Tuesday, September 3, 2013

Nhu cầu gia nhập TPP của Việt Nam



David Brown
Lê Quốc Tuấn chuyển Việt Ngữ
Hà Nội rất cần đến thỏa thuận thương mại đa phương TPP nhưng Washington sẽ đưa ra các đòi hỏi đau đớn
Mặc dù không phải là một yếu tố quan trọng nhưng rất nhiều nền thịnh vượng trong khu vực đang phải ngưng lại để chờ kết quả của cuộc đàm phán thương mại đa phương. Hãy nhìn quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương , hay TPP : 12 quốc gia rất khác nhau đã hội họp tại Brunei ngày 23 đến 30 tháng 8 tại vòng 19 của các cuộc đàm phán và tin tức duy nhất sau những nỗ lực của một tuần nữa là họ đã tiêp tục trì hoãn thả nổi không quyết định gì được.

Tháng 10 này, sẽ không có một hiệp ước nào để các nguyên thủ quốc gia ký kết. Đấy phải chăng là một dấu hiệuxấu nếu bạn là một nhà kinh doanh tự do, hay một dấu hiệu tốt nếu bạn là một nhà bảo hộ hoặc một trong những kẻ thường cho rằng " toàn cầu hóa " là một từ dơ bẩn ? Hay đấy chỉ là bằng chứng cho thấy các chính phủ đang kiểm soát 40 phần trăm thịnh vượng của thế giới sẽ sẵn sàng sử dụng thời gian dù có lâu đến đâu để đạt cho đúng đắn được cái mà Washington gọi là hiệp định thương mại thế kỷ 21 đầu tiên của thế giới ?
12 quốc gia này, gồm Chile, Peru , Mexico. Mỹ, Canada . Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam, New Zealand, Úcvà hiện nay thêm Nhật Bản chứ rõ ràng không phải là Hàn Quốc hay Trung Quốc, là một tập hợp kỳ lạ và không cânxứng . Họ nói rằng, 12 nước này tham gia vào TPP, bởi vì đấy là cách duy nhất có thể thuyết phục đượcWashington trong việc đặc biệt mở cửa thị trường rộng lớn hơn đối với các hàng hóa mình sản xuất, để thích ứng với nhu cầu của các ngành công nghiệp tri thức từ Mỹ - ngân hàng, bảo hiểm , tài chính, viễn thông, dược phẩm, giải trí - được tiếp cận bình đẳng với các thị trường nước ngoài và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ .
Đây là một thứ rất khó hiểu và phức tạp, vốn đã khiến các nhà phân tích chính sách từng phải cố gắng để giải thích. Hai nỗ lực gần đây nhất, mỗi bài gần 20.000 từ, được tìm thấy ở đây và ở đây.
Có một cách khác để hiểu được các khả năng không thể tách rời trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương làbằng việc kiểm tra cuộc đàm phán từ một góc độ quốc gia - chẳng hạn như từ Việt Nam. Tại sao một quốc gia chỉ vừa ra khỏi ngưỡng cửa đói nghèo lại mong muốn được chạy đua với các chàng to khoẻ khác?
Một số nhà phân tích về Việt Nam - như Greg Rushford , mà các bài "Rushford Report " của ông là tài liệu cần phải đọc của các nhà vận động hành lang thương mại ở Washington -  thì tất cả là về hàng dệt may và giày dép. Kể từ khi Việt Nam vứt chủ nghĩa xã hội vào sọt rác từ một phần tư thế kỷ trước, đất nước này đã tạo mình trở thành một điểm thích hợp và mạnh mẽ như một nhà cung cấp áo sơ mi, giày thể thao và các mặt hàng tương tự cho thị trường Mỹ .
May ráp hàng may mặc và giày dép là những ngành sử dụng lao động lớn, luôn chiếm khoảng 20 phần trăm tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam . Các ngành nghề này khởi sự trong những năm 1990 bởi vì theo hạn ngạch của EUvà Mỹ khi ấy thì việc xuất khẩu hàng may mặc và giày dép của Trung Quốc bị giới hạn . Một số công đoạn lắp ráp cuối cùng được chuyển sang Việt Nam để tận dụng lợi thế của hạn ngạch . Các nhà máy này là làn sóng đầu tiêncho loại công nghiệp định hướng xuất khẩu của Việt Nam . Chúng trở nên hiệu quả đến mức đã sống sót được đến cuối chế độ hạn ngạch và trong thực tế đã đạt được phần chia trên thị trường.
Các thông số kỹ thuật cho mặt hàng được cung cấp bởi các nhà bán lẻ vốn cũng là người thu xếp các nguồn cung cấp vải, da, chỉ sợi, dây kéo , nút áo, vv , thông thường là từ Trung Quốc. Các mặt hàng được lắp ráp tại nhữngnhà máy có mức lương thấp của Việt Nam rồi vận chuyển ra Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản. Cuộc cạnh tranh rất làkhốc liệt.
Một vài năm trước , Việt Nam đã được ca tụng như một "Trung Quốc thứ hai." Người ta từng tưởng rằng, các nhà sản xuất hàng may mặc và giày dép ở Quảng Đông bị thu hút bởi chi phí lao động chỉ bằng 30% ở Trung Quốc sẽ ồ ạt di chuyển vào Việt Nam . Điều ấy đã không xảy ra. Sự thực là, đối với công việc cắt may, chi phí  lao động thậm chí còn rẻ hơn và có sẵn trong Campuchia , Bangladesh hay ở Miến Điện, đất nước mới được ưa chuộng. Còn tất cả mọi mặt khác, các nhà máy của Trung Quốc đều chỉ có hiệu quả hơn.
Các nhà sản xuất hợp đồng Việt Nam phải chịu áp lực rất lớn để giữ tiền lương lao động được thấp. Công nhân yêu cầu tăng lương , trong khi chỉ có một số ít chủ nhân các xưởng may và nhà máy giày dép có đủ khả năng đầu tư vào các máy móc hiệu quả hơn. Đối với họ, TPP như một chiếc bè cứu mạng . Hà Nội nhìn thấy một cơ hội tuyệt vời để mở rộng thị phần vào thị trường vô hạn của Mỹ cho các mặt hàng thể thao bằng cái giá phả trả là Trung Quốc, nếu Washington chịu hợp tác .
Các nhà đàm phán thương mại Mỹ sẽ hữu dụng. K -Mart, Wal-Mart, Nike, Levi Strauss và các nhà bán lẻ khác vốncó nguồn hàng hóa của họ ở nước ngoài muốn các nhà đàm phán giúp vào. Nhưng các công ty vẫn quay sợi bông ở Mỹ thì không. Họ đang gây áp lực rất lớn lên Washington để bảo vệ một hệ thống gọi là "từ sợi trở đi" (yarn forward) và duy trì bảo hộ thuế quan cho ngành công nghiệp may mặc của Hoa Kỳ, vốn chiếm trung bình 17 phần trăm hàng Việt Nam. Cùng lúc đó, các nhà sản xuất giày cuối cùng của Mỹ đang gây sức ép để tiếp tục duy trì thuế nhập khẩu từ 11 đến 70 phần trăm .
Chính sách "từ sợi trở đi" đòi hỏi tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất quần áo phải được thực hiện ở Mỹ hoặc ở một đối tác thương mại được ưa chuộng , ví dụ như Việt Nam hoặc một thành viên TPP khác nếu TPP đi vào hiệu lực . Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất nếu không thuộc về TPP sẽ khiến mặt hàng không hội đủ điều kiện miễn thuế. Yêu cầu "từ sợi trở đi" sẽ chia nhỏ chuỗi giá trị cung cấp cho nhà máy lắp ráp ở đồng bằng sông Hồng và các vùng ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh với vải, da ,chỉ may, dây kéo, nút, vv của Trung Quốc. Các nhà đàm phán Việt Nam đã phản đối rằng chính sách "từ sợi trở đi" là một rào cản lớn. Theo như các gợi ý từ báo chí Việt Nam, dường như, họ đã giành được lời hứa hẹn sẽ có giai đoạn ba năm điều chỉnh của Washington . Và nếu Việt Nam nhanh nhẹn , thì chỉ cần bấy nhiêu để được ăn bữa trưa ở Quảng Đông .
Không có gì là không mất tiền cả
Trớ trêu thay, trong kịch bản này, không phải ngành quay tơ của Mỹ được hưởng lợi , mà là các doanh nhân Đài Loan , Hàn và Trung Quốc, những người sẽ nhanh chóng chuyển các nhà máy vải, sợi, nút và dây kéo vào Việt Namvới sự cổ vũ từ các khách hàng Mỹ của họ .Bởi theo một tính toán dựa trên những gì phải xảy ra, sẽ có một sự gia tăng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Dự báo của Viện Peterson, trong năm 2025 nếu ở ngoài TTP, Việt Nam sẽ giàu hơn 14 phần trăm. Đó là trừ khi Trung Quốc cũng tham gia TPP vốn là điều không thể trongmột viễn cảnh ngắn hạn hoặc không thể tưởng tượng được. Do đó, cũng đủ nói ở đây là các nhà phân tích thương mại đồng ý rằng trong số 12 quốc gia hiện đang đàm phán, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ sự hình thành TPP .
Các nhà phân tích chào mời rằng Việt Nam được hoan nghênh như một nhà đàm phán TPP chính xác bởi vì đất nước này không phải là Trung Quốc . Họ suy luận rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận "các kỷ luật " không thể thiếu trong thỏa thuận của thế kỷ 21 này: một sân chơi bình đẳng cho các thực thể trong và ngoài nước , thực hànhquyền sở hữu trí tuệ , công đoàn lao động độc lập , quyền được trọng tài bởi một uỷ ban quốc tế cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Bắc Kinh nếu họ  tin rằng các quyền lợi của mình bị suy giảm.Một số suy đoán rằng TPP, như phần còn lại của chiến lược chuyển trục của Mỹ là nhằm mục đích để kềm hãm siêu cường tự mãn mới nổi . Một lời giải thích tế nhị hơn cũng là chính đáng : rằng với Việt Nam như một nhà đại diện từ xa, Washington có mục đích cho Bắc Kinh thấy những khả năng có thể đến với mình nếu họ chọn lựa hợp tác hơn là đối đầu .
Dù bằng cách nào  cũng có lý do để hỏi liệu Việt Nam có thể tiến đến được những nguyên tắc này, có thể thực sự có khả năng chính trị hoặc hành chánh để cân bằng sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài hay không.
Hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam chỉ là một loại tự do nửa vời và đấy là sự cản trở.Trong hai thập kỷ qua, các nhà cải cách kinh tế và môi giới quyền lực mâu thuẫn nhau . Song song với khu vực tư nhân năng động có định hướng xuất khẩu , khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế kinh tế trong nước của Việt Nam . Khu vực này triển khai trên sáu mươi phần trăm tài sản quốc gia nhưng chỉ sản xuất được bốn mươi phần trăm sự giàu có của nó . Được  ADB và Ngân hàng Thế giới cổ vũ , các nhà cải cách muốn tháo dỡ và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước , nhưng họ thường xuyên bị thất vọng bởi liên minh ấm cúng giữa các công nhân viên và bạn bè của họ trong khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Một số suy đoán rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ của ông đang lo lắng để đưa Việt Nam vào TPP chính xác bởi vì TPP cung cấp một con đường để đánh vào mạng sườn phe cầm quyền nguyên trạng của Đảng Cộng sản và thúc ép các cơ chế chống thay đổi phải đổi thay. Có thể là như vậy , nhưng sẽ không dễ dàng. Kèm vào giá vé gia nhập TPP cho Việt Nam là các cam kết cực kỳ khó khăn. Chúng bao gồm :
 • Một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài . Hà Nội sẽ phải ngừng không cho phép các công ty nhà nước được ưu tiên truy cập nguồnvốn ngân hàng , lãi suất rẻ hơn giá thị trường, ưu đãi về thuế , đưọc bơm vốn, ưu đãi mua sắm và các lợi thế khác khiến đặt các doanh nghiệp nước ngoài vào thế cạnh tranh bất lợi.
• Cắt giảm mức thuế quan hiện đang trung bình ở mức 10 phần trăm xuống số không đối với hàng hóa của các đối tác TPP . Thực thi mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ . Doanh nhân Việt đã thậm chí tùy tiện sao chép và buôn bán lại bất cứ thứ gì thích hợp với họ, bất chấp pháp luật về bảo vệ bản quyền và bằng sáng chế​​. Đó là một thực tại ghiêm trọng gây phiền muộn đến các ngành âm nhạc, phim ảnh, truyền hình , phần mềm và công nghiệp dược phẩm của Mỹ.
• Quyền tự chủ cho các công đoàn lao động. Các nghiệp đoàn lao động Việt Nam và tổ chức dân sự khác là nhữngcông cụ bị kiểm soát của nhà nước . Quyền thương lượng của người lao động và quyền đình công bị hạn . TPP, tuy nhiên , sẽ yêu cầu các thành viên phải đáp ứng với các tiêu chuẩn tự do của Tổ chức Lao động quốc tế .
• Bảo vệ môi trường . TPP sẽ yêu cầu Việt Nam phải ngăn chặn nạn buôn bán các động vật bị đe dọa tuyệt chủng .
• Giải quyết tranh chấp doanh nghiệp nhà nước. Dự thảo TPP sẽ cho phép các công ty nước ngoài vốn tin rằng những nếu hành động của chính phủ - ngay cả trong việc cải thiện các tiêu chuẩn môi trường hoặc sức khỏe công cộng -  gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của họ được yêu cầu đến phân xử của trọng tài quốc tế . Úc đang chống lại quy định này , vì vậy có thể nước này sẽ không xuất hiện trong văn bản cuối cùng .
• Tôn trọng nhân quyền . Ngoài việc yêu cầu tự do tổ chức và thương lượng tập thể , TPP không giải quyết tình hình nhân quyền của các thành viên . Tuy nhiên, một nhóm đang phát triển trong Quốc hội Mỹ có một cái nhìn bi quan vềcách cư xử với giới bất đồng chính kiến ​​của Hà Nội và có khả năng sẽ đưa vấn đề kiềm chế tự do ngôn luận như một lý do để phản đối việc phê chuẩn TPP nhằm loại trừ Việt Nam .
Sáu năm trước, việc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từng được chào mời như một biện pháp để đảm bảo cạnh tranh thành công của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Thực tế đã không hẳn là một kết quảnhư vậy. Cơn sóng thần đầu tư nước ngoài đã hiện thực , nhưng quá nhiều dòng tiền đã được chuyển đến doanh nghiệp nhà nước và lãng phí vào các liên doanh đầu cơ.
Sau khi hai cơn lạm phát ác liệt và những nỗ lực vô vọng để duy trì tốc độ tăng trưởng trong gọng kềm của cuộcsuy thoái kinh tế trên toàn thế giới , đầu tư nước ngoài kiệt quệ và nền kinh tế của Việt Nam chết cạn trong hồ.Cuối cùng, chính phủ phải thắt chặt tín dụng trong năm 2011, đẩy khu vực tư doanh ngập nợ và khát vốn của Việt Nam ra khỏi các ngân quỹ cần thiết để hưởng được lợi nhuận từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay, các nhà đầu tư thiếu tiền mặt trong nước vẫn còn vất vả trong khi, trớ trêu thay , khu vực đầu tư nước ngoài lạiđang bùng nổ .
Vì vậy, ngoài việc phải đối phó với sự phản kháng của các phe phái hiện có trong lòng chế độ , chính phủ ông Dũng cũng phải đấu tranh với sự hoài nghi rằng TPP sẽ thực hiện được những hứa hẹn của mình . Hầu hết các nhà kinh tế và doanh nhân Việt Nam sẽ hạnh phúc để nhìn thấy những cải cách mà TTP yêu cầu nhưng nghi ngờ về việc chúng có sẽ được trở thành hiện thực hay không. Đồng thời , nhận thức rõ được những rào cản do người Mỹ tạo dựng lên để hạn chế việc nhập khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam, họ tự hỏi, lệu Washington có thực hiện đượccam kết mở cửa thị trường của mình hay không .
Bất chấp những nghi ngờ khác nhau, có vẻ là Hà Nội quyết đi về phía trước. Bài bình luận trên phương tiện truyền thông thân cận với chế độ ghi nhận các thách thức nhưng thể hiện sự lạc quan . "thỏa thuận TPP là một sân chơi tốt cho nền kinh tế như chúng ta để thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực then chốt như may mặc , giày dép, nông sản " Theo Đài tiếng nói Việt Nam . " Sau khi chúng ta tham gia thỏa thuận này, sẽ có một dòng chảy mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài và đầu tư trực tiếp vào Việt Nam , mang lại cho đất nước một động lực mới cho sự phát triển mạnh hơn." Và cũng nhiều hy vọng cho sự cải cách .
David Brown

No comments:

Post a Comment