Nguyễn Việt Hà - Việc diễn ra hai cuộc “biểu tình” của người dân trong nước,
đặc biệt là giới trẻ vào ngày 05.06.2011 vừa qua tại hai
thành phố lớn là Hà Nội và Sài gòn, nhằm chống lại những
hành vi ngang ngược của Trung Quốc trong việc ngang nhiên xâm phạm
lãnh hải của Việt nam đã để lại một dư âm khó phai mờ trong
lòng người dân Việt trong nước và hải ngoại.
Tuy nhiên sau cuộc
“biểu tình” đó, trước sự lặng im cố hữu của giới truyền thông
trong nước và hạn hữu là sự lên tiếng của TTXVN bằng một
đoạn tin ngắn, thừa nhận tại Việt Nam ngày 05.06.11 có sự “tụ tập của một số người…” Bản tin này đã khiến không ít người Việt quan tâm tới truyền thông và tình hình đất nước tỏ ra bất bình.
Đơn giản là:
- Nhà nước Việt Nam đã nghiêm cấm truyền thông đăng tải sự kiện động trời.
- Nhà nước Việt Nam đồng loã với những hành vi gây hấn của kẻ thù dân tộc (Trung quốc)
- Nhà nước Việt Nam không dám công khai thừa nhận tại Việt Nam có biểu tình…
Việc trách móc này âu cũng là lẽ thường tình, nhưng thiết nghĩ nó chỉ là yếu tố hết sức nhỏ và gần như mang tính: chấp nhất về câu chữ và hình thức.
- Nhà nước Việt Nam đồng loã với những hành vi gây hấn của kẻ thù dân tộc (Trung quốc)
- Nhà nước Việt Nam không dám công khai thừa nhận tại Việt Nam có biểu tình…
Việc trách móc này âu cũng là lẽ thường tình, nhưng thiết nghĩ nó chỉ là yếu tố hết sức nhỏ và gần như mang tính: chấp nhất về câu chữ và hình thức.
Biểu tình = Loạn
Đúng vậy. Trong thế giới Cộng sản vốn không tồn tại hai chữ
Biểu Tình. Đơn giản là: Biểu tình = chống đối=gây rối=tạo
phản=lật đổ… Một công dân nước Việt khi bị quy kết vào tội
“gây rối” đã kể như… teo một nửa đời rồi, chưa nói tới hành vi
“tạo phản” hay “lật đổ” chế độ thì kể như teo nốt nửa đời
còn lại. Chính vì vậy trong suốt chiều dài lịch sử cầm quyền
của ĐCS Việt Nam hầu như chúng ta không hề nghe thấy cụm từ
này xuất hiện. Do vậy dẫu cho tại Việt Nam có hình thành, hay
có những cuộc biểu tình của người dân (vì bất cứ lý do nào
chăng nữa), ngay lập tức hoặc nó sẽ bị dập cho tắt ngấm, hoặc
nó được các giới chức, các cơ quan truyền thông ém nhẹm bằng
những mĩ từ êm tai nhất.
Đó chính là chiến thuật: biến Có thành Không; biến Không
thành Có và cũng là sự ưu việt duy nhất của chế độ CS.
Sẽ có người bảo: Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam hiện
hành vốn quy định rất rõ nghĩa về quyền biểu tình, hội họp…
của người dân, không có lẽ nào người lập ra hiến pháp và
pháp luật đó lại ngang nhiên, trắng trợn cướp đi cái quyền cơ
bản mà chính họ đã lập ra… Đặt ra câu hỏi này có lẽ hơi dư
thừa, bởi với một thể chế mà người thừa hành công vụ dám
thản nhiên tuyên bố: Quyền là tao! Luật cũng là tao! thì kể như
Hiến pháp và Pháp luật chỉ là những chiếc ghế trong những
salon “Neo” sang trọng.
Vấn đề quan trọng chúng ta cần nêu ra ở đây: Ngôn từ nào mang
lại ý nghĩa, và hàm chứa giải pháp đấu tranh chính trị tối
thượng cho người dân trong nước trong cuộc đấu tranh chống “thù
trong” và “giặc ngoài”?
Với những người Việt đang sống tại hải ngoại, việc hàng
ngày, hàng giờ tận mắt chứng kiến những cuộc đình công, biểu
tình, hội họp của những người dân bản xứ, xem ra dẫu có xảy
ra thêm trăm, ngàn những cuộc đấu tranh khác của những người
xung quanh, cũng không có gì lạ và đáng phải bàn cãi nhiều.
Nhưng với những người dân Việt đang sống trong lòng một xã hội
dân chủ thượng thặng, thì xem ra những cụm từ: Biểu tình, đình
công, hội họp… đương nhiên cần phải có sự tính toán thiệt hơn,
kỹ lưỡng.
Như trên đã đề cập. Mô hình cộng sản vốn không dung thứ
những việc làm, những hành vi được coi là đi ngược lại chủ
trương, đường lối lãnh đạo của giới cầm quyền. Do vậy, việc
một cá nhân, tổ chức tuyên bố đứng ra để hội họp, biểu dương
lực lượng… chống lại đường lối của người lãnh đạo, tất nó
sẽ bị dập tắt, cho dù bằng hình thức cổ đại nhất.
Trở lại với việc một số “đám đông” của người Việt trong
nước tập họp nhau lại để bày tỏ thái độ bất mãn với nhà
cầm quyền Trung Quốc mà đại diện là ĐSQ và LSQ của họ tại Hà
Nội và Sài Gòn trong những ngày qua, tôi cho đó là một ngôn
từ mang tính nguỵ trá nhưng cũng không hoàn toàn tệ hại. Vấn
đề là: Cái “đám đông” đó đã làm được những gì? Hình ảnh
những chàng trai, cô gái trẻ Việt Nam mang trên tay những băng
rôn, những lá cờ Việt Nam, những bức hí hoạ, những khẩu hiệu
bài xích Trung Quốc, rồi vừa đi vừa hát vang những lời ca, ca
ngợi đảng, bác Hồ… đã cho thấy “đám đông” này đã hoạt động
rất hiệu quả. Hiệu quả rõ nhất là toàn thế giới đã nhìn
thấy hình ảnh đoàn kết đấu tranh của người dân đất Việt trước
áp lực, cường quyền của người “bạn môi hở răng lạnh” của dân
tộc. Thứ nữa những hình ảnh này đã tác động trực diện vào
những bộ não rệu rã, u tối của những kẻ cầu danh, hám lợi –
những kẻ chỉ biết chăm lo, vun vén những quyền lợi nhỏ nhoi
của bản thân và gia tộc mình mà sẵn sàng quên đi, đánh đổi
những lợi ích tối thượng của dân tộc. Thứ ba: đây không chỉ là
một dấu hiệu rất thiện chí, đầy nhân bản, mà nó còn hàm
chứa sức quật cường của con dân đất Việt – Một cái tát… nhẹ
và gương mặt phù thộn của người “hàng xóm” suốt mấy ngàn năm
chăm chăm tìm mọi cách để khua tay, thò chân sang nhà người “anh
em” để chôm chỉa.
Chỉ cần ba điều đó thôi cũng đáng để cho chúng ta có đủ niềm tin và cùng chia vui những thành quả nhỏ nhoi của con em đất Việt trong những bước đầu “diễn biến hoà bình” ngay trên quê hương của chúng ta.
Phương thức nào là tối thắng?
Kinh nghiệm đấu tranh từ những quốc gia CS tại Đông Âu cũ
(Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức; Nga…) và cuộc cách mạng Hoa Nhài
mới diễn ra tại các nước: Tunesie, Algeria; Yemen… cho thấy: Sự
kết hợp hài hoà giữa lý trí, tinh thần đoàn kết và lòng yêu
nước của người dân cùng phương pháp đấu tranh bất bạo động là
một giải pháp tối thắng nhất, bởi nó không tạo ra sự hỗn
loạn trong lòng dân tộc; thứ hai nó dễ đánh động, tìm được sự
hậu thuẫn và thức tỉnh được nhân loại, cộng đồng và mọi
tầng giới trong xã hội.
Tại Việt Nam những cuộc tập hợp từ hơn chục năm đổ lại đây
sở dĩ còn chưa tạo nên sức mạnh, chưa đánh động, chưa thức
tỉnh được nhân tâm là vì các cuộc đấu tranh còn mang tính phôi
thai, bột phát, chưa có đủ chủ kiến, đường hướng cụ thể và
rõ nét. Chính vì vậy những cá nhân, hay tập hợp, khởi sự thay
vì được sự hậu thuẫn của mọi tầng lớp quần chúng, ngược
lại đã hoàn toàn bị cô lập giữa quần chúng và bị đàn áp.
Hơn thế người dân Việt Nam sau hơn nửa thế kỷ chiến tranh, đói
kém triền miên, tâm lý chung của mọi người là ai ai cũng đều
mong muốn có một nơi chốn bình yên cho mình và gia đình mình.
Mọi sự đảo lộn trong cuộc sống nội tâm khiến cho nhiều người
hoảng sợ. Cộng thêm sự tuyên truyền, chính sách cô lập, đàn áp
nghiệt ngã của chế độ khiến cho người dân ai cũng đều rút về
hầm cố thủ – Thủ để sống – Thủ để tồn tại. Ý nghĩ đơn
giản: Thủ để tồn tại; Tồn tại được tất có tương lai! Thoạt
nghe tưởng như đó là một chân lý sống hiển nhiên, nhưng thực tế
không phải vậy và cũng không đơn giản như vậy. Bởi cái thế:
Tồn tại để đón tương lai ấy nó đã làm cho con người ta trở nên
mụ mị, khiếp nhược, hèn nhát, mỏi mòn lúc nào mà người ta
chẳng hay. Khốn khổ hơn, nhiều người còn lấy sự ươn hèn ấy để
làm phương châm, phương tiện, triết lý sống. Trong một xã hội
mà người người, nhà nhà đều thực hiện chính sách “ba cùng”:
không nói; không nghe; không thấy và tìm mọi cách để rút về
“hầm trú ẩn” thì việc biểu tình hay hội họp… đương nhiên sẽ
trở thành những chuyện không tưởng, chết người. Một cục diện
như vậy, những người đứng ngoài hành lang cần phải có những
cái đầu tỉnh táo hơn, sáng suốt hơn và nhân bản hơn để nhận
diện thế cuộc đang từng ngày, từng giờ diễn ra trên quê hương
Việt Nam.
Một lá cờ đỏ sao vàng tung bay, phấp phới trên những cánh
tay, trên thân thể của những người biểu tình, đã chắc chưa đó
là sự cổ suý cho sự bất diệt của chế độ cộng sản?! Những
lời ca, những tiếng hát, hô vang: Như có bác Hồ trong ngày vui
đại thắng… của những người trong đoàn biểu tình, đã chắc chưa
đó là hành vi của những người hoàn toàn đui-câm-điếc để thụ
hưởng những vinh quang, đại thắng mà đảng và bác lãnh đạo?!
Hiểu được như vậy, người ngoài cuộc mới tận thấu nổi những
gian nan, những mối hiểm hoạ có thể ập lên mình những người
dám dấn thân cho đại cuộc vào bất cứ lúc nào, nếu không nói
đó chính là sự mềm dẻo, khôn khéo trong đấu tranh chính trị.
Hơn thế sự “passive” hưởng thụ những vinh quang đó vô tình đã
làm tỉnh thức được những người xung quanh còn đang thụt thò,
ẩn nấp trong những “hầm chú ẩn”, làm tỉnh thức và đánh động
ngay cả những người đang ngỡ mình nhân danh nhân dân, thực thi
công lý – giúp cho những người này bừng tỉnh để nhận ra rằng:
Chỉ có sức mạnh đoàn kết dân tộc một lòng, không có trong,
không có ngoài, không có ta, không có địch, không có thua, không
có thắng mới có thể dựng nước và giữ nước Việt Nam hùng
cường và không còn hoảng sợ trước hiểm hoạ xâm lăng hay thôn
tính của bất cứ một đế quốc, ngoại xâm nào.
Thay lời kết
“Biểu tình” hay “đám đông tụ tập” không quan trọng. Quan trọng
là “đám đông” ấy làm được những gì ích nước lợi nhà. Hôm qua
chỉ là một “đám đông” nhưng biết đâu chừng ngày mai, ngày kia…
một ngày không xa… khắp nơi trên dải đất hình chữ “S” – trên quê
hương chúng ta sẽ là “đại đám đông” cùng nổi dậy… Và lúc ấy
mọi sự cản trở bước tiến của dân tộc cũng sẽ bị “đám đông
ấy” cuốn trôi.
Hãy cùng nhau hy vọng!
© Việt Hà
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment