Liên tục những sự kiện chấn động diễn ra gần đây; vụ Dương Chí Dũng, vụ Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) rồi tiếp theo là hàng loạt đại gia tài chính ngân hàng bị bắt… Dư luận tại Việt Nam đang hướng sự tập trung theo dõi vào chủ đề “chiếc ghế thủ tướng”.
Dư luận cả trong và ngoài nước cho rằng đang có một “cuộc chiến nội bộ” nhằm đánh đổ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mũi nhọn tấn công trước tiên vào bọn tập đoàn lợi ích vây cánh của Dũng ở trong và ngoài đảng đang thao túng lũng đoạn nền kinh tế. Tiếp theo, mũi tấn công sẽ nhắm vào cô “công chúa” con gái của Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, người được cho là có dính líu đến nhiều vụ làm ăn phi pháp đặc biệt nghiêm trọng. Sau cùng, để đánh đổ Dũng thì không thể không triệt hạ tay chân vây cánh của Dũng trong ngành an ninh, đứng đầu là trùm mật vụ Nguyễn Văn Hưởng.
Những người theo dõi sát các diễn biến thời sự, họ tin rằng lần này chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng sẽ mất ghế thủ tướng. Không thể để người có năng lực yếu kém, bản tính gian tham, bụng dạ tiểu nhân như Dũng tiếp tục giữ chức thủ tướng. Dũng còn làm thủ tướng thì dân mình còn khổ, đánh đổ Dũng là nhiệm vụ cấp thiết để cứu vãn sự sụp đổ của nền kinh tế cùng với đó là sự sụp đổ của chế độ.
Chưa bao giờ uy tín chính trị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuống thấp thảm hại như hiện nay. Người dân Việt Nam cùng khổ kêu than, họ không thể hiểu được tại sao Đảng CSVN lại để ông Dũng làm thủ tướng lâu thế, kinh tế thì lạm phát rồi suy thoái khiến cho người dân kiệt quệ, hàng ngàn hàng ngàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị đổ vỡ phá sản, hàng triệu hàng triệu người lao động bị thất nghiệp, nông dân bị mất đất sản xuất, vậy tại sao ông Dũng còn kiên trì giữ ghế?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta trở lại bài học của lịch sử cách đây hơn 200 năm, khi nạn thù trong giặc ngoài đe dọa sự tồn vong của dân tộc. Trong nước bè đảng Trương Thúc Loan ra sức tàn phá, bòn rút, vơ vét, ngoài nước bọn giặc liên tục xâm phạm chủ quyền ý đồ cướp nước ta.
Nhìn lại giai đoạn lịch sử Trương Thúc Loan cầm quyền bính khuynh đảo chính sự, chúng ta càng hiểu rõ bản chất của đảng cộng sản cầm quyền và tin tưởng vào cuộc đổi thay to lớn cho đất nước và nhân dân ta.
Trương Thúc Loan làm quan thời chúa Nguyễn Phúc Khoát và Nguyễn Phúc Thuần (thời kỳ chính quyền Chúa Nguyễn bước vào suy vong). Năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, Trương Thúc Loan giữ chức ngoại tả, đưa Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi. Tự xưng là “Quốc Phó” nhưng thực tế nắm trong tay mọi quyền hành.
Trương Thúc Loan là quan tham, tàn nhẫn, giết chóc rất nhiều. Sử Triều Nguyễn ghi chép về Trương Thúc Loan như sau:
“Định Vương (Chúa Nguyễn Phúc Thuần) lên ngôi phong cho Trương Thúc Loan là Quốc Phó, lo việc Bộ Hộ, cai quản Tượng Cơ, kiêm quản Tào Vụ (coi việc tàu bè thương lái ra vào các cảng). Trương Thúc Loan cho con trai cả của mình tên Thặng lấy con gái thứ hai của Thế Tông (Chúa Nguyễn Phúc Khoát) là Ngọc Nguyện, con trai thứ ba là Nhạc lấy con gái thứ bẩy của Thế Tông là Ngọc Thụ, cả hai người đều giữ chức Chưởng Dinh, Cai Cơ, mọi phú quý danh vọng dồn cả vào nhà đó, và Loan thì giữ tất cả quyền bính trong triều, ngoài tỉnh. Ông lại đem người trong đảng (phe cánh) là Thái Sinh làm Bộ Hộ, chia ra coi các việc trọng yếu. Càng ngày ông càng kiêu hãnh, tham lận, tàn nhẫn, ăn ở bậy bạ, không còn biết sợ ai… Về lương riêng của ông, Loan thu sản thẩm thuế má các miền Lê Nguyên, Thu Bồn, Trà Sơn, Đồng Hương, hàng năm được bốn hoặc năm vạn quan. Bộ Hộ, Tào Vụ và các chức vụ khác đem lại cho ông không dưới ba bốn vạn quan. Ông còn bán chức tước, hối lộ ngục thất để làm giàu. Vàng, Bạc, Châu, Ngọc, Lụa chất thành núi trong nhà. Ruộng vườn, nhà cửa, cửa, tôi tớ, trâu ngựa của ông đếm không xuể. Ông còn có biệt thự riêng ở làng Phấn Dương, có năm nước lụt, bao hòm tiền bị ngập. Khi nước rút, ông đem vàng ra phơi nắng, ánh sáng lấp lánh cả một khoảng sân…”.
Từ năm 1765, chính quyền thống trị Đàng Trong chủ yếu ở trong tay bè đảng Trương Thúc Loan, dân chúng lầm than khổ ải trăm đường. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ ở ấp Tây Sơn tụ tập những người bất mãn chính quyền, những người vô gia cư gia đình ly tán, những thương nhân và thợ thuyền cơ cực, những nông dân nghèo khổ vì sự chuyên quyền vơ vét của bè đảng Trương Phúc Loan, phát động cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, ban đầu tập trung mũi nhọn tấn công đánh đổ bè đảng Trương Thúc Loan.
Từ năm 1765, chính quyền thống trị Đàng Trong chủ yếu ở trong tay bè đảng Trương Thúc Loan, dân chúng lầm than khổ ải trăm đường. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ ở ấp Tây Sơn tụ tập những người bất mãn chính quyền, những người vô gia cư gia đình ly tán, những thương nhân và thợ thuyền cơ cực, những nông dân nghèo khổ vì sự chuyên quyền vơ vét của bè đảng Trương Phúc Loan, phát động cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, ban đầu tập trung mũi nhọn tấn công đánh đổ bè đảng Trương Thúc Loan.
Ngay từ ngày đầu khởi nghĩa, với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” đã trở thành ngọn cờ hiệu triệu và tập hợp quần chúng, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng.
Phong trào nổi dậy của quần chúng đã đẩy Triều đình Chúa Nguyễn bước vào con đường suy vong không thể cứu vãn. Trong hơn mười năm cầm quyền bính, bè đảng Trương Phúc Loan đã thao túng quyền hành, lũng đoạn đất nước, bòn rút vơ vét cho quyền lợi cá nhân, khuynh đảo việc triều chính, làm cho sức dân cạn kiệt, thế nước lung lay.
Kết cục của Trương Thúc Loan cùng bè đảng đã tới, đó là vào lập Đông năm Giáp Ngọ (1774). Nhân lúc tình hình Đàng Trong rối ren bất ổn, Chúa Trịnh Sâm liền ra thông cáo thiên hạ dấy binh vào Nam để trừ quyền thần Trương Phúc Loan, điều Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc khởi binh chinh phạt. Bài hịch kể tội Trương Thúc Loan của tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ rõ:
“Tả tướng Trương Thúc Loan là người đẩu sao tiểu khí, quỉ vức tà tâm… thật có tay chân mà chẳng khác gì sài lang, đội mũ mặc quần mà giống hệt như cầm thú, lấy thuế dân nặng như hút máu mủ. Cách cai trị nguy cấp như lửa cháy, nước lụt, dân chúng trăm bề khổ cực, oán thán, khiến quân Tây Sơn nổi lên đông như kiến như ong…”.
Trương Thúc Loan chết đi là sự trả giá xứng đáng cho mọi tội ác tham tàn mà chúng gây ra cho nhân dân, chỉ tội cho cơ đồ của các Chúa Nguyễn gây dựng suốt mấy trăm năm đã phải sụp đổ tan tác theo sau đó.
Trương Thúc Loan là định mệnh của lịch sử. Ngày nay, định mệnh ấy đã được tái hiện trong chế độ toàn trị, và cái tên sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không thể gột rửa, đó là Nguyễn Tấn Dũng.
Từ năm 2006 đến nay, qua hai nhiệm kỳ làm thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng cùng tập đoàn lợi ích vây cánh của Dũng trong và ngoài đảng đã lộ rõ bản chất là một tập đoàn phản động bán nước hại dân. Dũng đích thực là một Trương Thúc Loan của thời đại Cộng sản toàn trị.
Tội của Dũng không thể kể hết, so với “tiền bối” Trương Thúc Loan thì Dũng còn cao tay, tinh vi và thủ đoạn hơn nhiều, chúng được ngụy trang khéo léo dưới vỏ bọc của một lãnh tụ cộng sản.
Cơ nghiệp mấy mươi năm của chế độ toàn trị cộng sản đang bị tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng làm cho lung lay nghiêng ngả. Những “đồng chí” của Dũng trong Bộ Chính trị đã phải tính đến giải pháp hạ bệ Dũng bằng con đường “thúc ép từ chức giữa nhiệm kỳ” nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chế độ.
Nhưng sự cứu vãn đó chỉ là tạm thời, bởi Nguyễn Tấn Dũng là định mệnh của lịch sử, người có vai trò quyết định đến sự sụp đổ của chế độ toàn trị. Nguyễn Tấn Dũng cùng vây cánh tất yếu phải bị đánh đổ, chế độ toàn trị tất yếu phải bị suy vong.
Lịch sử đang tái diễn, ngọn cờ Tây Sơn sáng ngời chính nghĩa và tư tưởng Duy Tân của người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ được sống lại trong thời đại ngày nay. Dân tộc ta đoàn kết một lòng đánh đuổi thù trong giặc ngoài, đưa đất nước đi tới nền Dân Chủ Phú Cường.
Thời khắc lịch sử đang đến rất gần, những chiến sĩ dân chủ đang đấu tranh cho sự tồn vong của đất nước, những con người đã và đang chiến đấu cho lý tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chính là những người đang viết nên trang sử cho thế hệ mai sau.
Việt Nam, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Nguyễn Hoàng gửi đăng
No comments:
Post a Comment