Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn Ban Biên tập Bauxite Viêt Nam đã giao cho chúng tôi nhiệm vụ đọc và bình luận các bài viết của ông Vũ Cao Đàm và ông Lê Anh Hùng.
Bài viết của ông Vũ Cao Đàm có tựa đề “Lại bàn về quan hệ giữa khoa học và chính trị” và bài viết phản biện của ông Lê Anh Hùng có tựa đề “Vài ý kiến về bài viết Lại bàn về quan hệ giữa khoa học và chính trị (của ông Vũ Cao Đàm)”.
Chúng tôi xin bàn về hai bài viết này.
Nội dung cốt lõi của bài viết của ông Lê Anh Hùng nhằm phản bác quan điểm của ông Vũ Cao Đàm được ông Hùng tóm tắt trong đoạn viết như sau: “… trên chính trường Việt Nam hiện nay đang có cuộc đấu đá giữa hai phe phái: phe thân phương Tây (phe tham nhũng) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu và phe thân Tàu của TBT Nguyễn Phú Trọng.”
Toàn bộ bài viết của ông Lê Anh Hùng nhằm nêu luận cứ để phản bác lại quan niệm trên, được ông Hùng nói là của ông Vũ Cao Đàm.
Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để tra đi xét lại từng câu chữ trong bài viết của ông Đàm, nhưng không hề tìm được ông Đàm đã viết đoạn này ở đâu cả, và chúng tôi nghi ngờ là ông Hùng đã tự mình “sáng tác” ra đoạn này.
Đúng như vậy. Chúng tôi xin trích toàn văn đoạn viết của ông Lê Anh Hùng:
“Tuy nhiên, đáng tiếc là tác giả lại đưa ra một vài nhận định quá chủ quan, và nó dường như thể hiện một niềm tin sai lệch (điều mà trước đó chính tác giả đã phê phán tôi) về chính trị. Đó chính là 2 đoạn mà ông viết:
“Tuy nhiên, đáng tiếc là tác giả lại đưa ra một vài nhận định quá chủ quan, và nó dường như thể hiện một niềm tin sai lệch (điều mà trước đó chính tác giả đã phê phán tôi) về chính trị. Đó chính là 2 đoạn mà ông viết:
Chưa hết, các phe phái chính trị đánh nhau cũng rất thích dùng một số “nhà” khoa học làm cái mà ngôn từ đường phố Hà Nội hiện đại gọi là “chân gỗ”, là thứ chân chắp cho những anh què. Cái loa của các “giáo sư” và “tiến sỹ” này được phát đi rất to, đánh vào cái yếu mà phe kia cần khai thác…, trong khi nói như cụ bà Lê Hiền Đức, là “Mặt ông nào cũng nhọ cả”… Cái ông ăn cơm Tàu thì đánh cái ông ăn cơm Tây hoặc ăn hớt của dân. Ăn cơm Tàu thì dân không thấy được, còn ăn hớt của dân thì dân nào cũng trông thấy… Vì thế bắc loa chửi cái thằng ăn hớt của dân dễ được lòng dân.
…Cụ Tô Hải nói ý là: Cái thằng bị chửi kia (ý nói đồng chí X) chỉ là hạng ăn cắp vặt trong nhà so với cái bọn đang to mồm chửi. Cụ Tô Hải nói rõ thêm: Các vị to mồm chửi kia mới chính là những kẻ đang vác bom đặt trên nóc nhà mình”. Ý của cụ nói về những vị đang ôm bom của các đồng chí 4 tốt và 16 chữ vàng đặt trên nóc căn nhà của Tổ quốc chúng ta.”
…Cụ Tô Hải nói ý là: Cái thằng bị chửi kia (ý nói đồng chí X) chỉ là hạng ăn cắp vặt trong nhà so với cái bọn đang to mồm chửi. Cụ Tô Hải nói rõ thêm: Các vị to mồm chửi kia mới chính là những kẻ đang vác bom đặt trên nóc nhà mình”. Ý của cụ nói về những vị đang ôm bom của các đồng chí 4 tốt và 16 chữ vàng đặt trên nóc căn nhà của Tổ quốc chúng ta.”
Sau cái đoạn mà ông Lê Anh Hùng trích dẫn từ bài viết của ông Vũ Cao Đàm như trên đây, ông Hùng viết tiếp đoạn sau đây:
“Rõ ràng, ý tác giả là trên chính trường Việt Nam hiện nay đang có cuộc đấu đá giữa hai phe phái: phe thân phương Tây (phe tham nhũng) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu và phe thân Tàu của TBT Nguyễn Phú Trọng.”
Như vậy, chúng tôi khẳng định, đoạn này là do chính ông Lê Anh Hùng viết ra. Thật là một sự suy diễn rất nguy hiểm, trong khi ông Đàm không hề nói đến phe nào … và ai lãnh đạo phe nào.
Như vậy, chúng tôi khẳng định, đoạn này là do chính ông Lê Anh Hùng viết ra. Thật là một sự suy diễn rất nguy hiểm, trong khi ông Đàm không hề nói đến phe nào … và ai lãnh đạo phe nào.
Một nguyên tắc phản biện mà chúng tôi thường dùng trong khoa học, nhất là khoa học xã hội, là phải căn cứ vào sự kiện để mà phản biện, không bao giờ được “sáng tác” bằng cách suy diễn một cách vô căn cứ.
Chúng tôi đọc rất kỹ các đoạn đánh số từ (1) đến (5) của ông Lê Anh Hùng, mà ông giải thích, là ông sử dụng để “làm luận cứ” để phản bác ông Vũ Cao Đàm. Chúng tôi đã thảo luận rất kỹ, đây là những luận cứ để chứng minh cho luận điểm nào? Cuối cùng chúng tôi nhận ra, là ông Hùng muốn chứng minh rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng là thân Tầu, chứ không thân phương Tây, và ông Lê Anh Hùng viết một đoạn kết luận rất rõ “Nếu quả thực “phe Nguyễn Tấn Dũng”, người được cho là nhiều quyền lực nhất Việt Nam mấy năm gần đây, là thân phương Tây thì xem ra đất nước này vẫn còn “hồng phúc” lắm!”
Đến đoạn này nữa, chúng tôi lại một lần tra xét lại bài viết của ông Vũ Cao Đàm, thì không thấy ông Đàm nêu quan điểm này ở chỗ nào trong bài viết của ông.
*
Chúng tôi đã liên hệ để gặp ông Vũ Cao Đàm nhằm làm rõ, vì sao ông viết về mối quan hệ giữa khoa học và chính trị, thì được ông Đàm cho biết như sau:
Tôi giảng chuyên đề “Những nghiên cứu xã hội về Khoa học và Công nghệ” (Social Studies of Science and Technology) cho các lớp sau đại học về Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và ngành Quản lý KH&CN. Chuyên đề này tôi bắt đầu giảng từ năm 1997, trong đó có những nội dung như “Quan hệ giữa khoa học và tôn giáo”, “Quan hệ giữa khoa học và đạo đức”, “Quan hệ giữa khoa học và chính trị”. Nói rồi, ông mở cho chúng tôi xem chuyên đề này trong một chương gọi là “Những vấn đề triết học của khoa học”, được in trong Tập I, Tuyển tập Vũ Cao Đàm xuất bản năm 2008. Tập này có tên là “Lý luận và Phương pháp luận Khoa học”
Chúng tôi đã liên hệ để gặp ông Vũ Cao Đàm nhằm làm rõ, vì sao ông viết về mối quan hệ giữa khoa học và chính trị, thì được ông Đàm cho biết như sau:
Tôi giảng chuyên đề “Những nghiên cứu xã hội về Khoa học và Công nghệ” (Social Studies of Science and Technology) cho các lớp sau đại học về Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và ngành Quản lý KH&CN. Chuyên đề này tôi bắt đầu giảng từ năm 1997, trong đó có những nội dung như “Quan hệ giữa khoa học và tôn giáo”, “Quan hệ giữa khoa học và đạo đức”, “Quan hệ giữa khoa học và chính trị”. Nói rồi, ông mở cho chúng tôi xem chuyên đề này trong một chương gọi là “Những vấn đề triết học của khoa học”, được in trong Tập I, Tuyển tập Vũ Cao Đàm xuất bản năm 2008. Tập này có tên là “Lý luận và Phương pháp luận Khoa học”
Cái đoạn mà ông viết “Các phe phái chính trị đánh nhau rất thích lợi dụng khoa học” là một quy luật đã tổng kết trong lĩnh vực gọi là “Xã hội học chính trị về khoa học”. Ông còn giới thiệu cho chúng tôi cuốn sách của Stuart Blum về chủ đề này. Cuốn sách có tên tiếng Anh là “Political Sociology of Science”, và thậm chí ông còn chỉ cho chúng tôi cái đoạn viết đã được tổng kết thành quy luật đó.
Như vậy, nội dung mà ông Lê Anh Hùng bác bỏ trong bài báo của ông “Việt Nam có hai phe đánh nhau, phe thân Tầu do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu và phe thân phương Tây do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu” là do ông Hùng tự đặt ra, không có liên quan gì đến bài viết của ông Vũ Cao Đàm cả.
Nhân đây cũng cần nói thêm, chúng tôi thường xuyên đọc các bài viết trên Bauxite Việt Nam, chúng tôi cũng chưa bao giờ đọc được bài vở nào công bố quan điểm của Bauxite Việt Nam về việc ở Việt Nam có hai phe đánh nhau với hai người cầm đầu, như được nêu trong bài báo gọi là “phản bác” của ông Lê Anh Hùng.
Nhân đây cũng cần nói thêm, chúng tôi thường xuyên đọc các bài viết trên Bauxite Việt Nam, chúng tôi cũng chưa bao giờ đọc được bài vở nào công bố quan điểm của Bauxite Việt Nam về việc ở Việt Nam có hai phe đánh nhau với hai người cầm đầu, như được nêu trong bài báo gọi là “phản bác” của ông Lê Anh Hùng.
Nguyễn Việt Anh và Đỗ Văn Dũng
(Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)
————————————–
————————————–
Một bài bình luận khác gửi qua BBT của Bauxite Việt Nam
Nhân đọc bài viết về cuộc trao đổi giữa GS. VCĐ vs LAH, xin đóng góp một vài thiển ý vu vơ về cách hiểu.
Nói chung (règle générale) Khoa học và chính trị có nhiều khía cạnh vì thế muốn tránh cảnh cãi kiểu nêu trong subject thì phải xác định ngay từ đầu là muốn bàn dưới khía cạnh nào: Nếu nói về kế hoạch chẳng hạn thì đương nhiên chữ politique phải hiểu theo nghĩa là chính sách. Còn hiểu theo nghĩa là một ngành của khoa học thì Tây phương gọi là Sciences politiques, và nói là ngành thì có nhiều loại phân biệt, đại khái như: – Sciences pures (Math, Physique..) versus Sciences appliquées (les sciences de l’ingénieur) – Sciences exactes (có thể đo độ chính xác trong phòng thí nghiệm vv..) vs Sciences subjectives comme les sciences sociales…
Người có căn bản khoa học thì sẽ đánh giá khác với người không có cùng căn bản. Chẳng hạn người có Background giống GS VCĐ thì sẽ không hiểu mục đích của bài theo nghĩa đối ngoại (Ngoại giao) như LAH, mà hiểu theo nghĩa: để cảnh báo về hậu quả của chính sách (en l’occurrence, les implications et/ou conséquences désastreuses de la politique doctrinaire communiste dans toutes les sphères et notamment dans le domaine des sciences). Người làm về khoa học ứng dụng (Applied Science) không cần dài dòng vì có thể mượn key word (tượng trung concept) để dẫn ý một cách gọn gàng như ở đây (par analogie) GS VCĐ đã dùng từ Chân gỗ để nói lên sự què quặt của chính sách nhà nước XHCN, tương tự như chữ lưỡi gỗ (langue de bois) người ta thường dùng để chỉ các lời vô tri vô giác được nghe thấy trong các cuộc đối thoại với người CS. Nhân đây có thể nói đùa là với CS thì không có cái gì bền vì toàn đồ gỗ.
Trong một xã hội dân chủ, người làm chính trị có nhiều loại vì thế bên này gọi là đội nhiều mũ. Phải biết mình đội mũ nào khi nói về một vấn đề. Nói nôm na là phát biểu trên cương vị nào? Lúc phát biểu, đội mũ chính trị gia hay mũ khoa học gia?. Nếu đội mũ chính tri gia thì phải nói theo đường lối của đảng mình (la ligne du Parti). Nếu không đồng ý thì người ta từ chức ra nhập đảng khác có đường lối phù hợp với quan điểm của mình hơn để có thể hoạt động thúc đẩy thực hiện ý tưởng của mình cho một xã hội tiến bộ hơn (theo quan niệm bên này: on s’engage en politique pour faire avancer ses idées) chứ không phải để làm Nghị gật . Ông LAH lấy thí dụ ông Tạ Quang Bửu để bàn về sự kiện nêu trên. Nhưng vấn đề là trong một chính thể độc tài độc đảng thì ông Bửu đâu thể có lựa chọn khác vậy thì bàn để làm gì khi đã biết người có căn bản về khoa học loại như GS VCĐ thì nói theo logique chứ không nói nhăng nói cuội kiểu các TS GS Bộ Trưởng XHCNVN .
Có một chính trị gia Pháp ở thế kỷ trước định nghĩa chính trị là: La politique, c’est le mensonge au profit du peuple et au détriment des autres…. Vì ông LAH không phải là người ngây thơ nên tôi nghĩ ông chỉ đóng kịch giả vờ hiểu sai ý của GS Vũ để lấy cớ gây chú ý nhằm cảnh báo là cần phải nghiêng về Tây phương thay vì TC mới mong cứu nước. Tóm lại là ông LAH hiểu rất rõ ý của GS Vũ là muốn chánh quyền lắng nghe thêm tiếng chuông (son de cloche) để cảnh tỉnh chứ không chủ ý để trả đũa bài của ông, mà làm sao có thể hiểu khác khi đọc phần trích dưới đây:
Có một chính trị gia Pháp ở thế kỷ trước định nghĩa chính trị là: La politique, c’est le mensonge au profit du peuple et au détriment des autres…. Vì ông LAH không phải là người ngây thơ nên tôi nghĩ ông chỉ đóng kịch giả vờ hiểu sai ý của GS Vũ để lấy cớ gây chú ý nhằm cảnh báo là cần phải nghiêng về Tây phương thay vì TC mới mong cứu nước. Tóm lại là ông LAH hiểu rất rõ ý của GS Vũ là muốn chánh quyền lắng nghe thêm tiếng chuông (son de cloche) để cảnh tỉnh chứ không chủ ý để trả đũa bài của ông, mà làm sao có thể hiểu khác khi đọc phần trích dưới đây:
Trích: Tuy nhiên, không phải là thừa khi chúng ta nhắc lại tiếng chuông cảnh báo rằng: các thiết chế xã hội của chủ nghĩa cộng sản vẫn là một yếu tố cản trở khoa học phát triển. Thiết chế ấy là cái mũ kim cô ý thức hệ luôn có xu hướng chống lại cái mới từ trong trứng nước, và ngày nay được trang bị thêm một cái mũ kim cô mới hơn nữa, gọi tên là “thế lực thù địch”, mà anh bạn “4 tốt”và “16 chữ vàng” đã lên tiếng cảnh báo “các đồng chí trong cộng đồng ý thức hệ” với họ
Thụy Nguyễn
P/S
-Tôi hơi thất vọng khi thấy hai người được mời để bình phẩm, được giới thiệu là khoa học gia nhưng khi bình thì lại không dựa trên căn bản của mình làm tiêu chuẩn để lập luận mà chỉ đem hai bài viết ra so sánh chữ hơn chữ thiếu để kết luận.
-Tôi hơi thất vọng khi thấy hai người được mời để bình phẩm, được giới thiệu là khoa học gia nhưng khi bình thì lại không dựa trên căn bản của mình làm tiêu chuẩn để lập luận mà chỉ đem hai bài viết ra so sánh chữ hơn chữ thiếu để kết luận.
Nguồn: Bauxite
No comments:
Post a Comment