Nguyễn Trọng Tạo – “Giặc
Hồ vào cướp nước là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp
bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến hỏi kế ở
các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng
hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng
hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin
lời hay vậy.” – Sử gia Ngô Sĩ Liên
Hội nghị Diên Hồng được xem như một hội
nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các bậc phụ lão có thể coi
là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các bậc phụ lão là những
người đã truyền đạt lại chủ trương của nhà vua đến người dân.
Hội nghị Diên Hồng diễn ra vào tháng Chạp
năm Giáp Thân (1284) do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bậc
phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay
chiến khi quân Nguyên Mông xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “tháng
12, Trần Phủ từ Nguyên trở về, tâu rằng vua Nguyên sai bọn thái tử Trấn
Nam Vương Thoát Hoan, Bình chương A Lạt và A Lý Hải Nha đem quân lấy cớ
mượn đường đi đánh Chiêm Thành, chia đường vào cướp nước ta. Thượng
hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi
kế sách đánh giặc. Các phụ lão đều nói ‘đánh’, muôn người cùng hô một
tiếng (sát thát – NTT), như bật ra từ một cửa miệng.” *
Bình luận về sự kiện ấy, sử gia Ngô Sĩ Liên viết:
“Giặc Hồ vào cướp nước là nạn
lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế
sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là
vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để
dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ
được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.”
___________
* Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 2004.
(Nguồn: Internet)
(Nguồn: Internet)
No comments:
Post a Comment