Các chất thải này được xác định là phân người tràn ra sân sát chỗ máy bay đỗ tại Nội Bài, lúc chiều ngày 11/5. Ảnh do độc giả cung cấp. |
Một
độc giả cho biết một chiếc máy bay chưa đến giờ cất cánh đã phải đóng
cửa khoang sớm hơn thường lệ để tránh mùi hôi thối ở sân bay. Chiếc bể
phốt này đặt ở vị trí cầu 9 của sân bay. Khi nắp bể phốt bị bục, các
loại chất thải, gồm cả phân người đã bị nước mưa cuốn trôi chảy ra tận
vị trí của cầu 7, cầu 19 và cầu 20.
Trao đổi với VnExpress.net, đơn vị quản lý sân bay Nội Bài thừa nhận có sự cố bật nắp bể phốt xảy ra chiều nay do mưa lớn.
Một góc khác ở sân bay Nội Bài cũng tràn ngập chất thải và bốc mùi hôi thối. Ảnh do độc giả cung cấp. |
Ông
cho biết cơn mưa xảy ra chỉ trong vòng 20 phút nhưng khá lớn khiến cho
áp lực nước mạnh. Hệ thống đường cống bị bục, kèm theo nắp bể phốt cũng
bị bật, khiến các chất thải tràn ra ngoài. Các nhân viên môi trường đang
sử dụng máy để hút cạn nước để đậy lắp lại.
Vị
lãnh đạo này cho biết rất nhiều trận mưa lớn xảy ra nhưng đây là lần
đầu tiên, bể phốt bị bục. "Chúng tôi rất ngạc nhiên về điều này, có thể
là hệ thống đường ống xuống cấp và đã đến lúc cần sửa chữa", vị lãnh đạo
này nói.
Đây
không phải là lần đầu tiên sân bay Nội Bài chứng kiến cảnh chất thải bị
trào ra khi mưa. Theo phản ánh của một số nhân viên làm việc tại đây
rất nhiều lần họ phải chịu cảnh cả sân bay bốc mùi hôi thối. "Mỗi lần
mưa đến là chúng tôi lại chịu trận. Thậm chí cả những ngày nắng thì mùi
hôi cũng bốc ra từ hệ thống đường ống và bể phốt", nhân viên ở đây phản
ánh.
Năm 2008, nhà ga sân bay Nội Bài còn xảy ra cảnh dột mỗi khi trời mưa.
Sân bay Quốc tế Nội Bài bị dột
Cứ
mỗi lần trời mưa, nhà ga, sảnh trước khu ăn uống và nhiều địa điểm khác
tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) lại xuất hiện những chiếc xô, chậu
đủ các màu làm nhiệm vụ... hứng nước.
Nhiều hành khách cho rằng, việc một sân bay quốc tế có tầm cỡ trong khu vực bị dột là điều khó chấp nhận.
Một
hành khách tên Cương ở Hà Nội kể: "Tuần trước tôi đưa khách ra sân bay
Nội Bài, một hình ảnh chướng mắt đập vào mắt là cảnh nhà ga bị dột mặc
dù trời mưa không lớn. Các nhân viên đã sử dụng một loạt xô, chậu ra để
hứng nước".
Hình ảnh xô chậu xuất hiện ở nhiều nơi trong sân bay Nội Bài. Ảnh: Quốc Cương. |
Nhiều
người có mặt ở sân bay lúc bấy giờ gồm cả khách nước ngoài đều cảm thấy
khó chịu. "Tôi không hiểu nổi một sân bay mang tầm cỡ như Nội Bài là
điểm dừng chân đầu tiên của khách quốc tế đến Hà Nội lại để tình trạng
này xảy ra", anh Cương nói.
Anh
Minh - hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội cho hay, chuyện xô chậu đủ các
màu được nhà chức trách sân bay huy động ra các sảnh và khu nhà ga sân
bay Nội Bài để hứng nước mưa đã diễn ra từ khá lâu. "Bạn bè, khách hàng
thắc mắc về chuyện này, tôi chẳng biết giải thích thế nào bởi có ngày
trời khô ráo, mưa đã ngớt từ lâu những chiếc xô chậu vẫn có mặt tại đây
để hứng nước", anh nói.
Trời không mưa, những chiếc xô này vẫn nằm ở vị trí sẵn sàng hứng nước. Ảnh: Quốc Cương. |
Trao đổi với VnExpress, Phó
cục trưởng Cục Hàng không VN - Lại Xuân Thanh thừa nhận có hiện tượng
nhà ga sân bay Nội Bài bị dột. Mặc dù đã được sửa chữa nhiều lần song
hiện tượng bị dột khi trời mưa vẫn xảy ra. Trong lúc chờ rót vốn nâng
cấp giải pháp tạm thời là huy động xô chậu ra hứng nước.
Một
quan chức Cảng vụ Nội Bài thì cho rằng, khâu thoát nước có vấn đề nên
có hiện tượng ngay cả khi trời khô ráo nước trên trần đọng lại vẫn chảy
xuống sàn. "Mỗi năm, chúng tôi đã dành không ít kinh phí để cải tạo, sửa
chữa nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng này", ông nói.
Trước
đây, mỗi lần trời mưa, nhân viên phải mang chổi lau nhà ra để bạt nước,
tránh sự cố cho hành khách. Huy động xô chậu là một giải pháp được các
nhân viên cho là tiết kiệm nhân lực trước khi sự cố được khắc phục triệt
để.
Cảng
hàng không Nội Bài được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1978. Đây
là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam hiện nay, sau Sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất, TP HCM. Năm 2001, nhà ga hành khách T1 được xây dựng và khánh
thành với tổng diện tích 90.000 m2.
Nhà
ga T2 sắp được khởi công xây dựng, với 4 tầng, tổng diện tích sàn 90
ha. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỷ yen Nhật. Theo quy hoạch
chung, đến năm 2010, nhà ga T2 sẽ đi vào hoạt động đưa Sân bay quốc tế
nội bài đạt công suất 15-20 triệu hành khách năm, trở thành một trong
những trung tâm vận tải hàng không trong khu vực, có sân bay dự bị là
Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng).
Băng chuyền tại sân bay Nội Bài xì khói
Chiều
28/11, một băng chuyền hành lý tại sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) bất
ngờ phả luồng khói trắng kèm theo mùi khét. Nhiều người phải chạy xa
khỏi khu vực trả đồ vì lo sợ hỏa hoạn.
> Sân bay Tân Sơn Nhất cháy do chập điện
> Sân bay Tân Sơn Nhất cháy do chập điện
Nhiều hành khách đứng chờ hơn một giờ liền cũng không thấy đồ của mình ra. Ảnh: Đ.X. |
Anh
Xuân - hành khách tham gia chuyến bay VN 919 từ Quảng Châu về Hà Nội
cho hay, sau khi hạ cánh xuống Nội Bài lúc 17 giờ, mọi người xếp hàng ở
phía băng chuyền hành lý chờ lấy đồ. Trong số hành khách xếp hàng ở đây
có cả các vận động viên đoàn thể thao Việt Nam vừa tham dự Đại hội Thể
thao châu Á (Asiad) trở về.
Khói trắng, kèm theo mùi khét khiến nhà chức trách hàng không phải cho dừng băng chuyền để sửa chữa. Ảnh do hành khách chụp lúc 18h30 chiều qua. |
Ban
đầu băng chuyền vẫn hoạt động bình thường và có một số hành lý được trả
ra. Tuy nhiên, băng chuyền chạy được một lúc thì không thấy thả đồ ra
nữa. Hành khách đợi không thấy hành lý được chuyển ra bắt đầu tỏ ra sốt
ruột. "Khoảng 6h, chúng tôi ngửi thấy mùi khét, kèm theo đó là khói mù
mịt. Nhiều người nhìn thấy đã phải chạy ra xa khu vực băng chuyền vì lo
có cháy nổ", anh Xuân nói.
Không thể nhận đồ trực tiếp tại băng chuyền, hành khách ra cửa phụ để nhận trực tiếp. Ảnh: Đ.X. |
Anh cho biết, 10 phút sau khi xuất hiện khói, kèm theo mùi khét, dây chuyền tạm dừng hoạt động. Hành khách được thông báo ra cửa phụ để trực tiếp nhận đồ. "Tôi là người nhận đồ cuối cùng sau hơn một giờ xếp hàng chờ", anh Xuân nói.
Trao đổi với VnExpress.net, nhà chức trách quản lý Cảng hàng không Nội Bài cho biết đang xác định nguyên nhân sự cố trên.
No comments:
Post a Comment