LÝ ĐẠI NGUYÊN – Kể từ
chuyến công du Trunggcộng đầu tiên của nữ ngoại trưởng Hillary Clinton
trong chính quyền Dânchủ Barack Obama của Mỹ, ngày 21/02/2009, với lời
tuyên bố xanh dờn cùng báo chí: “Không nên để các cuộc tranh luận với Trungquốc về nhân quyền cản trở những tiến bộ trong các lãnh vực khác”, thì
mộng bành trướng của Bắckinh như ‘hổ thêm cánh’,
Trungcộng coi việc
thôn tính Biển Đông và Đông Nam Á đương nhiên nằm trong túi họ. Đến độ
đô đốc Timothy Keating tư lệnh lực lượng Hoakỳ tại Áchâu Thái Bình Dương
và Ấn Độ Dương đã kể lại: “Một viên tướng Trungquốc đề nghị với ông
rằng: Hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương”. Theo gợi ý đó, phía
Trungquốc họ sẽ lo gìn giữ hoà bình từ Hawail về phía Tây, để Hoakỳ lo
từ Hawail sang phía Đông”. Từ đó, Trungcộng ngang nhiên khẳng định: “Trungquốc
có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo Namhải (Biển Đông) bao
gồm cả Tâysa (Hoàngsa), Namsa (Trườngsa) cùng với các vùng phụ cận”, vẽ
thành hình ‘lưỡi bò’ chiếm trên 80% diện tích Biển Đông Nam Á. Rồi tăng
cường hải quân uy hiếp các nước Đông Nam Á và khiêu khích Nhậtbản. Cơ
quan tuyên truyền của quân đội Trungcộng tung ra những bài viết kích
thích tinh thần binh sĩ về mục đích mở rộng biên cương, mà nơi cuối cùng
nhắm tới, chính là nước Mỹ để nước Trunghoa thành ‘bá chủ hoàn cầu’.
Trước sự công khai hung hãn uy hiếp các
nước láng giềng, ngang tàng bành trướng của Trungcộng tại Biển Đông,
trong buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ, của Tiểu ban Đông Á – Thái Bình
Dương, ngày 15/07/2009, thượng nghị sĩ Jim Webb cho rằng: “Điều quan
trọng phải làm rõ là chỉ có Hoakỳ mới đủ tầm vóc và sức mạnh để đương
đầu với Trungquốc trong hoàn cảnh hiện nay. Do vậy Mỹ phải cung cấp một
sự bảo vệ khả tín cho phép các nước khác phát triển kinh tế mà không bị
đe dọa”. Phó phụ tá bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robbert Scher xác định: “Hoakỳ
sẽ tiếp tục hoạt động quân sự trong vùng Biển Nam Trunghoa – Biển Đông
Việtnam, theo đúng luật quốc tế như từ trước tới nay. Hoakỳ duy trì
quyền thông thương trên hải phận quốc tế theo luật LHQ, giữ những quyền
lợi của Mỹ trong khu vực này”. Nữ ngoại trưởng Mý, Hillary Clinton tuyên bố tại Bangkok Tháilan ngày 22/07/2009 rằng: “Hoakỳ đã trở lại Áchâu và sẵn sàng tái tục và củng cố những quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh”.
Từ đó hai nước Mỹ, Tầu sống trong không khí căng thẳng, nhất là sau khi
Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đàiloan, thì cuộc gặp cấp cao giữa 2 bộ
quốc phòng Mỹ, Tầu bị Trungcộng hủy bỏ. Những cuộc tập trận của 2 phía
diễn ra liên tục.
Nhưng rồi để chuẩn bị cho cuộc họp thượng
đỉnh giữa Barack Obama với Hồ Cẩm Đào từ 19 đến 21/01/2011, phía
Trungcộng đã tỏ thiện chí mời bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates
chính thức thăm Bắckinh từ 10 đế 13/01/2011. Tại đây, ông Gates giải
thích với báo chí rằng: “Quan hệ quân sự giữa Hoakỳ và Trungquốc rất quan trọng, cho nên không thể để lệ thuộc vào những thăng trầm chính trị”.
Nội dung cuộc thương thảo giữa Barack Obama và Hồ Câm Đào gồm những vấn
đề mà Mỹ,Tầu phải quan tâm, kể cả những sự việc không thể ‘công khai
hóa’. Obama nói: “Hoakỳ muốn Trungquốc có trách nhiệm lớn hơn trong tư cách một siêu cường đang lên”. Hồ Cẩm Đào cố gắng làm cho người Mỹ yên tâm rằng: “Bắckinh sẽ không tham gia vào bất cứ một cuộc chạy đua vũ trang, hoặc đặt ra mối đe dọa quân sự nào”. Để
chứng minh cho lời nói trên, Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nước, tổng bí thư
đảng, chủ tịch quân ủy Trungcộng, lần đầu tiên đã cử một phái đoàn quân
sự cao cấp do tướng Trần Bỉnh Đức tổng tham mưu trưởng Quân Đội Giải
Phóng Nhân Dân Trung Quốc dẫn đầu, chính thức viếng thăm Hoakỳ, để thảo
luận sâu rộng về vấn đề quân sự 2 nước, với giới chức tương nhiệm là đô
đốc Mike Mullen chủ tịch liên quân Hoakỳ ở Ngũ Giác Đài ngày 18/05/11.
Trong cuộc họp báo tại đây, tướng Trần Bỉnh Đức cho rằng: “Một khoảng cách 20 năm đang hiện hữu giữa quân đội Hoakỳ và quân đội Trungquốc”. Ông nói thêm: “Qua
các chuyến đi của tôi đến thăm Hoakỳ trong vài ngày qua, tôi lấy làm
kinh ngạc về sự tân tiến của quân đội Hoakỳ, của vũ khí cũng như các lý
thuyết và nhiều thứ khác. Tôi có thể nói với quý vị rằng, Trungquốc
không có khả năng để có thể thách thức Hoakỳ”. Điều đáng nói là
không phải chỉ riêng với Mỹ, ngay với Philippines, giới quân đội
Trungcộng cũng tỏ ra hoà dịu hơn. Ngày 23/05/11, bộ trưởng quốc phòng
Trungcộng, tướng Lương Quang Liệt, hội đàm với bộ trưởng quốc phòng
Philippines, Voltaire Gazmin, 2 bên đều nhấn mạnh tới nhu cầu duy trì
mối quan hệ hoà bình, nhất là khi giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển
Đông. “và thừa nhận giá trị của bản tuyên bố về cách ứng xử của các bên trong Biển Nam Trunghoa”. Phù
hợp với tuyên bố của ASEAN về Biển Đông ngày 19/05/2011. Trong tuyên bố
chung của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN đã khẳng định: “Quyền tự
do lưu thông hàng hải ở Biển Đông theo quy định của Công Pháp Quốc Tế,
trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982 về Luật Biển”.
Nhưng riêng với Việtnam thì Trungcộng lại
tỏ ra kẻ cả, buộc Việtcộng phải chấp nhận ‘giải pháp song phương’. Ngày
12/04/11, trước khi phe quân sự Trungcộng do tướng Trần Bỉnh Đức lên
tiếng chịu để quân đội Tầucộng đứng hàng dưới so với quân đội Hoakỳ,
Trung cộng đã cho một viên tướng lãnh đạo quân đội là Quách Bá Hùng, phó
chủ tịch quân ủy trung ương Trungcộng sang hội đàm với tướng Phùng
Quang Thanh bộ trưởng quốc phòng Việtcộng về vấn đề tranh chấp Biển
Đông. Gặp Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng
Việtcộng. Họ Quách nói: “Hai bên cần cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa 2 nước”.
Truyền thống hữu nghị giữa 2 nước là anh em, thầy trò, chủ tớ, trong
nhà đóng cửa dậy nhau, không cho bên ngoài can thiệp, ở đây rõ ràng ám
chỉ là Hoakỳ. Liền sau đó Trungcộng cho một phái đoàn chính phủ, ngày
18/04/11 do thứ trưởng ngoại giao Trương Chí Quân họp với người tương
nhiệm là Hồ Xuân Sơn. Liên quan đến Biển Đông hai bên đã đồng ý là sẽ
mau chóng ký kết thoả thuận, xác định các nguyên tắc cơ bản để giải
quyết tranh chấp. Ngay sau đó Trungcộng ngang nhiên ra lệnh cấm ngư dân
đánh cá ở Biển Đông từ 16/05 đến đầu tháng 08/11 là mùa đánh cá của ngư
dân Việtnam. Ngày 21/05/11, lại cho tầu lớn đâm chìm thuyền đánh cá của
17 ngư dân Việtnam gần Vũng Tầu. Xem vậy, bọn tân lãnh đạo Việtcộng vẫn
ngoan ngoãn vâng lệnh quan thầy Tầucộng, từ từ dâng đất nước, quyền lợi
của cả quốc dân và nền độc lập dân tộc Việtnam cho Trungcộng. Nắm được
Việtnam là mở rộng đường chiếm trọn Đông Nam Á. Mưu lược Trungcộng là
‘nín thở qua sông’ cúi đầu trước Mỹ, êm đềm nuốt Việtnam, làm chủ Đông
Nam Á, lúc đó đủ tư thế, nhẹ nhàng hất Mỹ ra khỏi Áđông, trở thành đối
trọng với Mỹ trong cục diện thế giới mới, với nhiều nguy cơ chiến tranh
hơn là hoà bình. Có lẽ không riêng gì người dân Việtnam, mà ngay đối với
Hoakỳ và các nước Á, Âu, cũng như toàn thể nhân loại yêu tự do hoà
bình, giờ đây đều phải nghĩ tới một cuộc ‘Cách Mạng Hoa Lài’ để giải
thoát cho Việtnam, cứu nguy cho Thếgiới rồi vậy.
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigon ngày 24/05/2011.
Little Saigon ngày 24/05/2011.
No comments:
Post a Comment