Trần Khải - Trong tình
hình Trung Quốc ngày càng lấn lướt ở Biển Đông, bắt đầu cho xây dựng để
khai thác du dịch 6 đảo gần tỉnh Hải Nam, và sắp cho hạ thuỷ chiếc hàng
không mẫu hạm đầu tiên… chính phủ Việt Nam có cần phải nín thở qua sông
nhịn nhục thêm, để lâu dài sẽ bị mất thêm nhiều quyền lợi, hay là nên
cứng rắn như Phi Luật Tân, hay là nên lặng lẽ kết thân quân sự với Mỹ để
phòng khi hữu sự?
Điều quan tâm là,
chính phủ Mỹ mưa nắng thất thường, cứ mỗi 4 năm là mùa bầu cử rộ lên, và
các chính khách lại phải chiều chuộng dư luận cử tri. Lòng dân Mỹ đâu
có muốn hy sinh cho những quyền lợi mà họ thấy xa vời; thêm nữa, chính
phủ CSVN không được sự tin cậy hữu hảo với cử tri Mỹ, khi hồ sơ nhân
quyền VN luôn luôn bị kể tội. Còn như Khối ASEAN thực sự chỉ tin nổi có
Phi Luật Tân, quốc gia liên tục bày tỏ cứng rắn với Trung Quốc, và tuần
này lại kiện Bắc Kinh ra LHQ vì vấn đề lấn chiếm Biển Đông… Không bao
nhiêu nước trong ASEAN thực sự thấy mức độ khẩn cấp phải gìn giữ Biển
Đông. Điều chúng ta muốn hỏi, nếu TQ không dùng vũ lực quân sự, mà cứ
thỉnh thoảng đụng chìm tàu ngư dân Việt và rồi đưa người lên các đảo
không người ở Biển Đông để khai thác du lịch… không lẽ tàu Việt Nam nổ
súng trước? Nếu tàu VN không nổ súng trước, không lẽ cứ để cho tàu TQ
đụng chìm tàu ngư dân VN hoài? Và khi du khách cứ đi tour du lịch ở
Hoàng Sa, vài năm nữa sẽ không ai tin Hoàng Sa là của Việt Nam nữa.
Trong
chính giới Hoa Kỳ tuần qua cũng nghe điều trần về Biển Đông. Một chi
tiết cho thấy, tuy Hoa Kỳ trước giờ vẫn đòi thông thương đường hàng hải
Biển Đông, nhưng thực tế là Thượng Viện Mỹ vẫn chưa phê chuẩn bản Công
Ước Luật Biển LHQ — một bản văn có tên là United Nations Convention on
the Law of the Sea (UNCLOS) — và như thế, khi hữu sự, Mỹ lấy văn bản cơ
sở nào để hỏi tội Trung Quốc là vi phạm Luật Biển LHQ?
Như
thế, khi Mỹ chưa phê chuẩn Công Ước Luật Biển LHQ, có nghĩa là Mỹ muốn
gìn giữ quyền lợi Mỹ ở một số vùng biển hay vùng đảo Mỹ đang có, và có
thể sẽ mâu thuẫn quyền lợi nếu công nhận Luật Biển này. Vậy thì, làm sao
Mỹ có thể kết án Trung Quốc là phạm luật LHQ?
Trang web http://blog.heritage.org
ngày 14-4-2011, có bài của phóng viên Walter Lohman kể rằng Đô Đốc
Robert F. Willard — hiện là Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ Thái Bình Dương —
tuần qua điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, đã kêu gọi Thượng
Viện hãy phê chuẩn Công Ước Luật Biển UNCLOS.
Có
một điều để suy nghĩ nữa: Trung Quốc lý luận rằng Công Ước Luật Biển
UNCLOS hạn chế hoạt động quân sự Hoa Kỳ tại các vùng EEZ nước ngoài, có
nghĩa rằng luật naỳ cấm hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng được Luật
Biển LHQ gọi là vùng EEZ. Đây là chữ viết tắt của “Exclusive Economic
Zone” (Vùng Kinh Tế Độc Quyền), mà luật LHQ cho riêng một quốc gia khai
thác tài nguyên biển. Vùng này định nghĩa là từ đất liền của một quốc
gia tính ra biển xa tới 200 hải lý (tức 200 dặm nautical, tương đương
370.4 kilometers). Nếu tính cả thềm lục địa, vùng khai thác độc quyền
này sẽ được phép xa hơn 200 dặm biển đó.
Như
thế, nếu xét theo luật biển UNCLOS của LHQ, mà Thượng Viện Mỹ (nơi hai
Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vẫn gây nhau hàng ngày) chưa chịu phê chuẩn thì
hành vi Trung Quốc khai thác du lịch ở các đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ
làm cho Việt Nam thất thế, và làm cho Mỹ có thể gọi là bó tay.
Nói
rằng Việt Nam thất thế về lâu dài, vì du khách quốc tế đi các tour
Trung Quốc sang chơi trên các đảo quanh Hoàng Sa sau này rồi sẽ cứ nghĩ
rằng vùng Biển Đông này là của Trung Quốc, mà không mấy ai tìm hiểu về
trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974.
Nói
rằng Mỹ có thể sẽ bó tay, bởi vì Trung Quốc sẽ vẫn cho thông thương
hàng hải Biển Đông (để không bị Quốc Hội Mỹ làm khó dễ) trong khi các
công ty TQ vẫn xây cất, phát triển, khai thác các đảo trong vùng Biển
Đông. Và nếu tính 200 hải lý từ các đaỏ không người mà Trung Quốc chiếm,
xây cất, khai thác du lịch… thì Mỹ không có cớ gì đưa quân sự vào vùng
EEZ quanh các đảo này ở Biển Đông.
Điều để suy nghĩ nữa, trong tình hình kinh tế Mỹ suy yếu và quân đội Mỹ đang bận tay với các cuộc chiến chống khủng bố, Biển Đông sẽ là nơi để Trung Quốc từ từ lấn lướt.
Thực
tế, tuy các dân cử gây gỗ nhau, và ngăn trở nhau đủ thứ, giới chiến
lược quân sự Mỹ vẫn có tầm nhìn xa. Cũng chính Đô Đốc Robert Willard
tuần trước đã tiết lộ rằng quân lực Mỹ dự kiến sẽ đưa vào trú đóng tại
Úc Châu.
Bản tin AFP viết, Bộ Trưởng
Quốc Phòng Mỹ Robert Gates nói rằng ông có một nhóm nghiên cứu về tình
hình đưa chiến binh Mỹ luân phiên qua các căn cứ quân sự của Úc, “nhưng
ông không muốn thiết lập bất kỳ căn cứ quân sự thường trực mới nào ở
vùng Thái Bình Dương. Và ông sử dụng ngôn ngữ ngoạị giao khi được hỏi có
phải kế hoạch như thế là để ghìm chân TQ. ‘Điều này thực sự là tiếp tục
hiện diện cuả Mỹ và xây dựng quan hệ này, và phần nhiều là về quan hệ
của chúng ta với phần còn lại của Châu Á hơn là về TQ.’”
Như
thế, Việt Nam sẽ luôn luôn ở thế khó xử. Việt Nam không muốn gây chiến
với Trung Quốc, và không có khả năng đó. Nhưng nếu để TQ khai thác du
lịch vùng Hoàng Sa và các đảo quanh vùng naỳ, về lâu dài VN sẽ không
thuyết phục được dư luận quốc tế.
Tương
tự cùng thân phận, có lẽ vì nhận thấy im lặng sẽ bất lợi cho dư luận,
nên chính phủ Phi Luật Tân đã nộp đơn lên LHQ để kiện Trung Quốc chuyện
lấn biển. Ít nhất cũng để có tiếng vang, để các du khách quốc tế đi tour
Trung Quốc được đưa vào Biển Đông sẽ hiểu rằng Phi Luật Tân không hài
lòng.
Mặt khác, Việt Nam kết thân
quân sự với TQ như các bản tin mấy ngày qua cho thấy đúng là một cách
khéo léo để giữ gìn hòa bình (bởi vì, không lẽ gây sự). Nhưng câu hỏi
nêu ra rằng, với tình hình TQ ồn ào khai thác du lịch, ầm ĩ khai thác
dầu Biển Đông trong khi vẫn lấn ép ngư dân Việt, thái độ nhẫn nhịn của
VN nên giữ tới mức nào?
Ván cờ quả
nhiên là khó gỡ cho VN. Chỉ trừ phi xảy ra một cơ hội lớn: chế độ độc
tài toàn trị của TQ sụp đổ, và chế độ nối tiếp của TQ sẽ là đa đảng… khi
các đảng liên tục tranh cãi nhau ở Bắc Kinh, may ra VN mới có giải pháp
Biển Đông tốt đẹp.
Như thế, phải chăng là VN nên khởi sự các vận động dân chủ tiệm tiến ngay từ Hà Nội, trong khi bí mật yểm trợ các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc?
Đúng là tiến thoáí lưỡng nan.
No comments:
Post a Comment