ÐỖ THÁI NHIÊN - Thông thường, do trí óc chưa phát triển đầy đủ, do trình độ nhận thức chưa trưởng thành, trẻ em rất dễ bị lạc đường. Thế
nhưng, thời gian gần đây, có một người lớn (lớn cả về tuổi đời lẫn tuổi
hoạt động chính trị) xuất hiện bơ vơ trên cõi đường lạc. Người đó lại
lạc đường đến hai lần.
Câu chuyện “lạc đường hai lần” diễn ra trên Tập
san “Dân Chủ cho Việt Nam” số tháng 03/99 và 04/99, xuất bản tại Ðức
Quốc. Từ tập san vừa kể, người đọc có dịp nhìn thấy một bài viết ký tên
Bùi Tín. Bài này mang tựa đề : “Ði đến một đồng thuận rộng rãi của cộng
đồng trong cuộc đấu tranh cho dân sinh và dân chủ ở quê nhà”.Karl Marx? hay Mắc Kạn?
Theo ông Bùi Tín, nhà cầm quyền CSVN hiện bị ba sức ép nhằm thúc đẩy cải cách dân sinh và dân chủ. Ba sức ép kia là:
a. Sức ép trong xã hội Việt Nam
b. Sức ép của giới đầu tư quốc tế cùng với các chánh phủ dân chủ
c. Sức ép của cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
b. Sức ép của giới đầu tư quốc tế cùng với các chánh phủ dân chủ
c. Sức ép của cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Vẫn
theo ông Bùi Tín : lực lượng lãnh đạo đảng Cộng sản có vẻ rất lo ngại
về sức ép và còn đánh giá thấp, coi thường sức ép của cộng đồng Việt Nam
hải ngoại. Sau khi xếp loại tệ hại đối với sức ép của cộng đồng Việt
Nam hải ngoại, ông Bùi Tín đặt câu hỏi : “Làm thế nào thúc đẩy mạnh cuộc
đấu tranh của cộng đồng người Việt nhằm góp phần sớm chấm dứt chế độ
độc đoán ở trong nước ?” Ðể trả lời câu hỏi “làm thế nào”, ông Bùi Tín
đã viết ra một số nhận định về cộng đồng Việt Nam hải ngoại với ước mong
cộng đồng này sớm tự “cải tạo”. Sau đây là nguyên văn các nhận định đó,
kèm theo mỗi nhận định, bài viết này sẽ trình bày một vài phân tích và
bình luận cần thiết.
NHẬN ÐỊNH MỘT: Ðề cập đến tính chất cuộc đấu tranh chống cộng của người Việt hải ngoại, ông Bùi Tín viết:
“Xu thế dùng bạo lực, chủ quan, theo cảm tính, cực đoan… chưa được khắc phục hoàn toàn. Các khẩu hiệu: giải phóng đất nước, quang phục quê hương, đòi chuyển giao chính quyền… không có nội dung thiết thực… Xu thế chống cộng cực đoan còn nặng nề, phổ biến, theo kiểu cách chống cộng đến cùng một cách sơ đẳng và mù quáng”.
TRẢ LỜI ÔNG BÙI TÍN:
Kiến thức nhập môn của khoa tâm lý đã chỉ ra rằng: sức nén càng mạnh
thì sức nổ càng lớn. Nhà cầm quyền CSVN thi hành chính sách cai trị cực
kỳ hà khắc với hậu ý trấn át mọi phản đối từ phía quần chúng trước vô số
hành động bóc lột và/hoặc bịp bợp của CSVN, chính sách hà khắc đó kéo
dài hơn nửa thế kỷ. Ngày nay, nhờ vào môi trường tự do ở hải ngoại, cộng
đồng Việt Nam chống cộng cực đoan để mạnh mẽ đòi hỏi tự do dân chủ cho
đồng bào quốc nội. Ðó là lẽ phải tự nhiên. Ðó là nỗ lực làm cho máu
ngưng chảy để cho ruột khỏi mềm.
Mặt
khác, dòng lịch sử gồm vô số vòng quay. Mỗi vòng quay bao gồm hai thế
lực xung khắc và một giải pháp dung hòa: chính đề và phản đề đấu tranh
lẫn nhau. Cuối cùng, lịch sử tiến tới giải pháp tổng hợp đề. Nhìn vào
hiện trạng lịch sử Việt Nam, chúng ta thấy rằng: CSVN độc tài và bóc lột
là một chính đề cực kỳ ngoan cố. Quần chúng Việt Nam nổi lên chống cộng
ngày càng đông đảo là một phản đề tất yếu. Chính đề càng hà khắc một
cách lì lợm, Phản đề càng cực đoan một cách kiên trì. Nói rõ hơn, Phản
đề cực đoan và mạnh mẽ bao nhiêu thì lịch sử dễ tiến tới Tổng hợp đề bấy
nhiêu. Lịch sử của loài người đã dứt khoát khẳng định: không hề có một
nhà độc tài bóc lột nào đã tự nguyện trao trả quyền dân chủ lại cho nhân
dân. Sự trao trả vừa nói chỉ có thể xảy ra dưới áp lực nặng nề của bạo
lực quần chúng. Vì vậy chúng ta nên chân thành tri ân những người chống
Cộng cực đoan với các lý lẽ kể sau :
Mặc dầu thừa biết rằng chống Cộng cực đoan sẽ bị một vài dư luận lên án là không khôn ngoan, những người chống Cộng cực đoan vẫn can đảm chấp nhận lời lẽ lên án vừa nói để đổi lấy kết quả duy nhất: lịch sử phải được khai thông.
Lập
trường chống Cộng cực đoan là sự giải thích dũng cảm và thông minh nhất
đối với nội dung vận hành của lịch sử : Phản đề chống Cộng cực đoan mới
đủ cân lượng để phá vỡ Chính đề độc tài bóc lột kiểu CSVN. Xã hội Việt
Nam trong tương lai chắc chắn không là xã hội Việt Nam Cộng Hòa ngày
xưa, lại càng không phải là xã hội Cộng sản Việt Nam ngày nay. Việt Nam
tương lai sẽ là một xã hội dân tộc, dân chủ, nhân quyền. Ðó là chân ý
nghĩa của Tổng hợp đề.
Ði kèm với ý
kiến đả kích thái độ chống Cộng cực đoan của người Việt hải ngoại, ông
Bùi Tín còn cho rằng : “đòi CSVN chuyển giao chính quyền” là “không có
nội dung thiết thực”.
Thế nào là
thiết thực ? Thiết thực đòi hỏi chúng ta không thể bưng mắt, bịt tai
trước một nhà cầm quyền cướp chính quyền. Một nhà cầm quyền không do dân
bầu. Một nhà cầm quyền bất hợp pháp về mặt pháp chế dân chủ. Một nhà
cầm quyền đối tượng của hình luật về các tội ác : thảm sát tập thể, tham
ô, buôn lậu. Nhóm chữ “chuyển giao chính quyền” mang ý nghĩa rõ ràng và
dứt khoát rằng : nhà cầm quyền CSVN, loại cầm quyền ngụy danh, hãy trao
trả cho người dân quyền sử dụng lá phiếu để tuyển chọn giới lãnh đạo
quốc gia. CSVN hãy chấm dứt tức thời và vô điều kiện mọi hình thức bầu
cử gian dối, tinh vi hay thô thiển.
NHẬN ÐỊNH HAI:
Bình luận về xu thế chính trị của người Việt ở trong và ngoài nước, ông
Bùi Tín cho rằng : có “sự khác biệt nguy hiểm giữa xu thế chống cộng
tồn tại trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài với xu thế đấu tranh đòi
dân sinh dân chủ, chống độc đoán của đại khối nhân dân ở trong nước”.
Vẫn theo ông Bùi Tín, “sự khác biệt nguy hiểm” vừa nêu đã khiến cho
người Việt hải ngoại “rất khó nói chung một ngôn ngữ, rất khó đồng cảm
với nhân dân ở trong nước”.
Nhằm đi
đến đồng cảm, ông Bùi Tín kêu gọi : “Chỉ có cách giải quyết duy nhất là
những tổ chức và các vị lãnh đạo nói trên (cộng đồng Việt Nam hải ngoại)
phải từ bỏ cái thế giới riêng biệt, đặc thù của mình để liên hệ và hòa
nhập với đại khối dân tộc và nhân dân để khỏi bị mất gốc, để tìm ra được
nguồn cảm hứng cho mục tiêu và biện lý đấu tranh có hiệu quả. Không làm
được điều ấy, khối người Việt lưu vong sẽ dần dần vong bản thêm và lưu
vong mãi mãi”.
TRẢ LỜI ÔNG BÙI TÍN:
Dưới chế độ dân chủ, điều được gọi là “dân ý” phải là kết quả được lấy
ra từ lá phiếu của người dân hoặc từ những cuộc trực tiếp phỏng vấn
người dân đủ mọi thành phần chính trị, xã hội. Những cuộc phỏng vấn đó
cần diễn ra một cách thích nghi, kịp thời, trên căn bản hoàn toàn khách
quan. Mặc dầu không hề có các hình thức ghi nhận dân ý như vừa nói, ông
Bùi Tín vẫn nhắm mắt khẳng định “xu thế đấu tranh đòi hỏi dân sinh, dân
chủ, chống độc đoán” là xu thế của “đại khối nhân dân trong nước”. Luận
cứ của ông Bùi Tín hiển nhiên là mơ hồ và vô căn cứ. Luận cứ đó đi kèm
với sự việc ông Bùi Tín đả kích đòi hỏi CSVN hãy “chuyển giao chính
quyền” đã cho chúng ta thấy ông Bùi Tín đang kín đáo kêu gọi toàn dân
Việt Nam hãy hợp tác với nhà cầm quyền CSVN để xây dựng dân chủ và nâng
cao dân sinh. Ðối diện với hiện tình Việt Nam, người dân muốn gì ? Phải
chăng người dân muốn hợp tác với nhà cầm quyền CSVN ? Phải chăng người
dân muốn CSVN hãy ra đi, hãy để người dân kiến tạo một chế độ mới hoàn
toàn tự do dân chủ ? Câu trả lời nghiêm chỉnh chỉ có thể tìm thấy trong
lẽ phải và trong kinh nghiệm của lịch sử.
Tiếng
nói của lẽ phải : điều kiện tiên quyết để nguòi dân có thể hợp tác với
nhà cầm quyền là nhà cầm quyền đó phải do dân bầu theo đúng thủ tục do
luật pháp dân chủ quy định. Nhà cầm quyền CSVN là loại nhà cầm quyền
“cướp chính quyền”. Cướp lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1945. Cướp lần thứ
hai ngày 30 tháng 4 năm 1975. Song hành với trọng tội cướp chính quyền,
CSVN còn là can phạm của rất nhiều tội ác khác : sát hại người yêu nước
để bảo vệ quyền hành, cưỡng đoạt tài sản của người dân dưới các chiêu
bài : đấu tố địa chủ, đánh tư sản, giết người tập thể trong biến cố Mậu
Thân, trong hàng trăm trại tù cải tạo sau 1975. Kinh tài cho đảng và cho
cá nhân đảng viên qua những hoạt động buôn lậu, tham nhũng. Khối tội ác
trùng điệp của CSVN đã trở thành bức tường đá ngăn cách giữa người dân
và nhà cầm quyền Cộng sản, lương tri làm người và ái quốc làm dân là yếu
tố tâm lý và đạo đức tạo ra thái độ bất hợp tác của người dân đối với
CSVN.
Nhận định cho rằng “xu thế của
đại khối dân tộc” là xu thế cộng tác với CSVN để xây dựng dân chủ dân
sinh hiển nhiên là nhận định bóp méo sự thực với ẩn ý tìm đường thoát
hiểm cho CSVN.
Tiếng nói của lịch sử :
có thể khẳng định không một chút dè dặt rằng lịch sử chính trị của thế
giới là lịch sử của nỗ lực phá vỡ gông cùm bị trị, lịch sử của tự do dân
chủ triệt hạ độc tài áp bức, lịch sử đã ghi nhận : mọi chế độ độc tài
chỉ tồn tại nhờ vào thủ đoạn bịp bợm. Chừng nào bộ mặt bịp bợm bị lột
trần, chừng đó chế độ độc tài phải gục chết dưới sức phẫn nộ của người
dân. Lịch sử cũng đã ghi nhận : chưa hề có một chế độ độc tài nào được
hồi sinh do thái độ hợp tác và xây dựng của quần chúng. Không sớm thì
muộn, các loại chế độ độc tài đều gục chết qua cửa ngõ tự giải trừ hoặc
bị quần chúng lật đổ. Ðức Quốc Xã, Liên Bang Xô Viết, các quốc gia Cộng
sản Ðông Âu, Phi Luật Tân với Marcos, Nam Dương với Suharto và vô số sự
kiện khác trên lịch sử đều mạnh mẽ và dứt khoát khẳng định : chế độ độc
tài, tham ô và nghèo nàn học vấn kiểu CSVN chỉ có thể bị giải trừ, chứ
không thể được quần chúng hợp tác để tìm đường hồi sinh.
Như
vậy, tiếng nói của lẽ phải cũng như tiếng nói của lịch sử đều triệt để
phản bác nhận định cho rằng “xu thế của đại khối dân tộc” là xu thế cộng
tác với CSVN. Nhận định này hiển nhiên chỉ là một sản phẩm tưởng tượng,
nếu không muốn nói là một gian mưu về tư tưởng của ông Bùi Tín.
Karl Marx 2011
NHẬN ÐỊNH BA:
Căn cứ vào gian mưu vừa nói, ông Bùi Tín kêu gọi người Việt hải ngoại
hãy tìm cách “nói chung một ngôn ngữ”, hãy tiến đến “đồng cảm với nhân
dân ở trong nước”. Nếu không, vẫn theo ông Bùi Tín, nguòi Việt hải ngoại
sẽ “vong bản thêm”. Xử dụng nhóm chữ “vong bản thêm”, ông Bùi Tín có
chủ tâm diễn ý rằng người Việt hải ngoại vốn đã vong bản, nay do đòi hỏi
CSVN phải “chuyển giao chính quyền” cho nguòi dân đã trở nên “vong bản
thêm”.
TRẢ LỜI ÔNG BÙI TÍN: Thế nào là vong bản ?
Bản
là gốc, là rễ, là cội nguồn, là yếu tố trọng yếu quyết định tình trạng
thịnh suy của một dòng sống. Trên bình diện tồn vong của quốc gia, bản
không thể là gì khác hơn là đời sống của Người Dân. Người Dân là chân
chính tác giả của phong tục, tập quán, của văn hóa nghệ thuật, của văn
minh, văn hóa, văn hiến. Người Dân là chủ, là thợ, là người sản xuất, là
giới tiêu thụ, là nền tảng tối định, là đối tượng tối cao của guồng máy
kinh tế.
VONG BẢN là thái độ không biết đến và/hoặc phản nghịch lại với quyền sống của Người Dân, quyền làm người của Người Dân.
Vào
những ngày chờ đợi tử thần từ trên giường bệnh, Hồ chí Minh đã lạc quan
với sự tin tưởng là chẳng bao lâu nữa ông Hồ sẽ được hội ngộ với “Bác
Karl Marx và Bác Lenine”. Trọn đời ông Hồ, kể cả lúc hấp hối, ông này
không hề, dầu chỉ một lần tỏ ý tôn kính tổ tiên. Không còn nghi ngờ gì
nữa Hồ chí Minh là kẻ vong bản triệt để nhất trong thế giới của những kẻ
vong bản.
Quyền làm người đòi hỏi
nhân tính phải được tôn trọng. Một trong những nhân tính hàng đầu là
tính nhất nguyên. Tính này quy định rằng mọi nhận thức của con người đều
được xây dựng theo sự thúc bách của ba dấu hỏi về nguyên nhân, về thực
trạng và về hậu quả. Ba dấu hỏi vừa nêu đã mang lại cho đời người ba băn
khoăn lớn :
1. Trước khi ra đời con người ở đâu ?
2. Thế nào là hạnh phúc của đời người ?
3. Từ trần, con người đi về đâu ?
2. Thế nào là hạnh phúc của đời người ?
3. Từ trần, con người đi về đâu ?
Tôn
giáo là con đường duy nhất cao cả, duy nhất khả kính, giúp con người
giải trừ băn khoăn số 1 và số 3. Vì vậy, tín ngưỡng vừa là nhu cầu khẩn
thiết trong đời sống tinh thần của con người, vừa là thành tố trọng yếu
của văn hóa. Văn hóa của toàn bộ nhân loại cũng như Văn hóa của mỗi dân
tộc. Do tham vọng thống trị con người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần,
CSVN đã không ngừng nghỉ đánh phá quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
Cộng sản lên án công giáo là mê tín dị đoan, là á phiện của nhân dân.
Cộng sản thành lập hàng loạt “Giáo hội quốc doanh” nhằm “gài chất nổ”
trên xương sống của mỗi tôn giáo. Chống tôn giáo tức là chống nhân tính,
tức là chống văn hóa, tức là chống lại quyền làm người của người dân.
Bấy nhiêu cái “tức là” vừa nêu đã tạo thành dấu ấn đóng lên trán của mỗi
người Cộng sản Việt Nam hai chữ “Vong Bản”.
Bây
giờ chúng ta hãy khảo sát truyền thống sinh hoạt chính trị của dân tộc
Việt Nam để từ đó xác định xem CSVN có vong bản hay không trên lãnh vực
này, Như chúng ta đã biết, truyền thống chính trị của dân tộc Việt Nam
là truyền thống dân chủ. Truyền thống đó đã thể hiện rất rõ rệt trong
kho tàng văn chương bình dân Việt Nam. Dưới chế độ quân chủ, vua là vị
lãnh đạo tối cao, tuyệt đối đáng tôn kính. Thế nhưng, người dân vẫn mạnh
mẽ và công khai khẳng định:
“Phép vua thua lệ làng”
“Lệ làng” chính là ý dân. Do đó thái độ “cửa quyền” của quan chức thuộc các chế độ thống trị không hề khuất phục được người dân:
“Lệ làng” chính là ý dân. Do đó thái độ “cửa quyền” của quan chức thuộc các chế độ thống trị không hề khuất phục được người dân:
“Quan có cần nhưng dân chưa vội
Quan có vội quan lội quan sang”.
Quan có vội quan lội quan sang”.
Chẳng
những người dân đề cao ý dân trong mỗi làng, mà người dân còn đề cao
mối quan hệ bình đẳng và hỗ tương giữa làng này với làng kia :
“Lệnh làng nào làng nấy đánh
Thánh làng nào làng nấy thờ”.
Thánh làng nào làng nấy thờ”.
Mỗi
làng có lệ riêng, có thánh riêng. Muôn làng như một, quấn quyện lấy
nhau trong tương thân tương ái, tạo thành non nước Việt Nam. Bao nhiêu
làng, bao nhiêu lệnh, bao nhiêu thánh là bấy nhiêu NGUYÊN. Ðó là chân ý
nghĩa đa nguyên của dân chủ Việt Nam. Ða nguyên trong khuôn khổ “một
người vì mọi người, và mọi người vì một người”. Dưới ánh sáng của văn
minh nhân bản ngày nay, quyền tự do bầu cử và ứng cử của người dân là
chìa khóa đầu tiên giúp con người tiến vào lâu đài dân chủ đa nguyên.
Nhắc đến quyền tự do ứng cử và bầu cử là một gợi nhớ đến những cuộc bầu
cử bịp bợm của CSVN. Hơn nửa thế kỷ qua, CSVN đã nắm giữ chiếc ghế lãnh
đạo tại Việt Nam trên căn bản “cướp chính quyền”. Từ đó CSVN triệt để
chủ trương độc quyền cai trị. Họ triệt hạ tất cả những tổ chức hoặc
chính đảng không là vệ tinh của đảng CSVN. Họ thủ tiêu mọi cá nhân, đoàn
thể đối lập. Ho che mắt dư luận bằng một quốc hội bù nhìn thô thiển. Họ
nỗ lực bảo vệ địa vị cầm quyền của họ chỉ để thỏa mãn tham vọng độc
tài. Ðộc tài lũng đoạn kinh tế quốc gia qua hệ thống xí nghiệp quốc
doanh hiểu biết lơ mơ về kinh tế học. Ðộc tài bóc lột người dân qua hàng
ngũ quan chức tư bản đỏ học vấn rất hạn chế, lòng tham vô độ.
Tội
ác chống phá tôn giáo, chống phá văn hóa đi kèm với tội ác độc tài và
tham ô đã hiển nhiên biến CSVN thành một tập đoàn chẳng những vong bản
mà còn phản “bản”, hại “bản”. “Bản” ở đây chính là truyền thống tự do
tín ngưỡng và dân chủ đa nguyên của dân tộc Việt Nam.
Trở
lại với cộng đồng Việt Nam hải ngoại, chúng ta thử tìm hiểu xem cộng
đồng này có vong bản đúng như nhận định của ông Bùi Tín hay không ? Ngón
tay có ngón dài ngón ngắn. Một cộng đồng hằng triệu người, hẳn nhiên
phải có người thế này kẻ thế kia. Tuy nhiên, trong niềm hoài cảm hướng
về quê hương, nhìn một cách chung nhất, sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam
hải ngoại có những đặc điểm kể sau :
1.
Sinh Hoạt Văn Hóa : Ở đâu có đông đảo người Việt, ở đó sinh hoạt văn
hóa Việt trở nên rất sôi nổi. Tại Nam California, hàng trăm tờ báo Việt
ngữ đủ loại phát hành đều đặn, vô số chương trình phát thanh Việt ngữ
làm việc 24/24. Trên sáu mươi (60) trung tâm dạy tiếng Việt cho trẻ em
Việt Nam cũng như ngoại quốc. Do sự vận động tích cực và hữu hiệu của
người Việt, tiếng Việt đã chính thức trở thành một sinh ngữ trong chương
trình ngoại ngữ của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.
2.
Sinh Hoạt Tâm Linh : Chùa Việt Nam, Nhà thờ Việt Nam vươn vai đứng dậy
tại nhiều địa phương khác nhau. Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành,
Cao Ðài, Phật Giáo Hòa Hảo, mỗi tôn giáo đều có cơ sở thờ tự rộng lớn,
trang nghiêm. Tất cả đều mang hình thái cấu trúc đặc biệt Việt Nam. Thêm
vào đó là đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, đài kỷ niệm Hai Bà Trưng, đài tôn
vinh anh hùng liệt sĩ Việt Nam là các địa điểm người Việt tụ họp hàng
năm để tạ ơn Quốc Tổ, tạ ơn Ông Bà Tổ Tiên, tạ ơn muôn vạn sinh linh đã
vị quốc vong thân.
Nói đến sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt Nam, chúng ta cần ghi nhận hai điều :
Nói đến sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt Nam, chúng ta cần ghi nhận hai điều :
a.
Hầu hết người Việt Nam đều hữu thần, đều là tín đồ của một tôn giáo nào
đó. Quần chúng Việt Nam mặc nhiên được đoàn ngũ hóa bởi tôn giáo. Tiếng
nói của các giáo hội đích thực phản ánh ý nguyện của toàn dân.
b.
Các giáo hội ở trong và ngoài nước từ nhiều năm qua đã có những hoạt
động phối hợp rất nhịp nhàng, không hề có một tôn giáo nào gặp khó khăn
về dị biệt tư tưởng giữa giáo hội trong nước và giáo hội hải ngoại.
Trong nội bộ của mỗi giáo hội cũng như trong mối quan hệ giữa các giáo
hội với nhau đều có sự thống nhất ý chí rằng : nhà cầm quyền CSVN phải
chuyển giao chính quyền về cho quần chúng, phải trao trả tức thời và vô
điều kiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
Hai điều ghi nhận kể trên đã mạnh mẽ khẳng định rằng : ý kiến than phiền người Việt hải ngoại đã không “nói chung một ngôn ngữ” với đồng bào ở trong nước là một ý kiến cố tình xuyên tạc sự thực nhằm biện hộ cho chế độ CSVN.
3.
Sinh Hoạt Kinh Tế Tài Chánh : Không có sự chối cãi rằng hàng năm người
Việt hải ngoại trên toàn thế giới gửi về Việt Nam một khối lượng ngoại
tệ khổng lồ. Khối lượng ngoại tệ đó quan trọng đến độ CSVN phải thay đổi
thái độ đối với người Việt hải ngoại. Trong khoảng 10 năm (từ 1975 đến
1985) CSVN gọi người Việt hải ngoại là “những kẻ phản quốc”. Ngày nay họ
ngọt ngào gọi chúng ta là “khúc ruột ở xa”. Tạm gác qua một bên những
tham ô nhũng lạm của CSVN chung quanh khối ngoại tệ đó, bài viết này chỉ
muốn nhắc đến mối liên hệ mật thiết về tài chánh của người Việt hải
ngoại với quê hương Việt Nam như một dấu hiệu rõ nét nhất về niềm thương
cảm sâu đậm của người Việt ly hương dành cho thân nhân, bè bạn và đồng
bào đang sống nghèo đói tại quốc nội. Nghèo đói cơm áo lẫn tự do dân
chủ.
4. Sinh Hoạt Chính Trị : Mỗi
người có một ý kiến riêng. Mỗi ý kiến là một NGUYÊN. Muôn vạn người,
muôn vạn ý kiến, muôn vạn nguyên, gọi chung là đa nguyên. Trong đa
nguyên có thái quá, có bất cập, có trung. Ða nguyên có khuynh hướng tìm
về ổn định, tìm về trung đạo. Ðó là ý nghĩa của luật tắc : đa nguyên hội
tụ trên nhất nguyên. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại có rất nhiều đoàn
thể, rất nhiều chánh kiến, rất đa nguyên. Tuy nhiên, đa nguyên trong
sinh hoạt chính trị của người Việt hải ngoại bao giờ cũng hàm chứa một
nền tảng nhất nguyên : CSVN phải ra đi. Tự do dân chủ phải đến với Việt
Nam. Ðiều này đã giải thích tại sao tháng 2 năm 1999 có trên dưới bốn
mươi ngàn (40,000) người Việt hải ngoại đã biểu tình tại Little Saigon.
Cuộc biểu tình đó nhằm gay gắt chống đối chế độ CSVN ẩn nấp đằng sau lá
cờ màu máu, máu của vô số nạn nhân Cộng sản, ẩn nấp đằng sau tấm hình
của Hồ chí Minh, loại hình bị đồng bào quốc nội phẫn nộ gọi là hình
“lộng kiếng” (nói lái). Mặt khác, vẫn theo luật tắc : đa nguyên nhưng
nhất nguyên, càng ngày số lượng người Việt hải ngoại (nhất là người Việt
ở Hoa Kỳ) tham gia vào những cuộc bầu cử tại quốc gia mà họ mang quốc
tịch. Hành động tham gia bầu cử vừa nói có chủ ý hối thúc chính phủ
thuộc mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế mạnh mẽ gây sức ép để buộc
CSVN phải trao trả tự do dân chủ cho quần chúng Việt Nam.
Nói
tóm lại, mọi sinh hoạt của người Việt Nam hải ngoại : từ văn hóa, tâm
linh, kinh tế, chính trị, bao giờ cũng hướng về đồng bào thân yêu ở quê
nhà, bao giờ cũng nỗ lực làm cho đời sống của xã hội Việt Nam tiến tới
ấm no, dân chủ. Sự thể này khẳng quyết rằng người Việt hải ngoại không
hề vong bản, và rằng : CSVN mới đích thực là một tập đoàn vong bản. Ðối
với CSVN “bản” không là quyền sống của người dân. “Bản” chính là Marx
Lenine, là bóng ma Hồ chí Minh, là tham vọng độc tài áp bức, là mưu thần
chước quỷ trong thế giới tham ô, buôn lậu.
NHẬN ÐỊNH BỐN:
Mặc dầu quyết liệt lên án người Việt hải ngoại vong bản và “vong bản
thêm”, ông Bùi Tín lại chê trách người Việt hải ngoại đã đau buồn trước
cảnh mất nước của một nước không mất. Tạm gác qua một bên mâu thuẫn giữa
vong bản và nỗi buồn mất nuóc, chúng ta hãy theo dõi ông Bùi Tín viết
về tình trạng mất, còn của nước : “Do một mực quay đầu lại quá khứ mà
cho đến nay một số người tự nhận là “quốc gia kiên định” vẫn không chịu
công nhận sự thật hiển nhiên là: nước không mất đi đâu cả, chỉ có đã mất
đứt một chế độ chính trị, đã mất hẳn một hệ thống chính quyền và một
quân đội từng cai trị Miền Nam”.
TRẢ LỜI ÔNG BÙI TÍN:
Một nước bị mất không có nghĩa là lãnh thổ của nước đó bị chìm xuống
biển, quần chúng cùng với chính quyền của nước đó bị từ trần tập thể.
Mất nước có nghĩa là vong quốc. Tìm hiểu ý nghĩa của vong quốc, chúng ta
nên khởi hành từ ý niệm vong thân.
Một
quân nhân thay vì dũng cảm chiến đấu để bảo vệ đất nước, quân nhân này
lại đầu hàng địch quân, khai báo cho địch quân biết những bí mật quốc
phòng của quốc gia. Ðó là trường hợp vong thân của quân nhân.
Một vị tu sĩ sẽ vong thân chừng nào vị tu sĩ đó không còn sống đúng với phong cách của bậc tu hành.
Vong
thân là tình huống sống của một người hoặc do tự ý, hoặc do hoàn cảnh
đưa đẩy đã không còn sống đúng với “mệnh” của chính mình. Mệnh của người
dân đòi hỏi người dân phải thi hành nghĩa vụ làm dân, cụ thể là nghĩa
vụ đóng thuế và nghĩa vụ quân dịch. Ðồng thời mệnh của người dân cũng
đòi hỏi người dân phải có quyền làm dân, cụ thể và cao cấp nhất là quyền
được xử dụng lá phiếu để chỉ định những người lãnh đạo quốc gia. Những
người này có nhiệm vụ thay mặt dân điều hành việc nước, điều hành số
tiền thuế cùng vô số quyền lợi tài chánh khác do sức dân kết hợp để tạo
thành. Ở vào một hoàn cảnh lịch sử nào đó, người dân chỉ có nghĩa vụ làm
dân chứ không có quyền làm dân. Chúng ta bảo : đời sống của người dân
đã bị rơi vào kiếp VONG DÂN. Quốc gia bị rơi vào trạng huống vong quốc,
ngôn ngữ bình dân gọi là mất nước.
Dưới
chế độ Bắc thuộc, người dân chỉ có nghĩa vụ gồng gánh sưu cao thuế
nặng, tuyệt nhiên không có quyền dự phần quyết định vận mệnh tương lai
của Việt Nam. Người dân trở thành vong dân. Chúng ta mất nước.
Dưới
chế độ Tây thuộc, người dân chỉ có nghĩa vụ làm nạn nhân của tham vọng
thực dân. Tuyệt đối người dân không được quyền bầu cử ban lãnh đạo quốc
gia. Như vậy là vong dân sống trong thảm cảnh mất nước.
Dưới
chế độ CSVN, người dân tiếp tục sống lầm than trong “điều kiện chỉ có
nghĩa vụ, không có quyền”. Người dân tiếp tục sống vong dân. Ðiều cần
nhấn mạnh là so với Bắc-thuộc và Tây- thuộc, chế độ Cộng-thuộc độc ác và
nham hiểm hơn ngàn lần. Tuy nhiên, đằng sau vô số thủ đoạn độc ác và
nham hiểm, chúng ta vẫn nhìn ra bộ mặt thật của CSVN : sử dụng những thủ
tục bầu cử bịp bợm để dứt khoát cướp đoạt quyền tự do bầu cử của người
dân. Những suy nghĩ và hành động của người dân là nội dung sinh hoạt của
quốc gia. Vì vậy quốc gia bao giờ cũng đi với dân. Và vì vậy, vong dân
và vong quốc bao giờ cũng là hai mặt của một bàn tay. Ðó là lý do rất
triết lý và rất pháp lý khiến chúng ta đã hữu lý khi cho rằng : cộng sản
cai trị Việt Nam tức là chúng ta mất nước.
Từ
vài năm qua, một cách hoặc ngấm ngầm hoặc công khai, ông Bùi Tín đã
cung cấp cho dư luận những tin tức rằng Bùi Tín là người hoạt động chính
trị toàn thời gian, Bùi Tín là người vô cùng am tường toàn bộ vận hành
chính trị của quốc gia cũng như quốc tế, và rằng Bùi Tín là người yêu
nước bằng tất cả tâm tính bình tĩnh và thiết tha. Kính thưa ông Bùi Tín,
cách đây vài thập niên, NƯỚC ÐÃ MẤT RỒI, ông có biết hay không ?
Nhìn
chung lại, cả bốn nhận định của ông Bùi Tín trong những phần trình bày ở
trên đều hoàn toàn sai lầm, hoàn toàn không phù hợp với quyền làm người
của Người Dân. Ông Bùi Tín đã căn cứ vào bốn sai lầm đó để kêu gọi
người Việt hải ngoại hãy hưởng ứng “xu thế đấu tranh đòi dân sinh, dân
chủ, chống độc đoán của đại khối nhân dân ở trong nước”. Muốn hiểu rõ
lời kêu gọi của ông Bùi Tín, chúng ta hãy thâu lượm một số hậu ý đáng
quan tâm đã được ông Bùi Tín để lộ rải rác trong toàn thể bài viết của
ông:
Những điều ông Bùi Tín phản đối: “chống cộng đến cùng, giải phóng đất nước, quang phục quê hương, đòi chuyển giao chính quyền”.
Những
điều ông Bùi Tín ủng hộ: “đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, chống độc
đoán” một cách chung chung, tuyệt đối không nhắc đến quyền tự do báo
chí, đặc biệt là quyền tự do ứng cử và bầu cử của người dân. Ông Bùi Tín
cho rằng đảng cộng sản hiện bị phân hóa ở hai đầu : “Một đầu là nhóm
lãnh đạo độc đoán, tham quyền và vụ lợi, một đầu là đảng viên có uy tín,
có trí tuệ và lương tâm đã thức tỉnh và dấn thân cho cuộc cách mạng
mới”. Dĩ nhiên là ông Bùi Tín mong muốn chúng ta ủng hộ những “đảng viên
có uy tín”.
Mang những điều phản đối
và ủng hộ kể trên cộng trừ lẫn với nhau, chúng ta hiểu ngay rằng “xu
thế đấu tranh đòi dân chủ dân sinh, chống độc đoán của đại khối nhân dân
ở trong nước”, có nghĩa là:
Thứ nhất:
xin đừng đấu tranh đòi hỏi CSVN phải “chuyển giao chính quyền” cho nhân
dân, cho một chính phủ do dân thực sự bầu lên. Toàn dân hãy hợp tác với
đảng Cộng sản để giúp đảng loại bỏ “nhóm lãnh đạo độc đoán tham quyền
và vụ lợi”. Từ đó đảng sẽ hồi sinh. Uy tín của đảng được tái tạo.
Thứ hai:
trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục được lãnh đạo bởi “đảng CSVN
quang vinh”. Vẫn theo Bùi Tín, ban lãnh đạo của “đảng CSVN đổi mới” sẽ
là những “đảng viên có uy tín, có trí tuệ và lương tâm đã thức tỉnh và
dấn thân cho cuộc cách mạng mới”.
Mưu
đồ của ông Bùi Tín ẩn nấp đàng sau tấm bình phong “xu thế của đại khối
nhân dân ở trong nước” đã đưa đẩy chúng ta nghĩ đến vấn đề trách nhiệm.
Giả sử những “đảng viên có uy tín, có trí tuệ và lương tâm đã thức tỉnh”
là có thực, những đảng viên này không thể chối bỏ được trách nhiệm của
họ về hàng núi tội ác do CSVN tạo ra trong hơn nửa thế kỷ qua. Nếu quả
thực nhóm đảng viên kia có “lương tâm đã thức tỉnh” thì họ phải can đảm
công khai nhìn nhận trách nhiệm. Thái độ nhìn nhận trách nhiệm chỉ có ý
nghĩa chừng nào nhóm đảng viên “có uy tín” tự nguyện công bố một giải
pháp tự xử. Quyết định tự xử chân thành nhất, nhân bản nhất, tự trọng
nhất chính là quyết định tuyệt đối rút lui ra khỏi mọi hoạt động chính
trị, đặc biệt là loại chính trị tham dự vào guồng máy quyền lực quốc
gia. Chỉ cần một chuyến xe lửa gặp tai nạn, ông Tổng trưởng Giao thông
lập tức từ chức. Ðó là tinh thần trách nhiệm. Ðó là thái độ tự trọng.
Lịch sử đảng CSVN đã có đảng viên nào từ chức vì tinh thần trách nhiệm
hay chưa ? Từ Hồ chí Minh cho tới anh đảng viên sơ cấp, tất cả đều cúi
đầu vì xấu hổ khi phải đối mặt với câu hỏi vừa nêu. Vả lại trong đảng
Cộng sản làm gì có đảng viên có uy tín, có lòng yêu nước. Ðối với người
Cộng sản, yêu nước phải là yêu xã hội chủ nghĩa. Yêu nước chẳng qua chỉ
là chiêu bài giúp CSVN che đậy một cách thô thiển bộ mặt độc tài và tham
ô của họ. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều được ông Bùi Tín gọi là “xu
thế của đại khối nhân dân ở trong nước” hiển nhiên là một điều bịa đặt
trắng trợn. Ðiều bịa đặt kia có tác dụng dọn đường cho âm mưu thực hiện
một cuộc đảo chánh trong nội bộ đảng Cộng sản. Lê Khả Phiêu và tay chân
sẽ bị hạ bệ. Một phe cánh khác sẽ lên ngôi. Phe cánh này, nói theo kiểu
Bùi Tín, sẽ gồm những “đảng viên có uy tín, có trí tuệ và lương tâm đã
thức tỉnh và dấn thân cho một cuộc cách mạng mới”. Khỏi cần phải bình
luận dông dài, người dân đều quá hiểu và quá chán ngán miệng lưỡi của
người Cộng sản. Phe này lên, phe kia xuống. Cả hai phe đều là Cộng sản.
Cả hai phe đều là thủ phạm làm cho người dân phải vong dân, nước phải
mất.
Khi còn là một thanh niên, ông
Bùi Tín đã gia nhập đảng CSVN, đã cùng đảng Cộng sản vi phạm vô số tội
ác đối với Tổ quốc, đối với đồng bào. Ðó là lần lạc đường thứ nhất của
ông Bùi Tín. Khi tuổi tác đã thực sự về chiều, ông Bùi Tín bị thất sủng,
lợi dụng một chuyến đi công tác cho CSVN, ông Bùi Tín trốn ở lại Pháp.
Thay vì sống theo “lương tâm đã thức tỉnh”, thay vì thành tâm vận động
tự do dân chủ cho Việt Nam, ông Bùi Tín lại toan tính tiếp tục đi theo
con đường Cộng sản dưới bảng hiệu “đảng viên có uy tín”. Ðó là lần lạc
đường thứ hai của ông Bùi Tín. Hướng đạo viên là người đưa đường chỉ lối
cho khách băng rừng vượt núi. Trên địa bàn chính trị, ông Bùi Tín đã tự
nguyện làm hướng đạo viên. Thế nhưng, ông đã lạc đường đến hai lần. Lần
thứ nhất chuyến lạc đường kéo dài đến vài thập niên. Lần thứ hai chuyến
lạc đường đang diễn ra tại Pháp và không hẹn ngày ngưng nghỉ. Hiện nay,
ông Bùi Tín đã trở thành một hiện tượng kỳ quái, gọi tắt là quái tượng.
Ðôi chân của Bùi Tín vẫn liên miên đi lạc. Bàn tay của Bùi Tín vẫn liên
miên viết tham luận nhằm hướng dẫn “đại khối nhân dân” tìm cho ra con
đường dẫn đến hạnh phúc và thịnh vượng.
Bùi Tín trước & sau
Quái
tượng Bùi Tín đã làm cho nhiều người nổi giận. Có người cau mặt nhíu
mày. Có người nắm tay đấm vào mặt bàn. Có người lớn tiếng phản đối bằng
đủ loại ngôn ngữ thậm tệ. Tuy nhiên, khi sự phẫn nộ lên đến cao độ, con
người chỉ có thể lui về thái độ im lặng, buông một tiếng thở dài thật
nhẹ, thật dài… Cuối tiếng thở dài phiền muộn đó, từ cõi tịch liêu của
Hồn Sử, chúng ta sẽ nghe vang vang khắp sông núi lời giục giã thiết tha
nhưng đanh thép của Tổ Quốc:
“Tráng sĩ
Hãy cầm lấy gươm của ông cha
Phẫn hận xưa giết giặc đòi lại nhà
Giết cho sạch, đừng gườm tay sợ máu
Phường buôn dân bán nước hại sinh linh”.
(Lý Ðông A)
Hãy cầm lấy gươm của ông cha
Phẫn hận xưa giết giặc đòi lại nhà
Giết cho sạch, đừng gườm tay sợ máu
Phường buôn dân bán nước hại sinh linh”.
(Lý Ðông A)
ÐỖ THÁI NHIÊN
No comments:
Post a Comment