Saturday, March 23, 2013

Nguyễn Đình Lộc và điều 4 Hiến Pháp



Lỗ Trí Thâm - Việc ông Nguyễn Đình Lộc lên TV xin rút khỏi kiến nghị của nhóm 72 tôi cho cái hay nhiều hơn cái dở.
Nhận thức của con người cần có quá trình, và luôn luôn thay đổi, và tất nhiên theo từng mức độ nhận thức cá nhân. Trong môi trường dân chủ, tôn trọng nhận thức của từng cá nhân, đó là điều tối thiểu cần thiết.

Ông Lộc làm trưởng đoàn đưa kiến nghị lên, nay ông chính thức phủ nhận điều đó là quyền cá nhân của ông. Ông hoàn toàn có quyền đó, bởi vì việc kiến nghị của ông không bị ràng buộc bởi một văn bản pháp lí nào.
Nhưng ông là người hèn.
Hèn không phải là vì ông rút lui, mà kiểu cách ông trình bày việc rút lui.
Nếu ông là người đàng hoàng, ông có toàn quyền tuyên bố “Tôi đã nghĩ lại, nay tôi xin rút lại những việc mình đã làm”.
Nhưng ông đã hành xử như một đứa trẻ mới đi học mẫu giáo khi bị cô giáo bắt quả tang đang ăn trộm gói xôi của bạn.
“Tôi làm trưởng đoàn, àaa a nhưng tôi không biên soạn. Người ta bảo tôi làm trưởng đoàn, nhưng à à...tôi thực sự không tham gia”
Thật là đáng kinh ngạc khi một người đã từng là bộ trưởng, và nhất là tiến sĩ luật lại nó hành xử như vậy về một bản kiến nghị về Hiến Pháp.
***
Nhưng vẫn đề chính ở đây tôi muốn nói là vấn đề khác.
Điều gì sẽ xảy ra khi “điều 4” trong tổ chức “nhóm nhân sĩ 72” qui định rõ ông Lộc là trưởng đoàn mãi mãi lãnh đạo toàn diện tổ chức đó.
Lúc đó chỉ cần một cá nhân ông Lộc thay đổi là có thể biến ước vọng định hướng của toàn nhóm theo hướng có lợi riêng cho ông Lộc.
Việc điều 4 của Hiến Pháp qui định một tổ chức chính trị, ở đây là đảng CSVN, mãi mãi là lực lượng lãnh đạo duy nhất của đất nước cũng có hậu quả tương tự.
Khi lợi ích của tổ chức chính trị đó phù hợp với lợi ích của đất nước thì không cần có điều khoản nào cả vẫn cứ gắn bó với toàn dân, như cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhưng khi lợi ích của đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích bè nhóm mâu thuẫn nhau thì tất nhiên tổ chức đó bảo vệ mình trước tiên, chà đạp lên những lợi ích khác của dân tộc.
Và những gì từ năm 75 cho đến nay đã thấy rõ điều đó, không cần phải nhắc lại.
Vậy nên, ghi lại điều 4 vào Hiến Pháp là điều đầy rủi ro cho dân tộc.
Quyền lợi, mục tiêu của dân tộc thì không thay đổi, Dân tộc trường tồn mãi mãi nhưng một tổ chức chính trị có thể thay đổi, có thể (và đã và đang thái hoá) sẽ là gánh nặng của đất nước.
Cho nên, bỏ điều 4 không phải là mang màu sắc chính trị, phe nhóm, quốc gia hay cộng sản, quốc nội hay hải ngoại mà là có tính lí trí của lịch sử.

http://danluan.org/tin-tuc/20130323/nguyen-dinh-loc-va-dieu-4

No comments:

Post a Comment