Kim Hạnh (Báo Thanh Niên)
- Những ngày này, đi đâu cũng nghe bàn tán xôn xao chuyện nhập siêu,
thềm lục địa, “cắt cáp”... Lắng nghe và kết nối những câu chuyện cùng
nỗi băn khoăn trong giới doanh nhân mới thấy rõ hơn những góc cạnh đan
xen của mỗi vấn đề tựa hồ riêng lẻ ấy.
Mới
đây, trước thông tin quyết tâm của Chính phủ trong việc chống nhập siêu
như một giải pháp quan trọng để giảm thiểu lạm phát, buổi cà phê sáng
của các doanh nhân đã trở thành cuộc tranh luận sôi nổi: Bộ Ngoại giao
mình nói thẳng, họ xâm phạm chủ quyền đối với thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế, vậy sao ta không khẳng định “chủ quyền kinh tế” mà cứ
chấp nhận sự phụ thuộc, bị hút quá sâu vào một nền kinh tế mà chủ thể
của nó đang ngày càng tỏ rõ sự ngang ngược xâm phạm chủ quyền lãnh thổ
của mình?
Taxi Trung Quốc bán sang VN, đang đi bị văng 2 bánh
Một
con số được tập trung phân tích: trong 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam
tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc hơn 4 tỉ USD. Cơ cấu nhập hàng của
Trung Quốc được công bố là: 5% hàng tiêu dùng, 55% nguyên phụ liệu và
25% máy móc thiết bị. Đa số hàng nhập khẩu là nguyên phụ liệu đặt ra nhu
cầu cần đầu tư cho công nghiệp phụ trợ nhưng “tiền nào của nấy”, ham rẻ
thì cứ mua công nghệ, thiết bị lỗi thời, kém chất. Có ý kiến doanh
nghiệp thắc mắc về tỷ lệ nhập máy móc thiết bị (25%) khi nhắc đến 41 dự
án trọng điểm quốc gia do 30 công ty Trung Quốc thắng thầu EPC đang thực
hiện (số liệu do Bộ Công thương cung cấp tháng 7.2009). Mỗi năm, nước
ta đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tới 25-30 tỉ USD, chiếm 35%
GDP quốc gia mà riêng vật tư, thiết bị máy móc chiếm tới 10-12 tỉ USD.
Có đến 90% các dự án trọng điểm về điện, dầu khí, viễn thông, cơ khí,
hóa chất và 100% dư án khai khoáng đều do các công ty Trung Quốc trúng
thầu. Thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn, vì tất cả các dự
án thầu dạng EPC (tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp, vận
hành) là cơ sở pháp lý để phía Trung Quốc được nhập vào nước ta lao động
và vật tư, thiết bị; từ bù-loong ốc vít tới lao động phổ thông.
Kim
ngạch nhập của các dự án này mới là “ổn định” và “khủng” nhất, không
chỉ là vấn đề nhập siêu, công nghệ cũ, chất lượng thi công kém thường
kéo dài mà còn là vấn đề tài nguyên quốc gia, an ninh năng lượng.
Câu
chuyện hàng hóa Trung Quốc cứ qua biên giới ta và ồ ạt chuyển đi khắp
nước, trong khi mỗi chuyến xe hàng của Việt Nam qua bên kia biên giới
đều phải chịu thua hàng loạt quy định nghiêm ngặt, cũng cần được phân
tích. Trong việc chống nhập siêu, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành
Biên đã nhìn nhận, vấn đề nổi cộm nhất là nhập siêu từ Trung Quốc. Hàng
nhập biên mậu, nhập lậu của Trung Quốc qua kiểm tra lỏng lẻo vẫn còn
lan tràn khắp nơi. Để cho một số mặt hàng có chứa chất độc hại xâm nhập
thì cũng chẳng khác gì để một số kẻ nhảy vào vùng biển chủ quyền của ta,
làm bậy và còn hô hoán vu khống chủ nhà. Hơn lúc nào hết, cần đặt lại
vấn đề quản lý biên giới, biên mậu chặt chẽ hơn, quản lý thị trường
trong nội địa hiệu quả và có trọng điểm hơn để ngăn chặn hàng lậu, hàng
thấp cấp thay vì cứ vài hôm lại hốt hoảng cảnh báo nạn sữa, trái cây,
vải vóc, nữ trang giả, đồ chơi trẻ em có độc tố...
Những
doanh nhân yêu nước không thể không cân nhắc kỹ tất cả sự bất hợp lý,
kể cả vô lý khiến nền kinh tế chúng ta bị đe dọa, bị nguy hiểm vì lệ
thuộc quá nhiều vào một thị trường, bị hút sâu vào một nền kinh tế khác.
Giới doanh nhân, với truyền thống phát huy nội lực, bằng thông tin
phong phú có được từ thực tế làm ăn cần ngồi lại với các chuyên gia, các
nhà quản lý để phân tích sâu tình hình, kịp thời công bố cho người tiêu
dùng cùng đưa ra những giải pháp ứng xử phù hợp. Phù hợp đạo lý kinh
doanh đã đành nhưng trước hết chính là phù hợp với đạo lý “người Việt ưu
tiên dùng hàng Việt” và lòng tự trọng của công dân.
Kim Hạnh
Báo Thanh Niên
No comments:
Post a Comment