Saturday, May 12, 2012

Huyền Thoại Hồ Chí Minh Là Nguyễn Ai Quốc...



(LTS: Một người Việt cần bao nhiêu năm học mới có thể viết cho hay tiếng Anh, tiếng Pháp, và thậm chí để viết cho hay tiếng Việt? Suy nghĩ như thế mới thấy rằng những bài viết bằng một tiếng Pháp xuất sắc ký tên Nguyễn Ái Quốc chắc chắn không thể là do ông Hồ Chí Minh viết ra.
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê đã viết tác phẩm nhan đề “Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc” trong đó đưa ra các chứng cứ rằng khả năng Pháp ngữ, nói và viết, của ông Hồ Chí Minh dở thê thảm, và chuyện tự nhận là tác giả các bài Pháp ngữ ký tên Nguyễn Ái Quốc chỉ là mạo nhận. Nhà văn Thụy Khuê từ Paris sẽ tới Quận Cam giới thiệu tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc tại hội trường báo Người Việt vào 2 giờ chiều Chủ Nhật 27-5-2012. Dưới đây là trích một phần bài viết của nhà văn Cung Trầm Tưởng nhan đề Những Dòng Cảm Nghĩ Về Cuốn Biên Khảo “Nhân Văn Giai Phẩm Và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc” Của Thụy Khuê với riêng về huyền thoại ông Hồ viết Pháp ngữ... Kính mời độc giả tham dự buổi giới thiệu sách sắp tới.)

Hồ Chí Minh là một nhà sáng chế tầm cỡ của những quả lừa vĩ đại. Chẳng hạn cuộc cách mạng tháng tám khó quên ấy, ngày lên đường của một dân tộc vào những cuộc phiêu lưu đầy máu và nước mắt đến nay vẫn chưa chấm dứt; hai cuôc chiến tranh trường kỳ hắn gọi là thần thánh ấy ngốn sáu triệu sinh linh đồng bào để xây dựng một vương quốc, vương quốc của quỷ-quỷ đỏ; và cái huyền thoại Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hắn tự viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên ấy để thêu dệt”thân thế và sự nghiệp” của mình.
Ở trên, chúng tôi đã nói sơ qua về huyền thoại này qua sự phát hiện ngày đến Paris thực sự của Nguyễn Tất Thành, tên khai sinh của Hồ Chí Minh. Nay xin bổ túc một số dữ kiện ý nghĩa thu hoạch từ cuốn biên khảo của Thụy Khuê nhằm hoàn chỉnh bức chân dung của đối tượng (xin xem chi tiết ở chương 18 sđđ).
Khảo hướng bài viết là đưa ra một số chứng cớ hiển nhiên để đánh vào tử huyệt của huyền thoại: HCM không thể là Nguyễn Ái Quốc vì không có khả năng và phẩm hạnh của nhân vật lịch sử lỗi lạc, tài đức vẹn toàn này. Thật ra, đó là bút hiệu chung của ba nhà đấu tranh tên tuổi Tiến sĩ Luật Phan Văn Trường, Cử nhân Triết Nguyễn Thế Truyền và Tiến sĩ Luật Nguyễn An Ninh. Ba người này cho Nguyễn Tất Thành đội lốt Nguyễn Ái Quốc để đánh lạc hướng Sở Mật thám Pháp.
Chúng ta hãy theo Thụy Khuê đi vào thế giới của những sự việc cụ thể.
Cuộc truy tìm và khảo sát văn bản, hồ sơ của Bộ Thuộc Địa và Sở Mật Thám Pháp, và những điều Hồ Chí Minh đích thân viết ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên cho thấy khả năng Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành như sau:
Tất Thành bắt đầu học tiếng Pháp trong thời gian làm phụ bếp trên tàu Latouche-Tréville; thầy dạy: hai người lính trẻ giải ngũ, hồi hương (trang 462 sđđ). Sau được cô sen nhà ông chủ tàu ở Sainte-Adresse dạy bổ túc (trang 463 sđđ). Phải nhờ một đồng nghiệp không có trình độ cao lắm viết giùm đơn xin học ở trường Thuộc Địa (trang 464). Đến năm 1919, vẫn chưa viết đươc tiếng Pháp nên phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết hộ (trang 469). Trong hội nghị Tours của đảng Xã hội Pháp, theo lời thú nhận của Trần Dân Tiên, Tất Thành “nhức đầu vì khó hiểu” những gì mà các tham dự viên phát biểu (trang 478)
Bây giờ chúng ta hãy lật hồ sơ của Sở An Ninh Pháp để xem họ đánh giá khả năng Pháp ngữ của Tất Thành như thế nào.
Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme trình thượng cấp, ông ta viết: “Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc đều thấy một sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.” (trang 498 sđđ) Tổng thanh tra Pierre Guesde cũng có một đánh giá tương tự về trình độ Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành: “Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc” (trang 497 sđđ).
Thụy Khuê còn cung cấp cho chúng ta thêm một chứng cớ hùng hồn khác nữa: một tài liệu video của Viện Quốc gia Lưu trữ Âm thanh và Hình ảnh INA-Institut National Audiovisuel- về buổi phỏng vấn Hồ Chí Minh của một nhà báo Pháp tháng 6/1964. Trong buổi phỏng vấn này, HCM đã trả lời với một tiếng Pháp thô thiển, “có nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch nguyên văn tiếng Việt” như câu: “Le people Viet Nam cest un et le pays du Viet Nam cest un”- ông dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là Một” sang tiếng Pháp (trang 525 và 553 sđđ). Trên 70 tuổi đầu mà HCM vẫn không bỏ được cái tật nói một thứ tiếng Pháp bồi của anh Ba phụ bếp năm xưa.
Tất cả những dẫn chứng trên nhất trí với nhau ở một điểm: Với cái vốn Pháp văn nghèo nàn, khập khiễng của mình, làm sao Tất Thành có thể trước tác những bài báo, tiểu luận uyên thâm ký tên Nguyễn Ái Quốc mà HCM mạo nhận là của mình!
Ngoài ra, sự dốt tiếng Pháp của Tất Thành còn làm chúng ta phải nghi ngờ về trình độ học vấn thực sự của hắn. Nếu quả thật hắn đã tốt nghiệp bằng tiểu học Certificat dÉùtudes Primaires, đã học hai năm ở trường trung học Quốc Học Huế, sau đi dạy tại trường Dục Thanh ở Phan Thiết trước khi “xuất dương tìm đường cứu nước” theo như tiểu sử chính thức của HCM thông báo, thì trình độ Pháp văn của Tất Thành là khá cao, do đó đâu phải nhờ hai anh lính thợ và một cô sen dạy tiếng Pháp khi mới đến Pháp (trang 466, 467 sđđ). Điều này chứng tỏ trình độ học vấn của Tất Thành trước khi xuất dương phải là dưới cấp tiểu học, và như vậy lại càng không có khả năng viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc.
Cuối cùng, trong trận đấu trí giữa người và quỷ, những trò ảo thuật của Hồ Chí Minh không qua được con mắt tinh vi của những người làm học thuật chân chính và yêu nước quyết tâm tìm cho ra được sự thật để trả nó về cho lịch sử  và để minh oan cho vong hồn những đồng bào xấu số của mình đã bị HCM và tay chân của hắn bức hại. Trong số những nhà học thuật chân chính này có Thụy Khuê, người con gái mặn mà của Biển Hậu.
Nghệ thuật viết học thuật của cô là nâng cấp bản tường trình khô khan của cảnh sát điều tra lên tầm vóc của một chuyện kể sống động, hào hứng trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép. Bởi đây là một công tác điều tra, truy tìm thủ phạm, cô đặt vấn đề dước góc nhìn của một thám tử kiểu Maigret làm việc một cách chuyên cần, có lớp lang, kế hoạch, sắc bén, nhạy cảm, thông minh, tỉnh táo, điềm tĩnh, chuyên nghiệp, yêu nghề và yêu chân lý.
Công việc bắt đầu với sự góp nhặt công phu và liệt kê những mảnh vụn hiện thực tung tán trong không gian và thời gian-có lúc chênh lệch nhau trên nửa thế kỷ hoặc cách xa nhau nửa vòng trái đất -sắp xếp chúng thành một trật tự mới được đặt thành vấn đề-problématique-để mổ xẻ, tìm ý nghĩa của những sự kiện, hành tung, cử chỉ, và những động thái khác của đối tượng liên hệ, kể cả những động tác giả của nó; rồi chỉ định cho chuyện kể một chủ đề, xây dựng cho nó một cái sườn, một cái trục, một cốt truyện, một kịch bản và một hướng chỉ nam-fil dAriane-dẫn người đọc đến điểm mở nút là sự thật của vụ việc và chân tướng của thủ phạm mà trong trường hợp này là một tên đại bịp thế kỷ.
Để có một sức thuyết phục và hấp dẫn cao, ngoài cung cách lý luận khoa học chặt chẽ phải có của nó, luận ngôn còn phải được viết với một ngôn ngữ đẹp-ngôn ngữ văn chương. Ở một người biết nâng học thuật lên hàng một nghệ thuật, hai yếu tố ấy không loại trừ nhau. Tuy nhiên, như một chuyện kể, luận ngôn không được phóng tác sự thật, mà chỉ được trình bày sự thật một cách văn vẻ khiến cho thông điệp nó muốn gửi đến người đọc được đón nhận thích thú và như vậy dễ đi sâu vào lòng họ hơn.
Với một phong cách đầy đặn, chu đáo, mặn mà, sắc sảo, am tường, lôi cuốn, ngôn ngữ Thụy Khuê có cái cốt chất lưỡng năng của cách viết lý luận hiện đại trên. Ở cô cộng sinh hai con người: một nhà văn viết học thuật tinh thông và một nhà học thuật viết văn điêu luyện. Qua tiếng lao xao của cõi chữ Thụy Khuê, chúng tôi nghe ra cái dợn mình của nghĩa và bị cuốn vào dòng cảm nghĩ của văn bản.
Ngoài mục đích mở rộng chân trời kiến thức, đọc như một phương tiện chuyển giải-dérivatif-nhiệm mầu còn là để thông qua chữ nghĩa tìm một khoái cảm mỹ học lâng lâng phiêu diệu./.
Minesota một ngày lập xuân 2012
Cung Trầm Tưởng  
 http://www.vietbao.com/D_1-2_2-67_4-191916_15-2/

No comments:

Post a Comment