Sự
lắt léo của lưỡi, là nói lợi cũng được mà nói hại cũng được. Sự lợi hại
của lưỡi thì cả thế giới đều biết. Phương Tây có điển tích “Lưỡi Ê-dốp”
(Langues d Esope); phương Đông có “Lưỡi Đặng Tích”… Lưỡi nào cũng đại
lợi, đại hại cả.
Để nhớ lại mấy điển tích trên, tôi xin tóm tắt lại như sau:
-
“Lưỡi Ê-dốp”: Ê-dốp được chủ sai đi chợ mua món gì ngon nhất. Anh ta
mua lưỡi, và giải thích: “Ở trên đời không có gì tốt hơn lưỡi. Đó là mối
dây đoàn kết của xã hội, chìa khoá của khoa học, cơ quan của lý luận,
của luân lý, của thành tín ..”. Khi được chủ sai đi chợ mua món gì dở
nhất, anh ta cũng mua lưỡi, và giải thích:
“Ở
đời không còn có gì xấu hơn lưỡi. Đó là mẹ đẻ của kiện cáo, nguồn gốc
của chia rẽ, của giặc giã, quê hương của ngụy biện, của vu cáo, của hành
vi bất tín bất thành …”.
-
“Lưỡi Đặng Tích”: Có chủ nhân đi chuộc xác người chết đuối bị kẻ vớt
được xác đòi quá nhiều tiền, đến hỏi Đặng Tích. Đặng Tích bảo: “Cứ để
yên. Hắn còn bán xác ấy cho ai được mà sợ”. Kẻ bán xác chết không thấy
chủ nhân trở lại, đến hỏi Đặng Tích. Đặng Tích bảo: “Cứ để yên. Hắn còn
mua xác ấy được của ai mà sợ”. Cuối cùng xác bị thối rữa.
Trở
lại cái lưỡi bò. Trung Quốc thè cái lưỡi bò, Nhân Dân VN và các nước
Đông Nam Á đòi cắt. Phong trào “Nói không với chữ U – lưỡi bò” dấy lên
như động đất, rồi có trường đại học mở cuộc thi vẽ logo “Nói không với
chữ U”, liền bị lệnh từ đâu đó bảo “Thôi”. Hình như có 2 cái lưỡi đang
thì thầm với nhau ở đâu đó, rất bí mật. Chả biết 2 cái lưỡi đó là lưỡi
Ê-dốp, lưỡi Đặng Tích hay lưỡi Quan. Nhưng rõ ràng đó không phải là lưỡi
Dân. Lưỡi Dân bao giờ cũng chỉ theo chân lý mà thôi.
“Lưỡi
nhà quan có gang có thép”. Gang thép là cứng rắn, ai cũng phải nghe.
Nhưng xem chừng thời nay gang thép cũng bị làm dổm nhiều. Nhưng vẫn chơi
cứng, chơi rắn.
Lại
nhớ chuyện ngày xưa có một ông Quan rất giỏi. Muốn đổi trắng thay đen,
Quan ngồi ngẫm nghĩ rất hung để khi ra Triều mà uốn lưỡi. Những lúc ấy
Quan thường dặn nguời nhà không được làm ồn, khách đến không tiếp, cả vợ
cũng phải tránh đi nơi khác. Người vợ Quan vốn có tình ý với ông Quan
láng giềng, mới nghĩ ra được một diệu kế: những khi Quan nghĩ mưu tính
kế, chị ta cứ lại chuyện trò quấy rối. Quan tức mình đến phải mắng và
đuổi vợ sang nhà khác. Thế là vợ đi sang nhà Quan láng giềng ân ái cùng
tình nhân.
Ôi cái lưỡi không xương, cái lưỡi của nhà Quan, vậy mà “lợi bất cập hại”!
Lưỡi bò Tàu
Lưỡi Khương Du
Lưỡi bò
No comments:
Post a Comment