Hội thảo biển Đông ở Washington. Ảnh RFA
NguyenVanTuan Theo dõi diễn tiến hội thảo về “An ninh hàng hải ở biển đông” do CSIS
(Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế) tổ chức, tôi có phần thất
vọng với … phe ta.
Hôm qua, tôi bỏ ra cả giờ đồng hồ theo dõi hội thảo “Maritime
Security in the South China Sea” do CSIS tổ chức. Tôi đặc biệt theo dõi
bài nói chuyện của TNS John McCain. Trong bài nói chuyện, ông bắt đầu
một cách ý nhị bằng cách kể chuyện ông đi thăm Miến Điện, những xa lộ 18
lằn xe mà chẳng có xe nào đi (ngoại trừ xe của ông), rồi mới vào chủ đề
chính là sự bất ổn ở biển đông. Ông nói thằng Trung Quốc là thủ phạm
gây nên bất ổn, qua những hành động hiếu chiến và khủng bố gần đây. Ông
nói như tát vào mặt Trung Quốc rằng những yêu sách đường lưỡi bò là vô
lí, bất hợp pháp: “các tuyên bố mở rộng chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố
trên biển Đông; các lý do căn bản cung cấp cho các tuyên bố này, không
có cơ sở luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng quyết đoán mà
Trung Quốc đang thực hiện để thực thi các quyền tự nhận của họ, gồm cả
vùng biển trong phạm vi 200 hải lý ngoài khơi bờ biển của các nước
ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các sự cố riêng biệt liên quan
đến Việt Nam và Philippines.” Nghe cứ như là nhạc! Việt Nam chúng ta đã
nói điều này rất lâu, nhưng phải là lời nói từ McCain thì dễ gây chú ý
và nó cũng nặng kí hơn ASEAN nói.
Cũng như bất cứ hội nghị nào ở phương Tây, sau mỗi bài nói chuyện là
phần hỏi và trả lời. Tôi chú ý phần này vì đây là những trao đổi có khi
rất sống động và thật. Từng làm chair trong hội nghị, tôi biết những
buổi vấn đáp như thế này sống động như thế nào. Trong phần vấn đáp sau
bài của McCain, có chừng 10 câu hỏi. Nhưng phần lớn xuất từ Mĩ, Trung
Quốc và vài người trong khối ASEAN. Buồn cười nhất câu hỏi của cô Tàu
hỏi ông McCain là ông có những lời khuyên cho Mĩ, vậy ông có lời khuyên
nào cho Trung Quốc hay không! Còn một ý kiến của anh Tàu thì có lẽ không
có ý kiến chắc hay hơn. Ông McCain lịch sự trả lời từng câu. Cũng có
khi ông hội ý khoảng 2 giây với chủ tọa về câu hỏi của anh Tàu (có lẽ vì
tiếng Anh của anh Tàu quá kém nên ông McCain muốn hỏi chủ tọa xem ông
ta nói gì). Nói chung tôi nghĩ buổi chất vấn tương đối có chất lượng.
Điều làm tôi ngạc nhiên là không có ý kiến từ phái đoàn Việt Nam.
Hoàn toàn không. Đây là điều hơi lạ lùng, bởi vì trong bài nói chuyện,
ông McCain nhắc đến Việt Nam khá nhiều lần
và thậm chí còn có những câu chữ có thể nói là “đưa tay ra bắt tay Việt
Nam”. Những gì ông ấy nói hoàn toàn có lợi cho Việt Nam (và bất lợi cho
bọn Trung Quốc). Ấy thế mà những người đại diện Việt Nam không hề đặt
một câu hỏi, không hề có một bình luận, không hề nêu một ý kiến! May
thay, có một vị phụ nữ Việt (chắc là đang ở Mĩ) đứng lên phát biểu và
đặt câu hỏi. Chị ấy hoan hô McCain (khi ông nói rằng nhân quyền là một
yếu tố rất quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mĩ), và có một đề
nghị thú vị: đổi tên biển “South China Sea” thành “Southeast Asian Sea”.
Cử tọa cười và ông McCain nói “Good idea” (ý tưởng hay). Tôi cũng nghĩ ý
tưởng rất hay. Sau đó chị ấy đặt vài câu hỏi cũng thú vị. Chị này rõ
ràng là người quen với hội nghị quốc tế, tuy cách đặt câu hỏi có vẻ dài
dòng. Nói gì thì nói, may mắn là trong khi phái đoàn Việt Nam kín miệng
thì có một người Việt Nam mở miệng nói và nói cũng hay.
Sự khiêm tốn của phái đoàn Việt Nam rất khó giải thích. Bay cả 24 giờ
từ Hà Nội (?) sang Washington, tốn vài chục ngàn đôla (tức có thể cả tỉ
đồng), đất nước đang đứng trước sự đe dọa của kẻ thù, được người ta
bênh vực, mà không hề có một chữ để đáp lại. Tốn tiền nhiều mà không có
chữ nào (ngoại trừ bài nói chuyện mà tôi chưa đọc và chưa đuợc xem qua)
thì thật là phí quá. Ở nhóm của tôi, một qui tắc bất thành văn là khi
nghiên cứu sinh đi dự hội nghị quốc tế, họ phải có đóng góp dưới hình
thức bài báo và nêu ý kiến hay câu hỏi; không làm được điều này chúng
tôi cho là phí tiền và lần sau khó có cơ hội đi dự hội nghị. Đi dự hội
nghị không chỉ là “đem chuông đi đấm xứ người”, mà còn là nâng cao sự
hiện diện của hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế, chứ đâu phải chỉ đọc
báo cáo. Không thể khiêm tốn như thế được! Tại sao Philippines họ có ý
kiến mà Việt Nam chẳng có ý kiến nào?
Tôi tự hỏi tại sao những người đại diện VN trong hội nghị khiêm tốn như thế. Tôi nghĩ đến những lí do như:
(a) không có ý gì để hỏi;
(b) không hiểu được ý của McCain;
(c) thiếu thông tin, nên chẳng biết gì để nói;
(d) thẹn thùng, chưa quen với văn hóa hội nghị quốc tế;
(e) phải chờ xin ý kiến cấp trên, vì sợ nói ra ý gì không hợp với cấp trên;
(f) kém tiếng Anh nên thiếu tự tin trong khi phát biểu; và
(g) tất cả những lí do trên.
(b) không hiểu được ý của McCain;
(c) thiếu thông tin, nên chẳng biết gì để nói;
(d) thẹn thùng, chưa quen với văn hóa hội nghị quốc tế;
(e) phải chờ xin ý kiến cấp trên, vì sợ nói ra ý gì không hợp với cấp trên;
(f) kém tiếng Anh nên thiếu tự tin trong khi phát biểu; và
(g) tất cả những lí do trên.
Lí do (a) thì không thể đúng, bởi vì chắc chắn phía Việt Nam có nhiều
ý để bàn. Lí do (b) thì chưa biết ra sao, vì hiểu cũng đòi hỏi kĩ năng
ngôn ngữ. Lí do (c) thì có thể (chỉ “có thể” thôi), vì cán bộ chỉ tiếp
thu thông tin một chiều, nên khi đương đầu với rừng thông tin trong hội
nghị họ trở nên lúng túng. Lí do (d) thì sai, vì cán bộ ngoại giao chắc
chắn là quen với chuyện ăn nói hay đi dự hội nghị nhiều lần. Lí do (e)
rất có thể, do ai cũng sợ mất chức nên thà im lặng chứ nói ra mà không
đúng ý cấp trên thì … rất mệt về về nhà. :-). Lí do (f) cũng rất có thể,
vì nghe qua các vị ấy nói tiếng Anh rất khó hiểu. Ngay cả xem qua cái
video của người đứng đầu tòa đại sứ VN tại Washington trả lời phỏng vấn,
tôi thấy rất khó nghe và đơn điệu, không như cách trả lời rất engaged
và rất lively của bà Tôn Nữ Thị Ninh.
Thật ra, đây không phải là lần đầu các nhà ngoại giao Việt Nam “khiêm
tốn” trên trường quốc tế. Trước đây cũng có vài diễn đàn ở ASEAN mà
trong đó phía VN ít khi phát biểu gì. Ngay cả bên cạnh bà Hillary
Clinton “miệng lưỡi” hùng hồn, người đứng đầu ngoại giao Việt Nam cũng
rất … ít nói. Mới đây nhất, trong một hội nghị của các tổ chức xã hội
dân sự ASEAN ở Jakarta (Indonesia), phái đoàn Việt Nam cũng có hành động
khiếm nhã. Khi một diễn giả nói về tình trạng nhân quyền (hay gì đó?)
không mấy tốt ở Việt Nam, một thành viên trong phái đoàn Việt Nam lấy
muỗng gõ vào tách cà phê để làm át tiếng nói người phát biểu. Thật là
một thái độ lạ lùng, không văn minh chút nào. Tại sao không thảo luận
bằng ngôn ngữ mà lại làm trò như thế? Thật không thê nào hiểu nổi trong
đầu họ nghĩ gì. Không thể nào mang tiếng đại diện Việt Nam mà lại làm
mất thể diện quốc gia như thế.
Nguyên tắc của tôi là mỗi khi mình đi đâu ở nước ngoài mình phải là
để ý đến thể diện Việt Nam. Dù tôi không còn mang quốc tịch Việt Nam
nữa, nhưng với cái họ gắn liền với Việt Nam, nên khi đi công tác nước
ngoài, tôi luôn nhìn trước xem sau mình nói và làm có gì ảnh hưởng tiêu
cực đến nước Việt Nam hay không. Ngay cả nghiên cứu sinh của tôi, tôi
cũng nói như thế: làm gì cũng phải nghĩ đến Việt Nam, chí ít mỗi người
là một “đại sứ lưu động”. Do đó, tôi nghĩ trách nhiệm và nghĩa vụ của
một người chính thức đại diện Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế phải rất
cao, và người dân hoàn toàn có quyền kì vọng họ phải là những người có
tài, uyên bác, và hành xử lịch thiệp. Không có những attributes đó thì
không nên đại diện Việt Nam. Không có lí do gì phải khiêm tốn trước kẻ
thù hung hãn khi mình có chính nghĩa. Chẳng có lí do gì phải tiết kiệm
lời nói để không đóng góp vào tranh luận trong một diễn đàn quan trọng
như diễn đàn An ninh hàng hải ở biển đông vừa qua.
Theo NguyenVanTuan.net
No comments:
Post a Comment