Friday, December 2, 2011

Kinh tế 2012: Những cái nhìn bi quan

 Hồng Quý (VEF.VN) - Lo lắng với tình hình vĩ mô hiện tại cùng cái nhìn kém lạc quan với triển vọng nền kinh tế trong tương lai gần, các nhà đầu tư cho rằng, Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn, thậm chí không hấp dẫn để đầu tư.


Kết quả khảo sát ý kiến những người ra quyết định đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam hoặc những nhà đầu tư có danh mục đầu tư tập trung vào Việt Nam - do Grant Thornton Việt Nam triển khai - cho thấy, lĩnh vực đầu tư tư nhân ở Việt Nam đang có chiều hướng tiêu cực hơn khi nhìn về triển vọng kinh tế đầu tư trong 12 tháng tới.


Kết quả khảo sát cho thấy, trong quý IV/2011, có một sự thay đổi đáng kể từ quan điểm tích cực sang quan điểm tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm tiếp theo. Tỷ lệ các quan điểm tiêu cực về tình hình kinh tế Việt Nam tăng đến 51%. Trong khi quan điểm tích cực giảm từ 53% trong quý II/2011 xuống còn 17%. Điều này phản ánh các vấn đề khó khăn của nền kinh kế vĩ mô vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt là tỷ lệ lạm phát và lãi suất vẫn cao.
Theo các chuyên gia, bất ổn kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước, tiếp tục gây tâm lý e dè cho các nhà đầu tư.
"Chính vì phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu và Mỹ, nền kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài hơn so với trước kia", ông Alan Dy, Giám đốc kiểm toán Grant Thornton Việt Nam, nhận xét.
Thực tế tại Việt Nam đang chứng minh tình trạng kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng dễ bị và bị ảnh hưởng nhanh thế nào. Số liệu của Tổng cục Thuế công bố ngày 26/10 cho thấy, 9 tháng đầu năm 2011, trong số khoảng 57.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, có tới 47.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.
Đặc biệt, tại hai đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP.HCM, số lượng doanh nghiệp khai tử tăng lên nhanh chóng. Tại Hà Nội, khoảng 3.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trên tổng số khoảng 14.500 doanh nghiệp đăng ký mới trong 10 tháng năm 2011. Ở các năm trước, con số này chỉ vào khoảng 400-500. Tại TP.HCM, có 1.663 doanh nghiệp khai tử trong tổng số 20.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Từ quan điểm tiêu cực và cái nhìn kém lạc quan với triển vọng nền kinh tế như vậy, mức độ hấp dẫn đầu tư vào Việt Nam đã sụt giảm đến con số thấp nhất so với 5 cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ các đối tượng khảo sát có kế hoạch gia tăng đầu tư vào Việt Nam cũng giảm đáng kể, từ 53% trong cuộc khảo sát lần trước xuống còn 29% trong cuộc khảo sát lần này. Cũng có đến 41% ý kiến phản hồi cho rằng Việt Nam đã trở nên kém hấp dẫn hơn hoặc không hấp dẫn để đầu tư.
Ông Bill Hutchison, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Grant Thornton Việt Nam, nhận định: "Triển vọng kinh doanh ảm đạm cùng với sự suy giảm về niềm tin đã khiến cho các nhà đầu tư chọn cách chờ đợi vào thời điểm này".
Nhưng việc các nhà đầu tư dè dặt chờ đợi không phải là lý do duy nhất khiến tình hình đầu tư tại Việt Nam trở nên đình trệ. Việc giảm đầu tư và hạn chế kế hoạch đầu tư một phần còn là do khả năng tiếp cận vốn vay luôn rất khó khăn suốt nhiều tháng qua. Đây được xem là một trong những rào cản chính đối với hoạt động đầu tư.
Khó tiếp cận vốn vay, trong khi đầu ra bị thu hẹp do khó khăn của kinh tế toàn cầu, biên lợi nhuận giảm sút nên thặng dư vốn dành cho đầu tư lại càng hạn chế. Những điều này đã quây doanh nghiệp trong vòng luẩn quẩn: khó khăn nhưng không thể đầu tư, nâng cấp, dẫn tới thị trường ngày càng bị thu hẹp và khó khăn lại ập tới thêm.
"Để đảm bảo được sự bền vững, Chính phủ và các ban ngành liên quan cần phải có sự lưu tâm giải quyết các vấn đề và các hạn chế. Khi điều đó được thực hiện, Việt Nam sẽ cảm nhận được sớm hơn các lợi ích này", ông Ken Atkinson, Giám đốc Điều hành Grant Thornton Việt Nam, khuyến nghị.
Các vấn đề và các hạn chế được nói tới ở đây bao gồm tham nhũng, quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu kém và hệ thống luật pháp chưa đồng bộ. Đây được đánh giá là những trở ngại hàng đầu đối với các nhà đầu tư.
Những khuyến nghị trên cũng được cộng đồng doanh nghiệp chia sẻ. Nhiều chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp cho rằng lúc này cần có những giải pháp cụ thể, kịp thời để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những yếu tố được nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn hỗ trợ là giảm lãi suất xuống dưới 15%/năm và lạm phát xuống dưới 10%/năm.

VN 'bớt hấp dẫn với nhà đầu tư'

BBC-Cập nhật: 16:02 GMT - thứ năm, 1 tháng 12, 2011
Chủ tịch Eurocham cảnh báo tình hình không êm thấm như trên bề mặt.
Việt Nam đang mất dần sức hấp dẫn như một điểm đến đầu tư trong khu vực do các chế thương mại, rào cản bằng quy định mới và bất ổn kinh tế, Phòng Thương mại châu Âu cho biết.
"Niềm tin của giới đầu tư châu Âu với Việt Nam đang giảm, "ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, nói với các phóng viên tại buổi công bố đánh giá hàng năm về mậu dịch và các vấn đề đầu tư tại Việt Nam.
Kinh tế Việt NamTrong khi Việt Nam, quốc gia đang phát triển nhanh, được xem là ưu tiên cho giới đầu tư cách đây 5 năm, giới doanh nghiệp đang tìm kiếm các lựa chọn ngày càng hấp dẫn ở những nơi khác, như Indonesia, là một thị trường lớn hơn với môi trường kinh doanh gần đây đã được cải thiện.
"Chúng tôi tin rằng Việt Nam đang trong tình trạng gặp vô cùng nhiều khó khăn," ông Cany nói.
Việt Nam có một số tiến bộ, ông nói thêm, nhưng cảnh báo rằng số những thách thức mới đã và đang xuất hiện.
"EuroCham quan ngại rằng Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp hạn chế mậu dịch," cơ quan này cho biết trong báo cáo của mình.
Phòng Thương mại Âu châu dẫn chiếu tới một quy định có hiệu lực vào tháng Sáu hạn chế nhập khẩu các đồ uống có cồn, mỹ phẩm và điện thoại di động tại ba cảng biển.
Một nghị định mới về cấp giấy phép lao động cho người lao động ở nước ngoài tới Việt Nam cũng gây quan ngại trong các doanh nghiệp nước ngoài rằng.
Nhắc nhở lãnh đạo
Quyết định nhằm khắc phục kinh tế bị trì hoãn trước Đại Hội Đảng để lãnh đạo còn "ổn định ghế".
Báo cáo nói nghị định này có thể làm mất đi các dòng đầu tư mới.
Kể từ tháng Hai, chính phủ Việt Nam cố bình ổn nền kinh tế vốn đang đối diện một loạt các thách thức bao gồm cả thực trạng dự trữ ngoại hối bị suy giảm, nhập siêu kinh niên, tiền đồng mất giá và mức lạm phát cao nhất của châu Á.
Trong số một loạt các biện pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nâng lãi suất cơ bản lên nhiều lần.
Chủ tịch EuroCham cho biết đáng ra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp từ một năm trước hoặc thập chí sớm hơn.
Ông nói thêm rằng chính phủ nhiều khả năng không muốn đưa ra các quyết định quan trọng trước Đại hội Đảng hồi tháng Một năm nay.
Giới chức lãnh đạo cũng có thể không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề bởi trên bề mặt Việt Nam vẫn dường như không hề hấn gì với tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6%.
"Có lẽ cũng cần phải có thời gian để giới nhà lãnh đạo nhận ra rằng tình hình ... không phải êm thấm như trên bề mặt," ông Cany nói.
Trong số các khuyến nghị của mình, EuroCham cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ, và củng cố hành động chống tham nhũng.
----------------------------
Viettin: Việt Nam tụt 8 bậc "Môi trường kinh doanh 2012" vì... Việt Nam là 1 trong 10 nước trên Thế giới có nguy cơ phá sản trong năm nay !

Khó tiếp cận, các hãng lớn rời Việt Nam

Tác giả: Khánh Linh
(VEF.VN) - "Nếu Việt Nam không nhanh chóng đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh, các hãng lớn sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Indonesia, Thái Lan,... chứ không ở lại đây", Chủ tịch EuroCham Alain Cany nhận định.
Sách Trắng 2012 - "Các vấn đề Thương mại - Đầu tư và kiến nghị" - được công bố tại họp báo sáng 1/12/2012, về tổng quan cho thấy một số ít sự cải thiện trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam năm 2011, một phần do tiến trình bầu cử diễn ra quá dài, sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô và đặc biệt do các gánh nặng pháp lý mới và những hạn chế về thương mại.
Trong khi các doanh nghiệp châu Âu kiên nhẫn và hy vọng rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện, thì rõ ràng, lòng tin của DN châu Âu với Việt Nam đã có chiều hướng giảm mạnh từ đầu năm 2011.
Một trong các nguyên nhân rõ nhất có thể thấy là, tỷ lệ lạm phát cao kèm theo khó khăn trong tiếp cận tín dụng, thiếu đồng bộ trong cơ sở hạ tầng và các gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn là trở ngại lớn với DN châu Âu khi vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề mới liên quan đến "tiếp cận thị trường" ảnh hưởng đáng kể đến nhập khẩu hàng hóa vào VN đã tiếp tục ảnh hưởng đến suy nghĩ của châu Âu về môi trường kinh doanh tại Việt NAm, Sách Trắng 2011 nêu rõ.
Ngay tại buổi họp báo, đại diện của EuroCham trực tiếp đưa ra ví dụ về những khó khăn về khung pháp lý đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: mặc dù cam kết WTO có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, cho đến nay chưa có công ty dược nước ngoài nào được cấp phép nhập khẩu có thể sử dụng giấy phép mà không phải thỏa mãn các điều kiện đặc biệt.
Họp báo Công bố Sách Trắng 2012 - "Các vấn đề Thương mại - Đầu tư và kiến nghị" sáng 1/12/2011.
Hoặc ngay như ở hoạt động phân phối bán lẻ, đã từng có nhiều hãng bán lẻ nước ngoài như Tesco, Carefour đến thăm dò thị trường Việt Nam và phấn khích nhận ra tiềm năng kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tham khảo quá trình xin giấy phép đầu tư và khung pháp lý có liên quan, các hãng đều chưa quyết định đầu tư vào Việt Nam và chuyển sang thị trường Thái Lan, Indonesia, Malaysia...
"Để thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài chất lượng cao, chính phủ Việt Nam cần tập trung các nỗ lực trong năm 2012 nhằm loại bỏ tất cả các quy định không cần thiết trong tiếp cận thị trường mà ảnh hưởng đến tự do thương mại", Chủ tịch EuroCham Alain Cany nhận định.
Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam và EU được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp châu Âu sẽ tăng cường nhận thức về Việt Nam như là một cửa ngõ của ASEAN hoặc thậm chí là trụ sở chính từ đó có thể phục vụ hiệu quả thị trường ASEAN và các nước láng giềng như Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.
Để đón được nguồn FDI của EU, duy trì sức cạnh tranh và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài, chính phủ VN cần có hành động kịp thời với một số lĩnh vực trọng yếu: ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ tốt hơn quyền lợi nhà đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn năng lượng, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam, giải quyết triệt để nạn tham nhũng, quan liêu, đảm bảo minh bạch, giảm gánh nặng hành chính.
"Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ là một yếu tố quan trọng chính để phát triển hơn nữa kinh tế của Việt Nam", Giám đốc điều hành EuroCham, tiến sĩ Mathias Duhn nói thêm.
Chủ tịch EuroCham Alain Cany kết luận, nếu Việt Nam không nhanh chóng đổi mới và cải thiện môi trường kinh doanh, các hãng lớn như P&G sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Indonesia, Thái Lan, chứ không "ở lại" với Việt Nam, như thế, Việt Nam sẽ chậm chân hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực".
Sách Trắng 2012 tóm tắt các vấn đề chính ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Sách Trắng 2012 bao quát các ngành lớn mà hơn 750 công ty thành viên của EuroCham tham gia như: dược phẩm, sản phẩm tiêu dùng nhanh, năng lượng, viễn thông, ô tô, du lịch và ngân hàng.

Đưa nợ xấu ra ánh sáng

SGTT.VN - LTS: Các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phải gắn chặt với tái cấu trúc khối doanh nghiệp này. Tuy nhiên, đến giờ này vẫn chưa rõ tỷ trọng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là bao nhiêu. Chưa kể sự khác biệt giữa cách đánh giá của trong nước và quốc tế.
Nợ xấu và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Phó tổng biên tập tạp chí Ngân Hàng Nguyễn Đắc Hưng, cho biết, theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ xấu và nợ dưới chuẩn (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam ở mức 3,1% tổng dư nợ tại ngày 30.6.2011, tương đương gần 4 tỉ USD.
Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng chuẩn mực quốc tế, thì tỷ lệ thực của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng hiện nay là một ẩn số.
Vietcombank được đánh giá là ngân hàng minh bạch thông tin về nợ xấu. Trong ảnh: mạng lưới rộng, lượng khách hàng lớn, các phòng giao dịch của Vietcombank thường xuyên đông đúc. Lê Quang Nhật
Xử lý dễ dãi sẽ kích thích nợ xấu
Phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa, đồng quan điểm khi cho rằng: “Ngay cả cơ quan giám sát và NHNN cũng không biết chính xác số nợ xấu là bao nhiêu, do có tình trạng hạch toán không minh bạch, đạo đức nghề nghiệp méo mó. Thực tế cho thấy chỉ 1/3 các báo cáo của ngân hàng là tương đối, còn lại đều đáng nghi ngờ”.
Kết quả kiểm tra sơ bộ một ngân hàng lớn mới đây cho thấy: hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế có những khuyết điểm về mặt kỹ thuật và nội dung thiết kế, còn nhiều vi phạm trong khâu thực hiện. Do vậy, việc phân loại nợ như báo cáo còn một số sai sót và tiềm ẩn rủi ro...
Giám đốc trung tâm đào tạo Bảo Việt Phí Trọng Thảo, nêu ý kiến: “Nếu cho rằng đánh giá lại nợ xấu để xoá nợ (làm sạch bảng cân đối) là giải pháp làm cho chất lượng tài sản của ngân hàng lành mạnh hơn thì vô hình trung sẽ kích thích nợ xấu cho chu kỳ hoạt động tiếp theo”. Ông Thảo liên hệ, trước đây chưa đầy mười năm, chúng ta đã phải chi khoảng 2 tỉ USD để giải quyết nợ xấu, và lần này chắc chắn để giải quyết vấn đề tương tự sẽ tiêu tốn không dưới 10 tỉ USD.
Ông Nguyễn Đắc Hưng cũng lưu ý: trong trường hợp sáp nhập NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao vào NHTM có tỷ lệ nợ xấu trung bình, thì tỷ lệ nợ xấu của NHTM mới có thay đổi, nhưng quy mô nợ xấu vẫn còn nguyên đó, thậm chí làm cho NHTM mới không quan tâm thiết thực đến giải quyết nợ xấu. Trong khi nếu nợ xấu vẫn ở NHTM cũ, do sức ép quyền lợi cổ đông, quyền lợi của ngân hàng, người điều hành buộc phải quan tâm, sát sao, quyết liệt hơn trong tập trung giải quyết nợ xấu.
Không thể tách rời cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Trong số các nguyên tắc, giải pháp nhằm tái cấu trúc hệ thống NHTM, TS Vũ Đình Ánh, viện Kinh tế – tài chính cho rằng, quá trình này phải gắn chặt chẽ với quá trình cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công và với quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. Bởi theo ông Ánh, một mặt, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm trên 20% đầu tư công và các doanh nghiệp này cũng chiếm trên 30% tổng tín dụng, đó là chưa kể họ cũng là khách hàng chủ yếu của tín dụng nhà nước thông qua ngân hàng Phát triển Việt Nam với quy mô tới hàng trăm ngàn tỉ đồng. Mặt khác, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tham gia đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp ra ngoài ngành vào ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, công ty tài chính… nên việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng không thể thực hiện thành công nếu không đồng bộ với cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Ông Hưng lấy dẫn chứng trường hợp tâp đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 9.2010, các khoản nợ ngân hàng của Vinashin lên đến 86.000 tỉ đồng với tiền lãi hàng năm là 10.000 tỉ đồng. Kể cả Chính phủ đã tái cơ cấu lại Vinashin, bằng việc chuyển một số doanh nghiệp, dự án cho các tập đoàn khác thì số nợ cũng vẫn không thay đổi, có chăng chỉ thay đổi chủ nợ trực tiếp, dẫu xét đến cùng, chủ nợ cuối cùng vẫn là Nhà nước. Và khoản nợ chỉ riêng với hệ thống NHTM Việt Nam lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng, chủ yếu là nợ quá hạn. Đó là chưa kể số nợ tại công ty Cho thuê tài chính II của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nợ của một số tập đoàn khác.
Thảo Nguyễn

TGNV

No comments:

Post a Comment