh mẽ và dứt khoát khi nói đến biển đảo, chủ quyền… đặc
biệt những tuyên bố tuy có vẻ hiền hòa nhưng không che giấu sự kiên
quyết, đó là sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ lãnh hải. Ông Triết
đi thăm Cô Tô một địa điểm tuyến đầu biên giới trên biển, ông Dũng đi
Nha Trang nơi có cảng quân sự và nơi gần quần đảo Hoàng Sa, ông Thanh,
ông Vịnh đi hội nghị Shangri-La….
Những
hành động và lời nói của các vị đứng đầu nhà nước Việt Nam ngày hôm nay
khác hẳn với những ngày trước. Những ngày mà ông Nông Đức Mạnh là Tổng
Bí Thư.
Liệu
những đòi hỏi mà Trung Quốc nói về hai bên đồng thuận kia có từ thời
điểm nào? Chắc chắn sự đồng thuận ấy có trong thập kỷ mà ông Mạnh làm
Tổng bí thư. Thời kỳ mà hơi động một tí là mười sáu chữ vàng, bốn
tốt…rồi đủ loại như thế mang ra khỏa lấp những chuyện đất đai, chủ
quyền. Ai cũng biết ông Mạnh từng cam kết cho Trung Quốc khai thác Bô
Xít lúc ông mới lên làm TBT. Vậy dưới một thời ông Mạnh quan hệ khăng
khít như thế với TQ thì những cam kết mà TQ và VN đã đồng thuận kia có
bất lợi với VN như vụ Bô Xít không ? Nếu không bất lợi thì tại sao TQ
ráo riết đòi hỏi gấp như vậy.
Còn
sớm để nhận xét về ”đối tác chiến lược” mà Việt Nam đã ” hợp tác toàn
diện” là chủ trương mang lại lợi hại thế nào.Nhưng việc đánh giá và nhìn
lại chủ trương đó là việc cần làm gấp ngay bây giờ.
Nguồn: Blog Người Buôn Gió 1972
No comments:
Post a Comment