Nguyễn Thanh Giang (danluan) - “Một
cháu như vậy là có hai người kèm theo, tay còng. Hai đứa kia đi thì
cũng bình thường mà cái mặt lầm lì, còn riêng bé Hạnh thì nghinh cái mặt
lên, cái mặt con Hạnh nó nghinh lên trời, nó coi trời bằng vung, nó trề
môi, nó bĩu môi, nó khinh bỉ”
Trên đây là lời kể chân thực của bà Ngọc Minh trên đài phát thanh Á Châu Tự do về phiên tòa ngày 18 tháng 3 năm 2011 tại Trà Vinh.
Lời
kể nghe như khúc bi tráng ca hào hùng rung động lòng người, như hiện
lên bức tranh uy phong lẫm liệt về một người con gái Việt Nam, tạc vào
thế kỷ.
“Hai
người kèm theo” là hai công an, “Hai đứa kia” là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng
và Đoàn Huy Chương, “Bé Hạnh” là Đỗ Thị Minh Hạnh. Bà Ngọc Minh là thân
mẫu bé Hạnh.
Suốt
mấy thập niên cuối của thế kỷ trước, Đài Tiếng nói Việt Nam ngày đêm
“tạc” vào không gian bài “Dáng đứng Việt Nam”. Đấy là một ca khúc phổ
thơ Lê Anh Xuân.
Tôi
vốn yêu và rất thương nhớ Ca Lê Hiến (tên thật của nhà thơ Lê Anh
Xuân). Những năm cùng học Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hiến khoa Sử, tôi
khoa Vật lý, chúng tôi cùng trong ban nhạc của trường, thường cùng ôm
đàn đi biểu diễn đó đây, thường đọc thơ cho nhau nghe mỗi khi gặp ở ký
túc xá. Tuy nhiên, nghe bài “Dáng đứng Việt Nam” tôi khó chịu quá. Khó
chịu vì xấu hổ. Bài hát đòi “tạc vào thế kỷ” cái dáng đứng của một người
chết cháy trên sân bay Tân Sơn Nhất, dưới chân chỉ có đôi dép cao su.
Mà bảo rằng, đó là cái “Dáng đứng Việt Nam”!
Thật không còn sự bôi nhọ dân tộc nào đáng chê trách hơn thế. Không có cái gở miệng nào đáng phàn nàn hơn thế!
Quả
nhiên, sau 1975, Việt Nam tiếp tục nghèo khổ, tiếp tục tụt hậu xa hơn
so với thế giới và e rằng lại đang có dấu hiệu chẳng lành.
Bức
tranh trên kia thì xứng đáng tạc vào thế kỷ 21 cái dáng đi oai phong
của một người con gái Việt Nam thông minh, quả cảm, bất khuất cường
quyền. Nó tương đồng bức tranh của Nguyễn Công Trứ tạc dáng người trí
thức Việt Nam anh hùng đạp lên vương đế:
“Một chiếc cùm lim chân có đế
Hai vòng xích sắt bước thì vương”
Hai vòng xích sắt bước thì vương”
Cách
đây bẩy năm, Hạnh đến nhà tìm gặp tôi. Khi ấy Hạnh 19 tuổi. Một cô gái
19 tuổi mà lặn lội suốt chặng đường ngót hai ngàn cây số tìm đến nhà một
người chưa hề quen biết, không được ai giới thiệu. Tôi tặng Hạnh hai
tập sách chính luận của tôi: “Khát vọng ngàn đời” và “Suy tư và Ước
vọng”. Hai hôm sau, Hạnh quay lại kể: hôm Hạnh từ nhà tôi ra, giữa đêm,
công an đập cửa phòng khách sạn khám xét, cầm sách của tôi đập vào mặt
Hạnh quát: “Không được đọc sách này. Không được quan hệ với tên phản
động, gián điệp này nghe chưa!”.
Thế mà … Hạnh lại vẫn xin tôi mấy cuốn khác.
Tôi
mời Tuệ Minh đến cùng ăn cơm với Hạnh. Ít lâu sau Tuệ Minh nói với tôi
rằng Tuệ Minh yêu Hạnh. Tuệ Minh (*) trắng trẻo, cao ráo, đẹp trai nên
tôi cho rằng Hạnh không được xứng đôi lắm. Vậy mà, hình như đây chỉ là
tình yêu đơn phương. Mấy hôm nay nhắc lại chuyện cũ tôi mới được nghe
nhận xét của vợ tôi: “Hạnh nó xinh chứ. Đôi mắt rất đẹp và trong sáng”.
Bây
giờ trong sổ của tôi vẫn còn mấy dòng chữ của Hạnh ghi địa chỉ cư trú
và email, nhưng đã lâu, không thấy Hạnh liên hệ với tôi nữa. Nghe đâu
Hạnh bị bố mẹ “quản thúc” ở nhà. Cũng có tin cho biết, Hạnh nghi ngại
nên đã lánh tôi vì bị một vài người đấu tranh dân chủ tuyên truyền rằng
tôi là công an ngầm từng báo cho công an đến khách sạn dùng sách của tôi
làm tang chúng để bắt Hạnh!
Mãi gần đây tôi mới được biết tin về Hạnh qua mấy bài viết trên trang mạng “Dân làm báo”:
“Hạnh
sinh vào ngày 13 tháng 3 năm 1985 tại Di Linh, Lâm Đồng. Lớn lên ở vùng
núi đồi cao nguyên, Hạnh là người con hiếu thảo, một người bạn được mọi
người quý mến và một học sinh giỏi.
Trên
con đường ấy, cô gái sinh viên 19 tuổi đã tìm đến gặp gỡ những công dân
Việt Nam khác không cùng suy nghĩ với cách cai trị và nắm quyền của
đảng và nhà nước đương thời.
Một năm sau, vào những ngày lập xuân, khi người người chào đón mùa xuân mới, Hạnh nếm mùi vị “Tết tù” đầu tiên của một công dân nước CHXHCNVN. Công an Hà Nội đã bắt giữ trái phép Hạnh trong nhiều ngày. Không một lý do chính đáng. Không một luật lệ nào cấm hay nêu rõ Hạnh không được phép gặp công dân A hoặc công dân B của nước CHXHCNVN. Chỉ tùy tiện bắt giam, thẩm vấn, tra hỏi và sau đó giam lỏng theo cái gọi là áp giải về địa phương để địa phương quản lý.
Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 2005. Hạnh – Đỗ Thị Minh Hạnh vừa tròn 20 tuổi.
Những ngày bị công an của đảng tròng một sợi dây thòng lọng vào cổ, Hạnh chăm sóc gia đình như một người con hiếu thảo. Khi sợi dây thòng lọng được nới rộng một chút, Hạnh về lại Sài Gòn để vừa đi học, vừa đi làm và… vừa giúp dân oan.
Hạnh đã đến, đứng vào hàng ngũ và sánh vai chiến đấu với những người Dân Oan Việt Nam trong lúc sợi dây thòng lọng của đảng quang vinh và vĩ đại vẫn lơ lửng trên đầu. Đây cũng là thời gian Đỗ Thị Minh Hạnh gặp Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
… Tháng 01/2010 Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng với Đoàn Huy Chương và những người bạn cùng chí hướng về Trà Vinh để hỗ trợ cho các công nhân nhà máy Mỹ Phong. Trong các ngày từ 29/01 đến 01/02/2010, hàng vạn công nhân nhà máy Mỹ Phong – Trà Vinh đã đồng loạt đình công sau khi một số công nhân nữ bị xúc phạm nhân phẩm và bị bóc lột nặng nề. Sau đó, các cuộc đình công khác tiếp tục nổ ra trên khắp các tỉnh thành, kéo dài 7 ngày liên tục.
Gần 2 tháng sau, tập đoàn “đại diện cho giai cấp công nhân” ra lệnh lực lượng “công an còn đảng còn mình” bắt giam Hạnh và Hùng sau khi đã bắt giam Đoàn Huy Chương. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị đánh đập gãy sống mũi, tra tấn tại một nhà giam bí mật tại Sài Gòn. Sau 7 ngày bị tra tấn, khi Hùng vẫn kiên cường không khai bất cứ điều gì, công an áp giải anh về trại giam B14 – Nguyễn Văn Cừ. Đỗ Thị Minh Hạnh cũng bị đánh đập, bỏ đói và tra khảo.
Ngày 26 tháng 10 năm 2010 trong một phiên toà vội vã, không luật sư, không nhân chứng, toà án tỉnh Trà Vinh của đảng CSVN chớp nhoáng tuyên án xử tội những thanh niên thiếu nữ đã đứng lên vì quyền lợi của Dân Oan – những người là chủ của đất nước và Công Nhân – giai cấp tiên phong của đảng. Hạnh 7 năm tù. Hùng 9 năm tù. Chương 7 năm tù.
Trước vành móng ngựa của các quan tòa thực dân đỏ cộng với đám công an dày đặc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã tự làm luật sư bào chữa chính mình, hiên ngang bày tỏ khí phách can trường của những công dân yêu nước và nắm trong tay chính nghĩa dân tộc”.
Một năm sau, vào những ngày lập xuân, khi người người chào đón mùa xuân mới, Hạnh nếm mùi vị “Tết tù” đầu tiên của một công dân nước CHXHCNVN. Công an Hà Nội đã bắt giữ trái phép Hạnh trong nhiều ngày. Không một lý do chính đáng. Không một luật lệ nào cấm hay nêu rõ Hạnh không được phép gặp công dân A hoặc công dân B của nước CHXHCNVN. Chỉ tùy tiện bắt giam, thẩm vấn, tra hỏi và sau đó giam lỏng theo cái gọi là áp giải về địa phương để địa phương quản lý.
Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 2005. Hạnh – Đỗ Thị Minh Hạnh vừa tròn 20 tuổi.
Những ngày bị công an của đảng tròng một sợi dây thòng lọng vào cổ, Hạnh chăm sóc gia đình như một người con hiếu thảo. Khi sợi dây thòng lọng được nới rộng một chút, Hạnh về lại Sài Gòn để vừa đi học, vừa đi làm và… vừa giúp dân oan.
Hạnh đã đến, đứng vào hàng ngũ và sánh vai chiến đấu với những người Dân Oan Việt Nam trong lúc sợi dây thòng lọng của đảng quang vinh và vĩ đại vẫn lơ lửng trên đầu. Đây cũng là thời gian Đỗ Thị Minh Hạnh gặp Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
… Tháng 01/2010 Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng với Đoàn Huy Chương và những người bạn cùng chí hướng về Trà Vinh để hỗ trợ cho các công nhân nhà máy Mỹ Phong. Trong các ngày từ 29/01 đến 01/02/2010, hàng vạn công nhân nhà máy Mỹ Phong – Trà Vinh đã đồng loạt đình công sau khi một số công nhân nữ bị xúc phạm nhân phẩm và bị bóc lột nặng nề. Sau đó, các cuộc đình công khác tiếp tục nổ ra trên khắp các tỉnh thành, kéo dài 7 ngày liên tục.
Gần 2 tháng sau, tập đoàn “đại diện cho giai cấp công nhân” ra lệnh lực lượng “công an còn đảng còn mình” bắt giam Hạnh và Hùng sau khi đã bắt giam Đoàn Huy Chương. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị đánh đập gãy sống mũi, tra tấn tại một nhà giam bí mật tại Sài Gòn. Sau 7 ngày bị tra tấn, khi Hùng vẫn kiên cường không khai bất cứ điều gì, công an áp giải anh về trại giam B14 – Nguyễn Văn Cừ. Đỗ Thị Minh Hạnh cũng bị đánh đập, bỏ đói và tra khảo.
Ngày 26 tháng 10 năm 2010 trong một phiên toà vội vã, không luật sư, không nhân chứng, toà án tỉnh Trà Vinh của đảng CSVN chớp nhoáng tuyên án xử tội những thanh niên thiếu nữ đã đứng lên vì quyền lợi của Dân Oan – những người là chủ của đất nước và Công Nhân – giai cấp tiên phong của đảng. Hạnh 7 năm tù. Hùng 9 năm tù. Chương 7 năm tù.
Trước vành móng ngựa của các quan tòa thực dân đỏ cộng với đám công an dày đặc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã tự làm luật sư bào chữa chính mình, hiên ngang bày tỏ khí phách can trường của những công dân yêu nước và nắm trong tay chính nghĩa dân tộc”.
Luật sư Đặng Thế Luận quả quyết: “Tôi
cho rằng họ đã áp dụng pháp luật không chính xác để định tội. Trong bảo
vệ của tôi tại phiên tòa, tôi nói là: Nếu hành vi của các bị cáo mà có
dấu hiệu của một tội khác thì các bị cáo cần phải được điều tra, xét xử
vì điều đó, chứ không thể buộc bị cáo vì một tội danh mà bị cáo không
thực hiện.
Tôi
đã trình bày rất là rõ ràng mạch lạc. Với trách nhiệm của 1 công dân,
với lương tâm nghề nghiệp của 1 luật sư, tôi đã nói trung thực, thẳng
thắn những điều mà tôi thấy cần nói tại phiên tòa. Hội đồng xét xử cũng
được nghe rất rõ về bài bào chữa của tôi. Thế nhưng bây giờ Hội đồng xét
xử vẫn quyết định bản án như vậy thì theo quan điểm của tôi các bị cáo
vẫn không phạm tội phá rối an ninh.
Tôi
cũng nói rằng nếu các bị cáo có hành vi phạm vào một tội khác - thí dụ
như vậy – thì cơ quan pháp luật có quyền khởi tố, điều tra, xét xử họ về
tội danh đó, chứ không thể cáo buộc họ về một tội danh mà họ không thực
hiện. Quan điểm của tôi trước sau vẫn thế. Về mặt chuyên môn, về mặt
luật học là tôi có quan điểm như vậy”.
Thân mẫu Đỗ thị Minh Hạnh phản ứng gay gắt: “Một
phiên tòa tôi thấy là bất minh. Và tôi kết luận một câu như thế này:
Với tôi là một con người của Cộng sản và tôi tôn trọng chế độ Cộng sản
cũng như chấp hành mọi qui định của Cộng sản từ trước đến nay. Hôm nay
tôi tuyên bố, tôi không tin vào nhà nước nữa. Tôi không tin vào các cấp
lãnh đạo nữa.
Bởi
vì đây là chỗ cầm cán cân nẩy mực, là nơi đại diện cho pháp luật tối
cao của nhà nước để mà đem lại sự bình ổn cho đất nước, cho nhân dân,
đem lại sự công bằng cho nhân dân. Nhưng đây không có sự công bằng thì
không xứng đáng lãnh đạo nhân dân”
Khắp
nơi nơi: trong nước, ngoài nước, mọi lứa tuổi: già trẻ gái trai, một
mặt lên án phiên tòa, chê trách Đảng; một mặt ca ngợi Đỗ thị Minh Hạnh.
Dưới đây chỉ chép lại một số trong rất nhiều rất nhiều ý kiến phát biểu
trên các trang web:
“Xin
tặng Hùng, Hạnh và Chương một triệu đóa hoa. Tôi khâm phục các bạn. Dân
tộc Việt khâm phục các bạn. Các bạn không bao giờ cô đơn. Các bạn đang
đi vào lòng dân tộc bằng con đuờng cao quý nhất. Vị trí của các bạn
trong lòng dân tộc là vị trí trang trọng nhất”.
“Em
gái ơi, có lẽ anh không nên nói những điều này ra trước dư luận trong
ngày sinh nhật của em. Anh thật không cầm lòng được em ạ. Người anh này
căm phẫn và thật đau lòng khi mà không chỉ là một bản án quá khắc nghiệt
mà còn là hành động côn đồ bạo ngược của công an ra tay đánh em gái của
anh ngay tại phiên tòa sơ thẩm trong giờ giải lao trước mặt thân nhân
gia đình”.
“Chị
Hạnh ơi. Em muốn tặng chị ngàn đoá hoa mừng sinh nhật chị. Mến chị vô
cùng. Hãy yên tâm. Tương lai chị sẽ rạng rỡ chị ơi. Khi chị thoát “tù
nhỏ”, em sẽ viết thư nhiều cho chị. Nhé! yêu chị!!! Bạn ở trường em
nhiều anh chị cũng muốn gởi lời thăm và chúc mừng chị đó ạ!” (Hoài Anh)
“Thật
tâm khâm phục và quý trọng những người như em, Hạnh ạ. Dù thành công
hay không, nhưng lịch sử sau này sẽ ghi nhớ những người như em, cũng như
những Bà Trưng, Bà Triệu, Cô Giang, Nguyễn Thị Minh Khai,….. Họ đều là
những anh thư của dân tộc ta. Cầu mong cho em an ổn ở chốn lao tù của
bọn bất nhân. Anh tin rằng, với bản án này, em hoàn toàn có quyền tin
rằng mình sẽ ra tù sớm, dù không cần lệnh ân xá”.
“Ông,
nay đã ngoài 80 xin gửi đến cháu Hạnh sự cảm phục và kính trọng. Cháu
Hạnh đúng là hậu duệ vinh quang của các anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học
và Cô Giang – Nguyễn Thị Giang. Chắc chắn sau này những thành phố lớn
của nước nhà đều sẽ có con đường mang tên của cháu Hạnh. …”.
Ký giả Trần Trung Đạo làm thơ tôn vinh Hạnh như một anh hùng dân tộc:
“Lịch sử đang chờ em để bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại
Những người chết đang bắt đầu sống lại
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại
Những người chết đang bắt đầu sống lại
Những người đi đang lần lượt quay về ”.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu:
“Việc
chính quyền Việt Nam, vốn tự nhận là có hệ tư tưởng gắn bó với công
nhân, kết án họ ở phiên sơ thẩm đã là một việc tàn nhẫn. Tòa phúc thẩm
cần ngay lập tức hủy bỏ quyết định bất công này”.
Tổ chức Theo giõi Nhân quyền Quốc tế xác nhận:
“Tất
cả những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy
Chương làm chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam được tổ chức,
nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều
kiện làm việc”.
Riêng tôi, tôi chỉ có thể nghiến răng lại cho nước mắt khỏi trào ra khi đọc dòng tin dưới đây:
“Ngày
23/01/2009, Hạnh cùng mẹ và chị gái đến trụ sở công an để làm lại giấy
chứng minh nhân dân. Khi vừa bước vào trụ sở, chị bị nhiều công an bắt
lên lầu đánh đập. Nghe tiếng hét, chị gái Hạnh chạy lên thì thấy khuôn
mặt em mình đầy máu. Khi cơ quan công an áp giải Hạnh về nhà lục soát,
dù đã bị còng tay, nhưng chị vẫn tiếp tục bị hành hung với những cú đấm
vào đầu và mặt”.
Nén
uất hận, tôi dằn lòng thiết tha kêu gọi những người lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Chính phủ, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam hãy quan tâm xem xét lại
những bản án loại này để chấn chỉnh kịp thời, sửa sai tức khắc.
Hãy cùng suy ngẫm nghiêm túc về những trường hợp như của Đỗ thị Minh Hạnh.
Họ
sinh sau 1975, chưa được ra nước ngoài, không hề tiếp xúc với tư bản,
với đế quốc, được giáo dục khống chế tư tưởng suốt từ tấm bé dưới mái
trường XHCN, được “vây bọc chằng chịt” bởi 700 tờ báo nói, báo viết, báo
hình …đủ các loại; vậy mà họ vẫn không bị/được chúng ta chinh phục, vẫn
không nghĩ như chúng ta, vẫn không nói theo chúng ta, vẫn không làm như
chúng ta muốn họ phải làm (nhưng hợp đạo lý, pháp lý) thì lỗi thuộc về
chúng ta, người đáng phải tự xét xử là chúng ta, chứ đâu phải họ.
Cho
nên, xin quý vị hãy đừng nhân danh chủ nghĩa, nhân danh lý tưởng này nọ
… kể cả nhân danh ổn định xã hội để đối xử bất công, tàn bạo với họ.
Nếu thật là các vị không lú lẫn mà chỉ vì lo cho mất ổn định xã hội thôi
thì cách xử lý cũng chỉ nên là răn đe, ngăn chặn bằng những cách khác
chứ không thể tùy tiện đánh đập, giam cầm để hủy hoại không chỉ thân
thể, tinh thần mà cả tương lai của họ.
Tôi
năm nay đã 75 tuổi, nếu bản án phúc thẩm đối với Hạnh sẽ không được hủy
hoặc sửa đổi tích cực thì không biết tôi có còn cơ hội gặp Hạnh nữa
không.
Nếu
ngày nào Hạnh được trả tự do mà tôi còn sống thì nhờ những ai đã đọc
bài viết này nhắn Hạnh đến dự một bữa liên hoan và nhận một món quà cưới
bất kỳ tùy ý cháu đề xuất.
Thương Hạnh lắm. Cầu Trời phù hộ cho cháu, cho đất nước này.
Hà Nội 9 tháng 5 năm 2011
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobil: 0984 724 165
_____________________________________________________
_____________________________________________________
Ghi chú:
(*)
Tuệ Minh là bút danh của một học sinh chuyên Toán, đỗ vào khoa Toán
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhưng rất mê triết học và lý luận chính
trị. Anh tìm đến một cơ quan Triết học của Đảng, không hiểu vì sao người
tiếp anh lại cho anh đọc cuốn “Suy tư và Ước vọng” của tôi. Theo địa
chỉ ghi trong sách, cuối 2001 anh đến làm quen với tôi. Một số bài của
Tuệ Minh xuất hiện sau đó làm nhiều người phỏng đoán Tuệ Minh hẳn là bút
danh hoặc của Hà Sỹ Phu, hoặc của Nguyễn Thanh Giang. Anh là một trong
mấy biên tập viên chính của “Điện thư Câu lạc bộ Dân chủ” và có tên
trong danh sách ban biên tập đầu tiên của tập san Tổ Quốc. Tôi đã tạo
điều kiện để Tuệ Minh tiếp súc với Hà Sỹ Phu và một vài nhà dân chủ
khác. Có lẽ vì bị cộng hưởng bởi nhịp tim dân chủ nên vừa gặp Đỗ thị
Minh Hạnh anh đã bị hút hồn bởi một thứ “tình yêu sét đánh”. Tuy nhiên,
vì tôn thờ dân chủ như một lý tưởng, Tuệ Minh đã lý tưởng hóa các nhà
dân chủ, cho nên khi thấy mấy nhà dân chủ “bóc mẽ” nhau quyết liệt quá,
anh đã thất vọng và chán nản bỏ cuộc. Tôi chép lại bài thơ sau đây của
Tuệ Minh:
KHÁT VỌNG
Như có tiếng thở dài trong lòng ngực núiNhư có vết trũng thâm của đôi mắt hoài vọng trong thăm thẳm rừng
Tự bao giờ những cánh chim đại bàng vượt trùng dương tìm mặt trời?
Khát vọng – bão táp – kiệt sức – hy vọng …
Trái tim ai đốt đuốc băng về phía tự do
Mặc đêm tối bủa vây
Hiên ngang dẫm lên tất thẩy hằn học và giả dối
*
Rồi đây
Nhân dân sẽ quất roi vào những kẻ níu bánh xe tiến bộ
Lịch sử sẽ chôn vùi những độc tài ngu dốt
Chỉ còn ánh sáng chân lý rực cháy
Và những chiến sỹ của tự do đốt đuốc tim mình
14 tháng 3 năm 2002
Bài thơ này Tuệ Minh đề “Kính tặng bác Nguyễn Thanh Giang”, nay tôi xin được thay mặt Tuệ Minh tặng lại Đỗ thị Minh Hạnh.
No comments:
Post a Comment