Thursday, July 18, 2013

Pháp quyền là gì?



Việt Khôi chuyển ngữ
I. Giới thiệu về Pháp quyền

Các chính trị gia, các luật sư, các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách thường dùng thuật ngữ “pháp quyền” (thượng tôn pháp luật) nhằm mô tả một loại thể chế chính trị nhất định. Khi mà tốc độ toàn cầu hóa đã tăng mạnh trong hai thập kỷ vừa qua, nhiều quốc gia phát triển đã thiết lập độ ưu tiên trong luận cương chính sách của họ vào việc phát triển pháp quyền. Những câu hỏi thường gặp sau đây sẽ cung cấp một sự giải thích mang tính giới thiệu về khái niệm của pháp quyền và việc nó liên quan tới sự phát triển như thế nào. Bài này cũng bao gồm một bản mô tả ngắn gọn một số chỉ trích nhằm vào khái niệm pháp quyền.

II. Pháp quyền là gì?
Pháp quyền không có một định nghĩa rõ ràng, và ý nghĩa của nó có thể thay đổi theo từng nước và truyền thống luật pháp. Tuy nhiên, nói chung thì nó có thể được hiểu như là một thể chế chính trị chính thể mà trong đó luật pháp khống chế chính phủ bằng cách đưa ra một số tự do nhất định và tạo nên trật tự cùng với sự phán đoán dựa vào cách một quốc gia hoạt động như thế nào. Trong nghĩa cơ bản nhất của nó, pháp quyền là một hệ thống nhằm bảo vệ quyền của công dân khỏi bị làm dụng bởi sức mạnh của nhà nước một cách tùy ý.
A. Các thành tố của pháp quyền
Trong sách Đạo đức của Luật, học giả luật người Mỹ Lon Fuller đã nhận diện tám thành tố của luật pháp mà được xem là cần thiết cho một xã hội muốn thiết lập nền tảng pháp quyền. Fuller đã chỉ ra như sau:
  1. Các điều luật phải tồn tại và các điều luật đó phải được tuân thủ bởi tất cả mọi người, kể cả các quan chức chính phủ nhà nước.
  2. Các điều luật phải được xuất bản đại chúng.
  3. Các điều luật về bản chất phải hướng đến tương lai và có hiệu lực chỉ khi luật pháp đã được thông qua. Ví dụ, tòa án không thể kết tội một người là có hành vi phạm tội trước khi đạo luật tội phạm ngăn cấm hành vi đó được thông qua.
  4. Các điều luật phải được viết với tính ràng buộc hợp lý nhằm tránh khỏi những cướng bức không công bằng.
  5. Luật pháp phải tránh sự mâu thuẫn.
  6. Luật pháp không được yêu cầu những việc bất khả thi.
  7. Luật pháp phải luôn luôn ổn định qua thời gian nhằm cho phép sự hình thành kỷ cương của luật lệ; tuy nhiên, luật pháp cũng phải cho phép có sự sửa đổi cần kíp khi nền tảng xã hội và bối cảnh chính trị thay đổi.
  8. Hành động chính thức phải tuân thủ với luật lệ đã được tuyên bố.
Nếu nhìn riêng tám yếu tố này thì có thể thấy một cách rõ ràng và dễ hiểu. Nhưng trong thực tế thì những điều này rất khó thực thi vì các chính phủ thường khống chế các hoạt động ưu tiên hàng đầu khác để giải quyết những xung đột theo đường hướng chính trị của xã hội. Ví dụ, làm nhiều điều luật quá chi tiết hoặc cặn kẽ có thể dẫn đến một hệ thống pháp luật quá cứng nhắc. Cứng nhắc có thể làm các tòa án của quốc gia (ngành tư pháp) dễ bỏ qua những yếu tố con người trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, thay vì chỉ áp dụng trong tương lai, một số luật có thể áp dụng hồi tố, hoặc những hành vi quá khứ, bởi vì chúng được thông qua với mục đích cụ thể nhằm điều chỉnh các hành vi được đặt ra trong các câu hỏi. Fuller xác nhận các cuộc xung đột này và cho rằng xã hội cần chuẩn bị tinh thần để cân bằng các mục tiêu khác nhau được liệt kê ở trên.
B. Vượt xa hơn những yếu tố của Fuller
Các tiêu chí của Fuller có thể rất hữu ích trong việc tìm hiểu về nền tảng của pháp quyền, bởi chúng phác thảo các loại quy tắc hoặc những hạn chế mà xã hội cần phát triển để tiếp cận với những vấn đề pháp lý bằng cách giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực trong quá trình xây dựng pháp luật và hạn chế quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, các quy định của pháp quyền có thể vượt ra ngoài những quy định thông thường và cũng được định hình bởi cái gọi là “thể chế” dựa trên ngụ ý của chính phủ trong các yếu tố mà Fuller đưa ra. Điển hình về sự hạn chế thể chế như đã nêu là sự tồn tại của hệ thống tư pháp độc lập (ngành tòa án); và một ví dụ khác là phát triển cách thức nhằm khuyến khích “quản trị minh bạch”. Những hạn chế không chính thức khác, chẳng hạn như văn hóa địa phương hoặc những truyền thống có thể khuyến khích người dân sinh hoạt theo khung của pháp luật, cũng có thể giúp hạn chế quyền lực của chính phủ và từ đó thúc đẩy tự do cũng như xác định các nguyên tắc của pháp quyền. Mặc dù vẫn còn có vẻ mơ hồ, nhưng hệ thống pháp quyền có thể được định nghĩa một cách cụ thể là lý thuyết về quản trị dựa trên một loạt những hạn chế pháp lý và xã hội được thiết kế để khuyến khích trật tự, ngăn chặn quyền lực, các hành động tùy tiện và bất hợp lý chính phủ.
Còn tiếp…
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

No comments:

Post a Comment