-toàn cầu hóa của tư bản thế giới
-chính sách đổi mới kinh tế của các nước độc tài CS còn sót lại sau Liên xô mà tiêu biểu là Tàu cộng
Phải
chăng tư bản Hoa kỳ khối bảo thủ với đảng Cộng hòa là lính tiên phong
cho tài phiệt Hoa kỳ không biết đường đi nước bứơc của Mao và Đặng tiểu
Bình và thâm ý của bọn này khi bắt tay với nhau cùng đầu tư làm ăn tiếp
nhận ào ạt vốn đầu tư của tư bản Mỹ cùng tư bản Âu châu ? Quốc Hội Hoa
kỳ vói luật mới luật giới hạn chiến tranh (War Powers Resolution) vào
ngày 7 tháng 11 năm 1973 đã giới hạn tối đa quyền của tt Mỹ – bắt Mỹ
đứng ngoài khi chiến hạm Tàu cộng đánh vào Hoàng sa 1974 , lãnh thổ của
đồng minh Nam VN . Ngăn cấm sự can thiệp quân sự của Hoa kỳ tại Thái b
Dưong chính là sự gián tiếp mặc cả mua bán ngầm cho Tàu Hoàng sa năm
1974 và tiếp đến là Trường sa tức nhiên là sẽ không chế Biển Đông trong
nay mai ; Đây cũng là điều Hoa kỳ cũng thừa biết .
Bàn cờ thế giới chính Hoa kỳ đã sắp mưu tính sẵn thả cửa cho Tàu cộng làm theo ý chúng và cuối cùng là gì ?
Công
nghiệp quân sự của Hoa kỳ sẽ có những hợp đồng béo bỡ liên tục từ cuối
thế kỷ 20 cho đến đầu thế kỷ 21 và tương lai sẽ còn nhiều nữa khi Tàu
cộng còn tác oai tác quái tại biển Đông .
Hoa
kỳ đã biết trước Tàu cộng với chính sách đổi mói kinh tế sẽ cần nguồn
năng lượng khổng lồ để sử dụng khối nhân công rẻ mạt và nhiều nhất trên
thế giới và đây là điều Hoa kỳ ngấm ngầm ưa chịu vì khi khối kinh tề của
Tàu cộng với hàng trăm triệu lao nô tại nội địa Tàu gián tiếp là một
xưởng thợ khổng lồ tại nước ngoài của tư bản Mỹ thôi. Và chính đây là
liều thuốc đắng giết lần công ăn việc làm tại nõi địa Hoa kỳ mà ngày đêm
khối DÂn Chủ đang kêu gào cùng níu kéo .
Nhưng
với chính sách kinh tế toàn cầu hoá của các tập đoàn tài phiệt hay tư
bản bảo thủ không bao giờ có ranh giới quốc gia và chuyện quốc gia là
công việc của chính phủ sở tại và oái ăm thay chủ nghĩa toàn cầu hoá
luôn luôn đã phá chuyện can thiệp của chính phủ và cổ suý tự do kinh
doanh (deregulation) hay nói trắng ra tài phiệt quốc tế không có chủ
nghĩa ái quốc mà trọng tâm của họ là lợi nhuận là lòng tham .
Sự thông đồng giữa chủ nghĩa toàn cầu hóa cùng độc tài thế giới đã có đáp số chung là quyền lực cùng lợi nhuận .
Chính
sự hổ tương với nhau để ngầm cùng nhau đạt được cái đích trên đã là
thảm nạn cho người dân các nước nghèo hay khối thứ ba và các nước cộng
sản còn lại trên hành tinh này .
trở
lại lịch sử chính vào đầu thập niên 1950 , SEATO thai nghén từ thời tt
Mỹ Truman nhằm mục đích chặn đứng làn sóng xâm lăng của CS với đà tiến
của Mao đã làm Tưởng giới Thạch phải chạy ra Đài loan nhưng cũng chính
tay Mỹ vào thập niên 1970 với chủ thuyết kinh tế mới tức là chính sách
toàn cầu hóa hơn là hạ thủ Liên xô vì chính sách kinh tế CS chạy đua vũ
trang với Mỹ tại Liên xô cùng bước tiến nhảy vọt của Mao đã đưa các nước
đàn anh CS đến hố suy tàn rồi .
Các
nước trong khối thú 3 và khối thứ 2 chính là điểm ngắm của tư bản khi
nền sản xuất nội địa đã quá dư thừa đang đòi hỏi 1 chính sách kinh tế
toàn cầu hóa .
Đó là những bước đi
của tập đoàn tư bản thế giới vào hạ bán thế kỷ 20 . CHúng ta không lạ gì
khi sau khi bỏ Miền Nam ,xóa SEATO ,hất Đài loan Mỹ lại cúc cung cưng
chiều Trung cộng mở ngỏ cho Trung cộng nuốt Hoàng sa làm bàn đạp chiếm
nốt Trường sa và sau này có cớ chiếm trọn biển Đông.
Vai
trò chiến lược của Hoa kỳ từ đó đưa dẫn Trung cộng vào 1 chân trong Đại
hội đồng LHQ cùng hợp tác kinh tế và cho Tàu cộng TỐI HUỆ QUỐC gián
tiếp cho Tàu cộng lên ngôi bá chủ kinh tế như hôm nay
Kissinger
tuy là tên lính mở đường cho chủ thuyết mới của kinh tế toàn cầu nhưng
đằng sau ông ta là tập đoàn tài phiệt tư bản siêu quốc gia vượt xa hơn
cả mẫu quốc của họ là Hoa kỳ và Âu . Chủ nghĩa này cũng bị bọn CS như
Mao và Đặng lợi dụng triệt để nhằm vực dậy cái đảng CS quốc tế sắp xóa
sổ . Nhưng những nhược điểm nội tại của chế độ độc tài tiềm tàng là nội
loạn có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu chiến tranh xảy ra .
Trứng
không thể khôn hơn rận ! Bắc kinh có vùng vẫy hung hăn cở nào cũng nằm
trong vòng cương tỏa của chính sách kinh tế toàn cầu của tư bản Tây
phương đứng đầu là Mỹ . Muốn hay không muốn Tàu cộng cũng là một xưởng
thợ khổng lồ của Tư bản thôi. Và xưởng thợ này có kéo dài công việc đươc
hay không cũng tùy vào ý định từ các tập đoàn tư bản với nguồn hàng
nhập nội của họ và mỗi khi Tàu cộng đang sống giàu và sống nhờ vào xuất
cảng thì số mạng hàng trăm triệu lao nô đó là ngòi thuốc súng thổi tan
chế độ độc tài Bắc kinh không biết lúc nào .
Đó
là chưa kể chính sách đổi mới kinh tế thu lợi cũng cố sức mạnh xâm lăng
vừa vô tình mở rộng tầm nhìn về dân chủ tự do cho hơn tỷ dân có 1 quá
khứ sống trong bức màn sắt nay họ đã có thời gian nhận thúc và lần hồi
biết chống đối chế độ với mọi hình thức nhất nông dân và trí thức thành
thị .
Giờ đây chuyện biển đông dậy
sóng là bước tính trước của Tây phương khi vực con hổ Trung hoa thức dậy
với sự khát đói cố hữu của nó. Khi Trung cộng tác oai tác quái trên
biển Đông bắt nạt các nước yếu và nhỏ hơn tại Đông nam Á ,những lời nói
trên chót lưỡi đầu môi của Hoa thịnh đốn cũng sự diễn hành lấy lệ của
vài ba con tàu trên biển đông nhằm trấn an các nước nhỏ này .
Và
dù biển đông có dậy sóng thực sự bảo đảm Tàu cộng vẫn dành sẵn cho Mỹ
con đường hải hành ưu tiên không hề đụng chạm . Chuyện là Hoa kỳ có thực
lòng “dọn bãi rác” tại biển Đông thực sự hay không khi chính Hoa kỳ đã
gián tiếp xây dựng nên tên khủng bố trên biển Đông là Tàu cộng .
Chuyện
là các nền công nghiệp quân sự Hoa kỳ vẫn ngầm khen Bắc kinh 2 tiếng
“HẢO LỚ” (VERY GOOD) khi đã bán được nhiều hợp đồng quân sự ngon lành từ
hỏa tiển và phản lực chiến đấu loại tối tân . Bên phía đông Âu anh Nga
nhà ta cũng gật gù khen Bắc kinh rằng “có lý” khi anh này cũng bán được
mớ tàu ngầm cùng phản lực Sukhoi tối tân hàng tỷ đô la !!!
Chỉ tội cho các nước nhược tiểu thấp cổ bé miệng không biết kêu ai ?
xuân khê 15/7/2011
No comments:
Post a Comment