TRẦNNAMCHẤN - Trước
mỗi sự kiện đáng chú ý bao giờ cũng có những cách đánh giá khác nhau.
Đối với sự kiện Osama Bin Laden bị hạ sát cũng vậy, nhóm người này thì
cho rằng đây là thắng lợi quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố, nhóm
khác lại cho rằng al-Qaeda chỉ mất đi một con người, và sự mất mát đó
chỉ làm cho phong trào chống phương Tây, mà al-Qaeda là hạt nhân, phát
triển rầm rộ hơn. Người ta cũng nói đến một vài ông trùm khủng bố khác
còn nguy hiểm hơn Bin Laden rất nhiều.
Mặc
dù, như thường nói, chỉ có thời gian mới cho ta câu trả lời đúng đắn
nhất, nhưng ta hãy cứ thử phân tích các khả năng xem sao.
Cách
đây hơn 20 năm, dưới chiêu bài bảo vệ và chấn hưng đạo Hồi, al-Qaeda
thực chất được thành lập để chống lại các thế lực tư bản Tây phương (và
cả Liên Xô) đang thao túng tình hình chính trị và những nguồn tài nguyên
thiên nhiên khổng lồ tại các quốc gia Hồi giáo, đồng thời nhằm thủ tiêu
đồng minh số Một của Mỹ ở Trung Cận Đông là Israel.
Mục
tiêu gần của al-Qaeda là gây kinh hoàng cho dân chúng các nước phương
Tây mà trước hết là Mỹ, buộc chính phủ các nước này phải thông qua những
khoản chi khổng lồ cho công cuộc ‘chống khủng bố’, nhằm làm rối loạn
cuộc sống xã hội và làm suy yếu nền kinh tế của các nước đó. Mục tiêu
dài hạn của nó là xây dựng một lực lượng khủng bố xuyên quốc gia ngày
càng lớn mạnh để đến lúc nào đó có thể tiêu diệt một vài quốc gia phương
Tây hoặc thân phương Tây, trong đó cóIsraelnhư đã nói. Không loại trừ
đã có những lúc trong đầu những kẻ như Bin Laden xuất hiện cả tham vọng
làm bá chủ thế giới!
Khi đưa ra các mục tiêu như vậy, Bin Laden cũng bắt đầu một phép thử, và chính cuộc đời của ông ta cũng trở thành một phép thử.
Khách
quan mà nói, al-Qaeda đã phần nào đạt được mục tiêu ngắn hạn của nó. Nó
đã gây cho dân chúng Mỹ và một số nước phương Tây khác tâm lý bất an
kéo dài một thập niên. Cũng có thể nói rằng một trong các nguyên nhân
dẫn đến suy thoái kinh tế Mỹ và suy thoái toàn cầu là sự rối loạn do
al-Qaeda gây ra. Nước Mỹ đã suy yếu đáng kể vì al-Qaeda và ông trùm Bin
Laden của nó.
Tuy nhiên, để gây ra
được sự suy yếu đáng kể đó của Mỹ thì bản thân al-Qaeda đã phải làm suy
yếu chính nó nhiều lần. Nó đã không thể nào thực hiện thêm được một vụ
khủng bố thứ hai với quy mô như vụ 11.09.2001. Mấy năm gần đây, sự hiện
diện của al-Qaeda trên thế giới là khá ‘im ắng’. Lực lượng của nó đã
không thể nào phát triển rộng khắp như mong muốn của ‘ông Trùm’. Bản
thân ông Trùm phải sống chui lủi để rồi cuối cùng phải lãnh một cái chết
thảm hại.
Ở thế giới bên kia, giờ này chắc hẳn Bin Laden phải cay đắng thừa nhận rằng phép thử mà ông ta dự định về cơ bản đã thất bại.
Còn những thành viên khác của al-Qaeda thì sao? Họ cảm thấy gì vào giờ này?
Lẽ
tự nhiên là sau cái chết của ông chủ thì có không ít những kẻ đang sôi
lên vì muốn báo thù. Nhưng nói gì thì nói, đa số họ đã nản lòng và mất
tinh thần.
Họ không thể không thấy
rằng mục tiêu mà ông Trùm của họ đề ra đã thất bại. Họ phải thấy rằng dù
giỏi giang hơn người nhưng lý tưởng của Bin Laden vẫn chỉ là viển vông.
Họ cũng phải nhìn thấy số phận tương tự Bin Laden đang chờ những người
thay thế ông ta. Và dù can trường đến đâu, mười mấy năm sống chui lủi
cùng ông chủ trong tình trạng vô vọng cũng không thể không làm cho họ
thấy mệt mỏi chán chường.
Một trong
những bằng chứng về sự suy yếu của al-Qaeda và sự nản chí của các thành
viên của nó là từ hôm Bin Laden bị giết đến nay ta chưa thấy al-Qaeda ra
một tuyên bố nào thật đanh thép và tiến hành một vụ trả thù nào (tất
nhiên điều này cũng do cả sự cảnh giác cao độ của chính quyền và nhân
dân các nước mà al-Qaeda xem là kẻ thù).
Người
ta vẫn hay nói về ‘thánh chiến’ của dân theo đạo Hồi. Nhưng hãy thử
nhìn lại các sự kiện vùng Vịnh trong 20 năm qua xem thế giới Hồi giáo đã
tổ chức được một cuộc ‘thánh chiến’ nào ra hồn hay chưa?
Nhân
đây cũng xin nói qua về thái độ của chính quyền các nước cộng sản. Vì
lâu ngày quen phè phỡn, các quan chức CS cũng sợ khủng bố, và vì sợ nên
buộc phải lên án khủng bố. Tuy nhiên, trong thâm tâm thì họ thích Bin
Laden hơn nhiều so với các chính thể dân chủ đa đảng ở phương Tây. Dù
ngại al-Qaeda, nhưng nếu hội này làm hại được Mỹ thì trong bụng họ cũng
thấy khoái, mặc dù vẫn ngửa tay xin tiền ‘tư bản’. Chính vì vậy mà họ
không ra tuyên bố chính thức nào về sự kiện Bin Laden bị giết.
Trở lại cái chết của thủ lĩnh al-Qaeda, xin một lần nữa khẳng định rằng ‘phép thử Bin Laden’ của chính Bin Laden đã thất bại.
TRẦNNAMCHẤN
No comments:
Post a Comment