Trung Điền - Hội
nghị lần thứ 2 Trung ương đảng khóa XI của đảng Cộng sản Việt Nam vừa
nhóm họp 1 tuần từ ngày 4 đến 10 tháng 7 tại Hà Nội. Theo như Thông báo
của Ban bí thư và qua bài diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí
thư đảng, thì Hội nghị xoay quanh 4 vấn đề:
1/
Thảo luận và thông qua quy chế làm việc của các bộ phận, các nhân sự
trong bộ phận lãnh đạo như Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban kiểm tra, Trung
ương đảng và các đảng bộ trực thuộc trung ương.
2/ Sắp xếp nhân sự lãnh đạo trong các cơ chế chính phủ, quốc hội, nhà nước để bắt đầu triều đại mới của Nguyễn Phú Trọng.
3/
Thảo luận và thông qua việc sửa đổi hiến pháp. Mặc dù CSVN chỉ nói đến
công việc “sửa đổi” và “bổ xung”; nhưng rõ ràng lần này, xu hướng chung
của Trung ương đảng là muốn viết lại cho phù hợp với sự thay đổi của xã
hội.
4/ Thảo luận về nội dung một số
chính sách mà đảng CSVN đưa ra để đối phó với tình hình suy thoái kinh
tế từ cuối năm 2010 cho đến nay.
Qua 4
nội dung thảo luận nói trên, chủ điểm của Hội nghị 2 tập trung bàn về
vấn đề nhân sự và sửa đổi hiến pháp, hoàn toàn không bàn thảo về những
đối sách liên quan đến những gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông gần
đây. Bộ chính trị sợ nội bộ Trung ương đảng bị phân hóa khi mà Bộ chính
trị và Ban bí thư chưa có quan điểm chung về việc này nên không cho bàn
thảo. Theo tin tức trong nội bộ, đa số đã tỏ ra rất “hài lòng” về những
biểu hiện của CSVN thân thiện và hợp tác về mặt quân sự với Hoa Kỳ trong
thời gian gần đây. Tuy nhiên phía các ủy viên Bộ chính trị thì lại
không dám ra mặt “thân thiện” với Mỹ vì sợ Bắc Kinh khó chịu và luôn
luôn núp sau “16 chữ vàng” để cố che đậy những “phân hóa” có thể bùng nổ
lớn trong nội bộ về mối quan hệ đã có ít nhiều thay đổi giữa Trung
Quốc, Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam trong non 1 năm vừa qua.
Chính
những khác biệt trong mối quan hệ với Trung Quốc gần đây, cùng với sự
“tiếp cận” mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ đã làm cho nội bộ lãnh đạo CSVN có
những chia rẽ ngấm ngầm về hướng đi và cách đối phó. Sự kiện này đã có
ít nhiều chi phối đến việc thảo luận và chọn Thủ tướng, Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban bí thư từ 14 thành viên Bộ chính
trị (Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh,
Phùng Quang Thanh, Tô Huy Rứa, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Thanh Hải, Phạm
Quang Nghị, Nguyễn Xuân Phúc, Tòng Thị Phóng, Đinh Thế Huynh, Ngô Văn Dụ
và Trần Đại Quang). Đây là “tứ trú” vây quanh Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng, người mới đưa lên thay Nông Đức Mạnh trong kỳ đại hội đảng lần
thứ XI vào tháng 1 năm 2011.
Vào
những ngày trước khi diễn ra đại hội XI, thành phần tứ trụ vây quanh
Nguyễn Phú Trọng đã ngầm đồng ý trong Trung ương đảng vào tháng 1 năm
2011 là Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước),
Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội) và Phạm Quang Nghị (Thường trực Ban
Bí thư). Tuy nhiên, trong thời gian 6 tháng chuyển tiếp vừa qua, mối
quan hệ giữa CSVN với Trung Quốc ngày một xấu đi và nhất là Nguyễn Phú
Trọng không có khả năng cầm chịch quyền lực trong nội bộ và Phạm Quang
Nghị quá yếu không đủ khả năng để điều hướng Ban bí thư, giúp Nguyễn Phú
Trọng điều hành công việc đảng. Do đó, Hội nghị 2 vừa qua, thành phần
tứ trụ sẽ thay đổi với Lê Hồng Anh đưa sang nắm Thường trực Ban Bí Thư
và nhường chức Bộ trưởng công an cho Trần Đại Quang. Lê Hồng Anh từng là
Bí thư tỉnh Kiên Giang và từng là chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương
đảng trước khi nắm Bộ trưởng công an.
Nguyễn
Sinh Hùng đang bị nhiều phe nhóm tấn công là tay sai của Trung Quốc.
Nguyễn Sinh Hùng đã để cho nhiều công ty Trung Quốc trúng các gói thầu
lớn tại Việt Nam và không có khả năng giải quyết vụ Vinashin nên vì thế
đã không được Trung ương đảng “bỏ phiếu” thăng chức Chủ tịch quốc hội.
Nhiều phần Nguyễn Sinh Hùng sẽ ở lại ghế phó Thủ tướng và Nguyễn Xuân
Phúc, Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ sẽ được chọn làm Chủ tịch
quốc hội thay thế Nguyễn Phú Trọng đang kiêm nhiệm hiện nay. Có thể nói
là nguồn “nhân lực” của CSVN hiện rất cạn kiệt, chức vụ lãnh đạo chỉ
loay hoay hoán chuyển giữa một số nhân sự cũ và không có nhiều khả năng.
Với một Tổng bí thư không có khả năng điều hành cùng với một dàn “tứ
trụ” đang bị những chia rẽ trầm trọng về mối quan hệ với Trung Quốc và
Hoa Kỳ qua vụ biển Đông, cho thấy là đảng CSVN hiện đang rất lúng túng.
Bên
cạnh những áp xuất về nhân sự, vấn đề sửa đổi hiến pháp đang là một vấn
đề mới mà CSVN không thể nào tiếp tục trì hoãn như đã cố tình không cho
quốc hội thảo luận để thông qua hai dự án luật “quyền tiếp cận thông
tin” và “quyền lập hội” đáng lý thông qua từ tháng 6 năm 2010. Những
luật lệ dựa trên bản hiến pháp 1991 đã trở thành lố bịch và tạo lý cớ
dung dưỡng thành phần tham ô, nhũng lạm mà không có cơ quan nào chế tài.
Ví dụ sự phá sản hơn 5 tỷ Mỹ Kim của Vinashin đã không có một cán bộ
nào của đảng, chính phủ bị kỹ luật ngoài trừ 7 cán bộ điều hành Vinashin
chỉ mới đang bị điều tra. Ngoài ra, việc tự cho “đảng Cộng sản Việt Nam
là lực lượng tiên phong và duy nhất lãnh đạo xã hội” trong hiến pháp
1991, đã trở thành khôi hài khi mà CSVN gần đây nói đến nhu cầu dân chủ
hóa xã hội.
Sự xuất hiện ngày càng
nhiều các trang mạng xã hội như Blog, Facebook loan tải rộng rãi những ý
kiến, quan điểm liên quan đến biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và Hoa
Kỳ, vụ án Cù Huy Hà Vũ… đã cho thấy là nhà cầm quyền CSVN không thể nào
tiếp tục bưng bít và kiềm chế xã hội. Vì thế việc CSVN đem vấn đề tu sửa
hiến pháp ra thảo luận trong Hội nghị 2 vừa qua, chính là do những áp
lực của xã hội. Khi một vấn đề bị áp lực của xã hội phải thay đổi, nhà
cầm quyền có hai cách chọn lựa:
Một là tiếp tục trì hoãn bằng cách tu sửa lấy lệ như kiểu đánh bùn sang ao để cố kéo dài thời gian tồn tại.
Hai là chấp nhận thay đổi triệt để, đáp ứng sự mong đợi của số đông đó là bối cảnh sinh hoạt chính trị đa nguyên.
Những
cuộc cách mạng Màu bùng nổ tại các Cộng hòa Serb, Georgia, Ukraine
trước đây và cách mạng Hoa Lài xảy ra tại Tunisia và Ai Cập gần đây là
do sự cố tình trì hoãn và xem thường các áp lực xã hội của giới lãnh
đạo. Việt Nam hiện đã có 31 triệu người sử dụng Internet, 3 triệu người
gia nhập mạng xã hội Facebook, và Hà Nội đã phải để cho người dân biểu
tình phản đối Trung Quốc kéo dài liên tục trong 6 tuần lễ, rõ ràng là xã
hội Việt Nam đang dâng lên những áp xuất đòi thay đổi mà nhà cầm quyền
CSVN không thể tiếp tục cố thủ trong lô cốt chống lại cái gọi là ảo giác
“diễn biến hòa bình”.
Nói tóm lại,
Hội nghị 2 vừa qua là một bước lùi rất lớn về mặt tư tưởng và chính sách
của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam trước những áp lực đòi thay đổi của
xã hội qua biến cố biển Đông. Đây là dấu hiệu thoái trào của đảng Cộng
sản Việt Nam đang bắt đầu.
Trung Điền
Ngày 13/7/2011
Ngày 13/7/2011
No comments:
Post a Comment