Dzũng Trinh - Người phụ nữ này đã từng là một phụ nữ kinh doanh xuất sắc nhất, và xây dựng một gia đình giàu có nhất ở Việt Nam … Nhưng đồng lúc đó, nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến cũng biết rằng khi muốn bước chân vào thế giới tối tăm của các vị trí chính trị cao cấp trong một nhà nước độc đảng, độc tài thì đó chỉ là một cao vọng trong trò chơi của canh bạc.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến |
Quả vậy, chỉ không lâu sau khi bà Yến và người em trai của bà là Đặng Thanh Tâm, cũng là một doanh nhân của một tập đoàn kinh doanh lớn trong nước, đã trở thành những “đại gia” đầu tiên được bầu vào quốc hội do đảng kiểm soát hồi năm ngoái, họ đã bị tấn công cá nhân, một cách tối nghĩa, bởi hầu hết các phương tiện truyền thông chính thống được quản lý bởi đảng và nhà nước lúc bấy giờ.
“Trước khi tôi đã thực hiện quyết định của tôi để tham gia Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, người ta (ý nói các cơ quan nhà nước) có thể cố gắng tìm một cách gì đó để hạ gục tôi và đuổi tôi ra”
Trong bộ y phục thanh lịch của một nữ doanh nhân thành đạt, người phụ nữ 52 tuổi nói với tờ Financial Times hồi đầu tháng 5 vừa qua, ở buổi phỏng vấn dành cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu trong nước được tổ chức tại khách sạn Melia Hà Nội. “Tôi đã sẵn sàng chờ đợi điều này.”
Lời phát biểu của bà Yến đã hiển thị như một lời tiên tri chính xác. Sau đó không lâu, dân biểu ĐặngThị HoàngYến đã bị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan giám sát bầu cử, khuyến cáo rằng bà có thể sẽ bị sa thải ra khỏi tư cách đại biểu do dân bầu, người ta nêu lý do bà Yến đã vi phạm luật bầu cử Quốc hội vì sự khác biệt về hình thức ứng dụng của mình.
Nói nôm na là bà Yến bị các báo chí của Đảng và Nhà nước “nã” tơi bời về việc cho rằng bà đã khai gian lý lịch khi ra ứng cử Quốc hội. Hầu hết các phương tiện truyền thông trong nước đã cố thổi phòng “tội trạng” của bà Yến. Các báo đài cho rằng bà Yến đã gian dối khi không khai bà đã từng một lần ly dị, và người chồng ly dị của bà là một Việt kiều Mỹ đang bị luật pháp Việt Nam truy nã tội gian lận trong kinh doanh. Bà Yến đã khai gian nguyên quán, liệt kê không rõ ràng nơi sanh là Sài Gòn hay Hải Phòng, man khai trình độ học vấn, và quan trọng hơn nữa là bà đã dấu nhẹm chuyện bà là một “đảng viên đã bị khai trừ”.
Tầm nhìn xa sự việc của bà Yến cuối cùng cũng bị đổ gục, ý chí kiên cường của một nữ lưu thành đạt trong doanh nghiệp đã bị bà Yến phá vở với chính mình. Trong buổi hợp báo vào cuối tuần ở một ngày Hà Nội có nắng đẹp. Qua dòng nước mắt thân phận của kẻ thua cuộc, Ba Yến tuyên bố rằng bà đồng ý từ chức nếu như … “Đó là điều mà Quốc Hội mong đợi” . Bà Yến khẳng định với báo chí mình sẽ thực hiện điều này…
Việc tham gia vào các chức vụ chính quyền của hàng ngũ doanh nhân Việt Nam vừa được manh nha rộ lên trong các năm gần đây, đã nhanh chóng lụi tàn theo sự sụp đổ của bà Yến. Là một cựu cán bộ từng nắm giữ các chức vụ của chính quyền địa phương. Đặng Thị Hoàng Yến đã dùng công sức và tiền của riêng của mình để xây dựng và phát triển thành công một khu công nghiệp với tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam ở những năm đầu thập niên 1990.
Bà Hoàng Yến có năm sinh 1959, tốt nghiệp Đại học Kinh tế thành ở Sài Gòn, từng làm việc 11 năm tại Uỷ ban nhân dân quận 5 của thành phố Sài Gòn (1980-1991), và cũng đã từng làm việc cho Trung tâm Phát triển Thương mại nước ngoài tại Sài Gòn trong hai năm sau đó.
Từ năm 1993, Đặng Thị Hoàng Yến là giám đốc của Phương Đông Tân Công ty TNHH Đồng thời, thành lập Công ty cổ phiếu Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA), và Tân Tạo đã trở thành một khu công nghiệp hàng đầu trong các nhóm phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Bà Yến là chủ tịch của ITA từ năm 1996, và là một trong mười người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong ba năm liên tiếp (2008-2010).
Trong tháng 5 năm 2011, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An đề nghị bà Yến như là một ứng cử viên cho cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 13, và bà Yến đã đắc cử….
Việc cho phép các doanh nhân song hành tham dự vào các chức vụ chính quyền hàng đầu của Đảng và Nhà nước, đã được Trung Quốc khai triển bằng một tiến trình di chuyển khá nhanh. Bên cạnh những chức vụ lớn của hàng Trung ương, các chức sắc có quyền mở công ty, điều hành doanh nghiệp với hình thức tư doanh hay tập đoàn… Tuy nhiên mô hình này có vẻ như khá chậm với các “đồng chí” của họ tại Việt Nam.
Ở Trung Quốc đã có những đại gia, những “ông trùm” doanh nghiệp là những chức sắc cao cấp của chính quyền. Trong khi đó, phía Việt Nam vẫn còn là một chuyện tràn đầy tính “đấu tranh” để doanh nhân được tham dự nhà nước.
Ở Trung Quốc đã có những đại gia, những “ông trùm” doanh nghiệp là những chức sắc cao cấp của chính quyền. Trong khi đó, phía Việt Nam vẫn còn là một chuyện tràn đầy tính “đấu tranh” để doanh nhân được tham dự nhà nước.
Nhân cuộc đắc cử vào Quốc Hội của bà Yến và em trai hồi tháng Năm năm rồi, nhiều cuộc thăm dò cũng đã được thực hiện để cho thấy rằng chỉ có một số ít ứng cử viên độc lập, là được phép đứng cùng với các đảng viên để làm ứng cử viên cho các chức vụ cầm quyền. Tuy nhiên, các ứng cử viên độc lập này, tất cả đều phải qua rất nhiều “xử lý hiệu đính” (nghĩa là được trau giồi chải chuốt) từ Đảng.
Dù vậy, hiện tượng này cũng được các nhà quan sát phân tích như là một “dấu hiệu của sự cởi mở ngày càng tăng trong Đảng”.
Trong một đất nước mà những khẩu hiệu tốt đẹp để xây dựng xã hội luôn được Đảng và Nhà nước cổ súy như chống tham nhũng, chống lãng phí của công, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước v.v… Ứng cử viên quốc hội (và sau đắc cử là dân biểu ), Đặng Thị Hoàng Yến đã tích cực giương cao ngọn cờ đầu, bà Yến đã thẳng thắn trong các cuộc tấn công của mình về tham nhũng vào những hàng chức sắc cao của chính quyền. Đả kích mạnh sự lãng phí tại các doanh nghiệp nhà nước, và yêu cầu (nhà nước tuân thủ) một sân chơi bình đẳng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng sự sụp đổ của bà Yến, hay nói đúng ra là việc đại biểu quốc hội doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến bị “dập” một cách công khai, diễn ra trước mặt đầy đủ công chúng, trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước, đã làm giới quan sát đặt ra một câu hỏi nghi ngờ về hướng đi của Đảng. Người ta thấy Đảng dường cố tình trì trệ ghị rịt lại chứ không muốn đi tới, tại một thời điểm khi mà Chính phủ đang cố gắng để thực hiện cải cách chuyện nợ nần lút đầu của các doanh nghiệp nhà nước, cũng như những phương sách kém hiệu quả của các lĩnh vực ngân hàng trên phạm vi rộng.
Những thay đổi này rất là quan trọng, nếu như Việt Nam muốn gợi lại những triển vọng kinh tế đã tàn lụi của mình, và cũng còn quan trọng hơn nữa đó là các thay đổi này sẽ thách thức những quyền lợi của Chính quyền và của Đảng trong xã hội, trong cộng đồng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
Dù muốn hay không, việc gia tăng khu vực bán tư nhân vào các chức vụ hàng đầu của chính quyền, đã là một trong những tiêu đề chính, trong bối cảnh chính trị luôn mờ đục của Việt Nam trong 10 năm qua.
Dù muốn hay không, việc gia tăng khu vực bán tư nhân vào các chức vụ hàng đầu của chính quyền, đã là một trong những tiêu đề chính, trong bối cảnh chính trị luôn mờ đục của Việt Nam trong 10 năm qua.
Ngày 26 tháng 5 năm 2012, bà Đặng Thị Hoàng Yến chính thức bị Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bãi nhiệm.
Cuộc chiến giữa doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến và các thế lực chính quyền đang gièm pha trù dập bà, sẽ là một nỗ lực để xác định các quy tắc của trò chơi, và sẽ mục tiêu tranh đấu của tầng lớp tư bản mới tại Việt Nam…
Dzũng Trinh, Sydney
No comments:
Post a Comment