Đại học Cornell (Cornell University) có 22,000 sinh viên, 1,600 nhân viên giảng huấn, 9,000 nhân viên phục vụ; một trong 8 đại học thuộc nhóm có ảnh hưởng quốc gia, và kích thước quốc tế, 8 trường trong Ivy League: Brown, Columbia, Cornell, Darmouth, Harvard, Princeton, Pennsylvania, Yale.
Tại đây có Chương Trình Nghiên Cứu Đông Á (South-East Asia Program: SEAP). Trong tháng 6 năm 2012, lần đầu tiên một đại học hàng đầu của Hoa Kỳ với tầm vóc toàn cầu tổ chức cuộc "Hội Thảo, Tiếng nói của Miền Nam: Nhận Xét Quan Điểm của những Vị Lãnh Đạo của Miền Nam" (Symposium Voices from the South: Testimonies from the Last Leaders of the Republic of Vietnam).
Tấm hình 11 người diễn thuyết tại University Cornell Symposium các ngày 11-12 June 2012. Từ trái qua phải, các ông: Nguyễn Đức Cường, Lữ Lan, Trần Văn Sơn, Trần Quang Minh, Trang Sĩ Tấn, Bùi Diễm, Hoàng Đức Nhã, Phan Quang Tuệ, Phan Thanh Tâm, Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Văn Kỳ Thoại.
Sở dĩ đây là một điều đặc biệt vì trong sách vở tài liệu về Chiến Tranh Việt Nam, đa số viết từ cái nhìn của Mỹ, của Hà Nội, hay của Mặt Trận và không có nhiều tài liệu từ phía Saigon. Chương Trình Nghiên Cứu Đông Á (SEAP) của đại học Cornell mời được các vị cao cấp, cao niên, hãy còn khỏe mạnh của Việt Nam Cộng Hòa cùng nói chuyện trao đổi và phát biểu nhận định với các chuyên viên học gỉa về Chiến Tranh Việt Nam, một cố gắng để các vị đại diện quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa tiếp xúc và thảo luận với các vị học giả trong nhiều đại học, của nhiều quốc gia và các định chế nghiên cứu quốc gia và quốc tế. Điều này cần thiết vì theo nguyên tắc: dữ kiện, cân bằng, công bằng thì tiếng nói của Việt Nam Cộng Hòa bị lãng quên nhiều hay ít được nhắc nhở trong những biên khảo.
Tiến sĩ Keith Taylor thuộc Phân Khoa Á Châu Học và ông Phan Công Tâm, cựu nhân viên của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo chuẩn bị trong vòng 2 năm; có 11 vị phát biểu về các đề tài dân sự và quân sự, trong đó có cựu đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn; bí thư, tuỳ viên, phát ngôn viên báo chí (của tổng thống), bộ trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi; phó đề đốc Hải Quân; cựu bộ trưởng Thương Mại và Kỹ Thuật. Đề tài là các vấn đề:
- Mỹ Hóa Chiến Tranh Việt Nam (Americanization).
- Giảm thiểu sự Mỹ Hóa (De-Americanization).
- tình báo và phản tình báo (Intelligence and Counter- intelligence).
- Hải Chiến Hoàng Sa -Trường Sa năm 1974 (1974 Battle of the Paracel Islands against the People's Republic of China).
- chiến dịch an ninh và cảnh sát tại Saigon (security and police operations in Saigon).
- dân chủ và sự năng động của hệ thống đa đảng trong Lập Pháp (democracy and multi-party dynamics in the legislature).
- cố gắng giữ các tự do như báo chí và hội họp (attempts to guarantee civil freedoms such as freedom of the press and freedom of assembly).
- cải cách ruộng đất như đạo luật "người cày có ruộng" (agricultural and rural land reforms).
- chiến lược kinh tế (economic strategy).
Các vị học giả tham dự đến từ các nơi như Princeton University Mỹ), University of Western Ontario (Gia Nã Đại), (Pháp Quốc) Institute d'Asie Orientale, Việt Nam; từ Cornell University, rất đông giáo sư, giảng sư, sinh viên tiến sĩ, cao học, đại học; tổng cộng là 45 tham dự viên. Các nhân viên thuộc thành phần cựu lãnh đạo của Việt Nam Cộng Hòa: Nguyễn Đức Cường, Lữ Lan, Trần Văn Sơn, Trần Quang Minh, Trang Sĩ Tấn, Bùi Diễm, Hoàng Đức Nhã, Phan Quang Tuệ, Phan Công Tâm, Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Văn Kỳ Thoại.
Giáo sư tổ chức (cùng với sinh viên tiến sĩ John Phan), tiến sĩ Keith Taylor nhấn mạnh đến sự quan trọng của cuộc Hội Thảo, những quan niệm, cái nhìn, kinh nghiệm của các vị tham dự kéo dài trong hai ngày; sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sắp tới cho dân chúng Việt Nam, người Mỹ Gốc Việt, và cho tiến trình nghiên cứu về một trong những biến động lịch sử toàn cầu quan trong thế kỷ 20.
Đại sứ Bùi Diễm cảm tạ ban tổ chức đã cho ông và các bạn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỷ niệm, kinh nghiệm sau 37 năm mà hầu như luồng ý kiến này không được nhắc nhở tới một cách đúng mức, ông mong muốn tạo được cái nhìn về miền Nam xây dựng một tân quốc gia trong hòan cảnh phải đối phó với chiến tranh.
Sau hiệp định Geneve vào 20 tháng 7 năm 1954, có Đệ Nhất Cộng Hòa (1954-1963, tổng thống Ngô Đình Diệm), thời chuyển tiếp (1963-1967), Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập vào năm 1960 và chiến tranh gia tăng sau đó.
Lần đầu tiên có những học giả, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Việt Nam cùng thảo luận với những người đại diện quan điểm Việt Nam Cộng Hòa, cho tới nay vẫn có quan niệm là hai yếu tố chính trong Chiến Tranh Việt Nam là Miền Bắc và Hoa Kỳ ; Chương Trình Nghiên Cứu Đông Á (South-East Asia Program: SEAP) mong mỏi là có thể bắt đầu một cuộc nghiên cứu cân bằng và công bằng hơn với tiếng nói của Miền Nam (VNCH).
Nha Ngoại Ngữ và Giáo Dục Quốc Tế (IFLE: International and Foreign Language Education) thuộc Tổng Nha Đại Học (OPE: Office of Post-secondary Education) trong Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ (US DEpartment of Education) là một trong những cơ quan tài trợ một phần ngân sách cho Chương Trình Nghiên Cứu Đông Á (South-East Asia Program: SEAP), giám đốc IFLE là giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh.
Cuộc Hội Thảo tại Đại Học Cornell: Tiếng Nói Của Miền Nam (VNCH)
ReplyDelete"có thể bắt đầu một cuộc nghiên cứu cân bằng và công bằng hơn với tiếng nói của Miền Nam (VNCH)." với mục đích gì ? Và đến bao giờ Miền Nam (VNCH) có lại tiếng nói ? rất mong ngày đó gặp nhau ở Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông 2015.