LÝ ĐẠI NGUYÊN - Trước hành động hung hãn của Tầucộng,
quyết dùng lực lượng hải thuyền của họ, lấn chiếm các vùng đặc quyền
kinh tế của các nước láng giềng, có thềm lục địa tại Biển Đông để xác
định chủ quyền ‘lưỡi bò’ chiếm 80% diện tích tại lãnh hải Đông Nam Á, đã
vô tình, hoặc có thể là cố ý kéo Hoakỳ, một siêu cường đại dương vào
đứng chung với các nước Đông Nam Á và Á châu.
Ngoài những lời tuyên bố của giới ngoại giao Mỹ, về “Vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á- Thái Bình Dương là thiết yếu cho lợi ích quốc gia lâu dài của Hoakỳ”.
Hạm đội của Mỹ luôn luôn hiện diện tại vùng Tây Thái Bình Dương và
trong Biển Đông. Tập trận chung với Philippines, kể cả với Việtnam là
nước vốn nằm trong vòng tay của Bắckinh. Tuy nhiên lúc nào Hoakỳ cũng
chủ trương tránh dùng vũ lực, mà chỉ dùng giải pháp đa phương để giải
quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng việc hiếu chiến của báo giới
Tầucộng luôn luôn đe dọa tiến đánh Việtnam, và việc động binh của
Tầucộng, Việtcộng, Philippines và cả của Hoakỳ nữa, đã làm cho dư luận
thế giới quan ngại về một cuộc chiến tranh mang tầm quốc tế có thể xẩy
ra.
Tuy nhiên trên thực tế, chính giới chức
quân sự Tầucộng đã thừa nhận về mặt quân sự Tầucộng còn thua kém Hoakỳ
quá xa. Hai nước vừa nối lại mối giao hảo. Hai nền kinh tế Mỹ, Tầu đang
phải cần có nhau, dù Tầu là chủ nợ của Mỹ, nhưng Tầu vẫn ở thế hạ phong,
vì thị trường của Mỹ là nguồn sống chính của nền kỹ nghệ gia dụng Tầu.
Chỉ cần một lệnh hành chánh, tạm ngưng nhập cảng hàng hóa Tầu vào Mỹ là
nước Tầu đại loạn. Lúc đó Mỹ không cần đánh, mà Tầu tự tan thành nhiều
mảnh. Chính vì vậy, mà việc động binh của các phiá chỉ là để biểu dương
lực lượng, đe dọa nhau, để quốc tế quan tâm, buộc nhau phải ngồi xuống
đối thoại. Từ xưa tới nay, Tầu chỉ muốn đối thoại song phương để dễ bắt
nạt các nước yếu, nhất là với đàn em Việtcộng. Tại sao bây giờ lại tạo
điều kiện cho Mỹ dính vô, để vấn đề trở thành đa phương? Thực ra, chẳng
phải đợi đến khi các chuyên gia thượng thặng về luật biển dự Hội Thảo về
Biển Đông tại Hoa Thịnh Đốn, ngày 20-21/06/2011, đồng thanh chỉ ra
rằng: “Nước Tầu không có cơ sở pháp lý để nhận chủ quyền 80% diện tích Biển Đông”.
Người Tầu dù tối dạ cách mấy cũng đã biết ra là, họ thường cả vú lấp
miệng em, nhận láo vùng biển lưỡi bò thuộc chủ quyền của họ. Vì Công Ước
Liên Hiệp Quốc 1982, không thừa nhận đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho
các đảo không có dân cư sinh sống, không có sông suối. Đặc quyền kinh tế
200 hải lý chỉ thuộc về các nước có thềm lục địa ở ven biển. Đây có lẽ
chính là lý do khiến Tầu buộc lòng phải mời ông bạn Mỹ vào Biển Đông để
làm trung gian giàn xếp cho việc khai thác dầu khí tại Biển Đông, với
các nước có chủ quyền thềm lực địa thực sự, qua hình thức liên doanh của
các công ty đa quốc gia, trong đó có phần hùn của Tầu, nhằn cung cấp
dầu khí cho Hoalục. Thay vì lệ thuộc vào nguồn dầu khí từ TrungĐông
BắcPhi đang nằm trong tay của Mỹ và EU.
Nhằm che dấu thế yếu kém của mình,
Bắckinh đã cho giới truyền thông, nhất là qua lời phát biểu của giới
quân sự hiếu chiến để đe dọa Việtnam, đại loại như, ngày 25/06/11, tướng
Bành Quang Khiêm, phó tổng thư ký ủy ban chính sách an ninh quốc gia,
hội Nghiên Cứu Khoa Học Chính Sách Trungquốc, đã ngạo mạn tuyên bố: “Trungquốc từng dậy Việtnam một bài học, và có thể cho Việtnam bài học lớn hơn nữa”.
Khiêm không quên đổ lổi cho Việtnam và Philippines gần đây ‘liên tục
khiêu khích’. Bành quang Khiêm còn dùng những ngôn từ khích động rằng: “Nếu Việtnam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việtnam sẽ ngã trên lưỡi dao”.
Đúng ngày hôm đó, thứ trưởng ngoại giao Việtcộng, Hồ Xuân Sơn, đặc phái
viên của lãnh đạo cấp cao Việtcộng gặp ủy viên quốc vụ viện Tầucộng,
Đới Bỉnh Quốc về quan hệ 2 nước và tình hình Biển Đông. Hai bên cùng
nhai lại 16 chữ vàng và 4 tốt. “Hai bên khẳng định, cần tích cực
thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hoà bình các
bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu
nghị, áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hoà bình và ổn
định tại Biển Đông, tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời
nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân
hai nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm kết ký kết “Thỏa thuận về
các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việtnam –
Trungquốc”; thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) và công việc tìếp theo, cố gắng sớm đạt tiến trển thực
chất”. Có nghĩa là Việtcộng đã chấp thuận thoả hiệp song phương với Tầucộng, để ký kết dâng thềm lục điạ của mình cho Tầu trước. Rồi sau đó cùng đứng chung một phía với Tầu để thảo luận đa phương với các nước trong vùng và Mỹ, theo tuyên bố DOC sau.
Cùng ngày 25/06/2011 trong cuộc họp giữa
Hoakỳ và Tầucộng tại Honolulu Hawaii, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, phụ trách
Đông Á – Thái Bình Dương, Kurt Campbell tuyên bố: “Chúng tôi muốn
căng thẳng giảm bớt”. “Chúng tôi rất quan tâm duy trì hòa bình và ổn
định. Và chúng tôi đang tìm kiếm đối thoại giữa các quốc gia chủ chốt”. Sau cuộc họp kín với Tầu, ông nói với báo chí rằng: “Phái
đoàn Mỷ đã nhấn mạnh, việc mở rộng phát triển quân sự của Trungquốc gây
quan ngại, nhưng hy vọng rằng đối thoại và một sự tăng cường minh bạch
sẽ giúp làm giảm các lo lắng này”. Ngày 27/06/2011 Thượng Nghị Viện
Hoakỳ đã nhất trí thông qua một nghị quyết S. Res 217 lên án việc sử
dụng vũ lực gần đây của các tàu Trungquốc trong các tranh chấp lãnh thổ
tại Biển Đông với Việtnam và Philippines. Kêu gọi thực hiện “tiến trình đa phương, ôn hòa để giải quyết các bất đồng”.
Nghị quyết này do 4 nghị sĩ trình lên Thượng Viện ngày 13/06/11, gồm NS
Jim Webb đảng Dân Chủ, NS James Inhofe đảng Cộng Hoà, NS Joseph
Lieberman đảng Dân Chủ, NS Daniel Inouye đảng Dân Chủ.
Xem ra Tầucộng đã hiểu không thể làm
ngược lại với chủ trương của Mỹ, nên đã nhanh tay tóm cổ tên đàn em
Việtcộng trở lại, bắt ký kết dâng thêm quyền hợp tác khai thác dầu khí
tại thềm lục điạ Việtnam, ăn hớt tay trên của Mỹ. Đây lại là một mối
nguy hiểm mới xuất hiện trong vấn đề bang giao Mỹ-Việt, cộng thêm với
mối nguy hiểm lâu nay đã có giữa Việtcộng với Tầucộng, qua việc Việtcộng
tạo điều kiện cho Tầucộng trúng thầu tới 90% các công trình trọn gói về
sản xuất năng lượng, khai thác nguyên liệu, và cho thuê rừng đầu nguồn.
Để cho Tầucộng đưa dân Tầu sang, tạo ra các Thái Ấp, các Phố Tầu trên
đất Việt, nhằm thống trị người Việt, giống như ngày xưa vua nhà Nguyên
tạo ra các Thái Ấp của Người Mông Cổ để cai trị toàn dân Trung Hoa. Vậy
việc toàn dân trong, ngoài nước hiện nay đang phát động cao trào “Chống
Tầucộng Xâm Lược”, đừng quên “Chống Việtcộng Bán Nước” thì mới cứu nổi
nước. Vì kẻ “Nội Thù” bao giờ cũng nguy hiểm hơn kẻ “Ngoại Xâm”.
LÝ ĐẠI NGUYÊN –
Little Saigon ngày 28/06/2011.
No comments:
Post a Comment