Monday, April 18, 2011

CÁC DANH NHÂN KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG VỊ THÁNH

Oanh Yến Thị Phạm - Mỗi con người là một thực thể tồn tại độc lập khách quan và duy nhất. Trong quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách ngoài sự tự phấn đấu của bản thân trong quá trình tích lũy kiến thức, mức độ cảm thụ của riêng bản thân về những giá trị đạo đức mà gia đình truyền dạy hay thuần phong mỹ tục và những căn bản đạo đức được xã hội mà cá nhân đó đang hòa nhập, công nhận. Do đó không thể nào ai cũng giống ai được.
Mỗi người đều có một trình độ kiến thức, nhận thức, một nhân sinh quan, thế giới quan khác nhau dĩ nhiên không thể vượt qua được những giá trị phổ quát mà nhân loại đã công nhận. Trong suốt quá trình tồn tại của nhân loại cho đến ngày hôm nay và cả sau này việc đấu tranh không ngừng nghỉ để mỗi cá nhân trong xã hội được công nhận như một thực thể độc lập, khách quan như bản chất cá nhân đó vốn có. Bản thân của nền Dân Chủ Tự Do, của các nước áp dụng Tam quyền phân lập theo khế ước xã hội đều có chung một ông tổ là Thomas Hoppe, nhưng nền Dân Chủ Tự Do và các quyền cơ bản của con người không ngừng được cải cách, phát triển bởi John Lock, Voltaire, Montesquieu, Alexander Halminton, Thomas Jefferson…. và vẫn còn tiếp tục được hoàn thiện sao cho ngày càng nhân bản, nhân văn hơn bởi chúng ta.
Con người có thể hợp nhau ở những điểm này điểm khác thậm chí nhiều điều nhưng giống nhau và hợp nhau ở tất cả mọi điều thiển nghĩ là một việc bất khả.

-Với quyền Tự Do Ngôn Luận con người có toàn quyền phát biểu trên tư cách cá nhân và theo cách mà họ muốn nói về một đề tài trong phạm vi giới hạn cho phép của những giá trị phổ quát mà nhân loại và cộng đồng mà người đó đang hòa nhập chấp nhận một cách tự do, không bị cưỡng ép.

-Tán đồng hay Phản biện cũng nằm trong quyền Tự Do Ngôn Luận. Nhưng để “Danh chính ngôn thuận” và “faire play”, trước hết phải tôn trọng ý kiến và cách nói, cách diễn đạt của tác giả.

“ Tôi không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ, những lý lẽ mà ông đưa ra cũng không đặc biệt thuyết phục…” cách nói như thế mới là Ngô Bảo Châu chứ không phải của Nguyễn Tấn Dũng và cũng không phải của tôi.

“ Paris có gì lạ không em, mai anh về em có còn thương?…” Thơ như thế mới là Cung Trầm Tưởng và phổ nhạc nắm được tứ thơ như thế mới là Phạm Duy.

“ Gọi nắng cho vừa màu mắt em, bàn tay xanh sao bao yêu phiền…” Đấy mới là Trịnh không phải Đoàn Chuẩn-Từ Linh

-Tán đồng hay Phản biện mà “hay là ý của ông ý như thế này…” hoặc “ Chắc là ông ý ngụ ý như vầy…”, “ Ông ý phải nói toạc móng heo nó là như vầy…” tôi mới đồng ý v,v và v.v…

-Hoặc trích dẫn những Danh ngôn của những Danh nhân, đại loại như của Mark Twain: “ Tốt hơn không nên lên tiếng và làm như một kẻ ngốc, còn hơn nói ra và mở rộng hoài nghi.” Xin thưa câu trên của Mark Twain chưa chắc đã đúng. Hoài Nghi vốn là một trong những động lực của phát triển. Copernic, Galileo không hoài nghi không phải mặt trời quay chung quanh trái đất mà ngược lại? Newton không hoài nghi cái sự rơi của trái táo rơi vào đầu v.v…. . Ngày nay không biết nhân loại sẽ như thế nào?

-Albert Einstein chỉ giỏi về khoa học lượng tử và nổi tiếng với thuyết tương đối. Bản thân thuyết tương đối cũng nói lên rằng phương trình may mắn của ông chỉ đúng với những người “ mũ ni che tai” hoặc những người “ ngậm bò hòn, tay đếm dollar”.

Còn với những người thấy sự bất bình chẳng tha, thì câu này vứt vào sọt rác.

Tại sao mang danh là nhà Đấu tranh cho Dân chủ lại mở miệng khuyên người khác “ tốt hơn không nên lên tiếng và làm như kẻ ngốc, còn hơn nói và mở rộng hoài nghi” hoặc “giữ cái lưỡi sau hàm răng” thế nhỉ? Như thế chẳng khác nào khuyên người khác “ Hãy sống, chiến đấu và học tập theo gương bác hồ zĩ đại”(đừng đọc lái nhá) ???

Theo tôi các Danh nhân không phải là những vị thánh.

Hà Nội 18/04/2011
Oanh Yến Thị Phạm

PS:Tôi có thói quyen mỗi khi căng thẳng hay sắp sửa ngồi vào gõ bàn phím phải lên mạng trêu chọc các sủa-sỹ trên mạng cho thư giãn, rồi mới bắt đầu tập trung viết.
Các còm sỹ đừng bắt chước tôi nhé! Vì tôi là tôi, khác quý vị.

www.aotrangoi.com

No comments:

Post a Comment