Nguyễn Nhơn - Vừa rồi, báo chí đưa tin, Trung cộng đang lo sợ một cuộc đảo chánh. Mới đây, có tin, độc tài Assad, xứ Syria đang bị quản thúc tại tư dinh cùng với gia đình. Tin dù đúng, dù sai, tình trạng độc tài Ác-Sát lâm nguy là “hiện thực.” Độc tài Ủn Ỉn Cao Ly phơ luôn Nguyên soái Tổng tham mưu trưởng, trừ khử một công thần, trùm quân đội để củng cố quyền bính. An Nam xã nghĩa, ba Dũng, tư Sang đang đấu đá gay cấn. Xem chừng thế giới độc tài các kiểu đang lộn tùng phèo, chợt nhớ câu Sấm Trạng Trình: “Mèo kêu rợn tiếng, quỹ ma tơi bời”.
Tại sao năm nay là năm Rồng mà còn nói chuyện năm Mèo? Là tại vì Hoa Lài Tunisia, Ai Cập, Lybia thì đã qua, độc tài Ác-Sát, Syria còn đang tiếp diễn, trong khi ba xứ độc tài tập thể Á Châu, Rồng đỏ Tàu, xã nghĩa ta và củ sâm đỏ Cao ly mới bắt đầu chịu ảnh hưởng năm Mèo đi vào con đường lộn tùng phèo.
Theo tập tục phe cộng sản Tàu, Ta, hễ muốn xem diễn biến Xã nghĩa An nam thì nhìn cho kỹ biến chuyển nơi anh cả Tàu đỏ đề từ hình ảnh Tàu phóng chiếu sang An Nam đỏ ta.
Bây giờ kể chuyện con Rồng đỏ nhào lộn trước. Chuyện bắt đầu như trong bài viết “Khi Bạc ông, Bạc bà cùng ngả ngựa,” tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa diễn giải kịch bản siêu Macbeth Tàu lãng mạn như vầy:
“Thế rồi một buổi chiều.
Hôm mùng sáu Tháng Hai, trùm công an là Vương Lập Quân bỗng dưng giả dạng thường dân, đi xe mang số ẩn tế, từ Trùng Khánh qua thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên vào thẳng tòa Tổng lãnh sự Mỹ ở Thành Đô. Một ngày sau ông mới trở ra và được công an dàn chào ở ngoài rồi đưa đi mất biến. Chính thức là được "an dưỡng" tại Bắc Kinh vì lao lực. Thực tế là bị điều tra.
Nội vụ đổ bể vì có tin là Vương Lập Quân vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn, đem theo nhiều hồ sơ mật liên quan đến chuyện tham ô và tội ác của thượng cấp cùng gia đình.”
Đây là màn khởi đầu tuy hấp dẫn mà chưa lâm ly. Màn hai mới thật là kịch tính theo kiểu âm hiểm Thái hậu Từ Hi:
Một ngày đẹp trời, phu nhân Hy Lai, mỹ danh Cốc Khái Lai, triệu hồi “quản gia” người Anh Neil Heywood mà cũng có lẽ là người “nâng tay, bóp chân” cho chủ nhân về một khách sạn Trùng Khánh diện kiến. Trong bửa rượu tẩy trần, ông người Anh đang mạnh cùi cụi, mới “lỳ một lam” nhỏ xíu, bỗng lăn đùng ra chết. Xác không cần pháp y giảo nghiệm mà lập tức hỏa thiêu.
Chuyện tưởng chừng như nhỏ xíu, một mạng người nơi xứ xã hội đen Trùng Khánh, trùng trùng thanh toán thì có ra gì. Khốn nỗi đây là công dân Anh, lại thêm các “Vua Bắc Kinh” nhân dịp, nhắm bà vợ Khái Lai nhằm triệt ông chồng Hy Lai. Triệt Hy Lai trong chức vụ Bí thư Trùng Khánh là phụ. Nhằm vào bè đảng “Tân Tả” theo khuynh hướng “Mao ít” do Bạc Hy Lai cầm đầu mới là chính. Bởi vì, nếu không kịp thời triệt hạ nó thì... Nó tái diễn “Đại Cách Mạng Văn Hóa” lần thứ hai thì tan hoang tất cả!
Cho nên mới có tin về Quân đội đảo chánh lần thứ nhứt, nguyên do theo tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa thì từ đây:
“Ngay sau khi Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh đã có tin đồn là họ Bạc đã tính cùng với Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nhân vật thứ chín trong đảng và là Trưởng ban Chính pháp Trung ương, tiến hành đảo chánh. Ban Chính pháp Trung ương thực tế chỉ huy hai bộ phận là nội vụ (Bộ Công an) và an ninh tình báo (Bộ Quốc an hay An toàn Quốc gia). Chu Vĩnh Khang là người đến lúc cuối vào Tháng Ba, duy nhất trong đám "thất hiền", vẫn tìm cách cứu lấy sự nghiệp Bí thư Trùng Khánh của Bạc Hy Lai. Họ Chu sẽ ra đi sau Đại hội 18 và có lẽ chuẩn bị cho họ Bạc sẽ kế nhiệm trong vai trò trùm cớm và trưởng lưới tình báo trung ương.
Nếu hai họ Chu và Bạc lại cùng một số tướng lãnh tính chuyện "quốc sự" ngay trước Đại hội 18 thì quả là nghiêm trọng.”
Cho nên, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo mới ra tay. Hậu quả là: Bạc bà xộ khám chờ ngày ra tòa về tội sát nhân. Bạc ông Hy Lai thê thảm hơn, bị truy tố tới 7 trọng tội, trong đó có trọng tội tư thông địch quốc, đứt đầu như bỡn. Đệ cửu vương Chu Vĩnh Khang bị quản thúc chờ điều tra!
Như vậy là vở kịch Macbeth Tàu, “Bạc ông, Bạc Bà cùng ngã ngựa” tới đây là hạ màn!
Đó là chuyện nội bộ trong triều đình Trung Nam Hải. Bây giờ là chuyện ngoài dân. Học giả Gordon Chang, tác giả quyển sách nổi tiếng “The Coming Collapse of China” xác quyết rằng: Trung cộng chắc chắn sẽ sụp đổ trong năm 2012. Nguyên do là như sau:
“Do đó, chúng ta sẽ chứng kiến sự sụp đổ hoặc, khả dĩ hơn, đà trượt dốc trong nhiều thập niên theo kiểu Nhật. Dù kịch bản nào xảy ra đi nữa, những khó khăn kinh tế đang xảy ra ngay đúng lúc xã hội Trung Quốc đang trở nên vô cùng bất mãn. Những vụ phản kháng không những tăng vọt – theo một thống kê, năm ngoái có 280.000 ”biến cố quần chúng” - mà còn ngày càng bạo lực như làn sóng gần đây của những cuộc nổi dậy, khởi nghĩa, bạo loạn và vụ đánh bom cho thấy. Đảng Cộng sản do không thể hòa giải sự bất mãn xã hội nên đã chọn cách tăng cường trấn áp đến mức chưa từng thấy trong hai chục năm qua. Ví dụ, nhà cầm quyền đã phủ kín các thành phố và làng xã khắp nước bằng công an và binh lính có vũ trang, và tăng cường theo dõi hầu như mọi hình thức thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi “kiểm soát” và ”hạn chế” được bình chọn là những từ phổ biến nhất của năm 2011 trong các cuộc khảo sát trên mạng.
Phương pháp cứng rắn đó tính đến nay đã giữ an toàn cho chế độ, nhưng sự ổn định do phương pháp đó tạo ra chỉ có thể tồn tại ngắn hạn trong xã hội ngày càng hiện đại hóa của Trung Quốc, trong đó hầu hết người dân dường như tin rằng nhà nước độc đảng không còn phù hợp. Chế độ đó rõ ràng đã thua trận chiến tư tưởng.
Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu. Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu, nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.
Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.
Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây (khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.
Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta, chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh tụ này.
Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay, thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.”
Trên đây là hình ảnh trong triều, ngoài nội của anh cả đỏ. Bây giờ phóng chiếu sang chú nhỏ xã nghĩa ta.
Trước hết là cuộc đấu đá trong nội bộ Bầy Cá Tra Ao Ba Đình 14 con tra già. Tư Sang, tục gọi Sang sâu, tiếng là Chủ tịt nước mà vô quyền, chỉ ngồi làm cảnh, gia tài ki củm chỉ nuôi có mỗi con chim Hoàng Yến. Kì cục mãi mới bợ được chim Yến dzô cái lồng Cuốc Hụi, cái Quốc hội làm cảnh cho đảng ta sai khiến. Vậy mà phe ba Dũng cũng chẳng để yên. Chúng đành đoạn tống cổ ra mà còn sỉ nhục, đưa ra trước quốc hội biểu quyết bãi nhiệm chớ chẳng cho tự ý từ nhiệm!
Sang sâu ức lòng, cấu kết với Trọng Bí lú chơi lại. Đầu tiên là bắt thằng Tổng Giám Đốc Vinashin, tay chân thân tín của ba Dũng, đưa ra tòa cho xộ khám 20 năm. Rấn lên chút nữa, truất luôn chức “vua bài trừ tham nhũng” của vua tham nhũng ba Dê đưa về cho Bộ Chánh trị cá tra nắm giữ. Cú dứt điểm là truy nã Dương Chí Dũng, Tổng Giám đốc Hàng hải Vinaline về tội mua tàu phế thải về cho chìm, lấy tiền chia cho “ai đó”. Cho nên ai đó mới ra lịnh cho công an lờ đi, để cho chú Dũng nhỏ dong tuốt, bợ theo túi đô la cũng bộn. Lại còn đe nẹt sao đó mà công chúa Thanh Phượng phải từ chức Tổng Đại diện Pháp lý của hệ thống ngân hàng Bản Việt. Đã vậy thì chớ, phò mã Bảo Hoàng thấy nguy cũng ca bài sanoyara, chia tay công chúa Thanh Phượng cho được an toàn!
Đó là hồi một tuồng đấu đá nơi triều nội Ba Đình chờ hồi hai tiếp diễn.
Bây giờ là thảm cảnh dân tình ngoài nội. Trước nói về việc nông dân bị cào nhà, cướp đất kêu là “cưỡng chế.” Sự thể đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trong Saigon thì dân oan mất đất, mất nhà lê la, vất vưởng nơi các vườn bông. Ngoài Hà Nội thì trụ nơi vườn hoa Quảng Xương. Nay thì tràn ra tới Ô Cầu Giấy!
Đấu năm nay, bỗng xảy ra “sự cố.” Kỹ sư Đoàn Văn Vươn và em Đoàn Văn Quý và cả hai gia đình đổ mồ hôi, sôi nước mắt, kể cả mạng sống của đứa con gái nhỏ để tạo nên khu ao đầm nuôi trồng thủy sản ở Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng. Đùng một cái có lịnh trên thiên tào Tiên Lãng cưỡng chế. Quá ức lòng, mấy anh em mới tự chế mìn gas và dùng súng hoa cải kháng cự.
Tiếng bom, tiếng súng Đoàn Văn Vươn gây thức tỉnh cho phong trào nông dân kháng cự cường quyền cào nhà, cướp đất cho đến ngày nay. Rối đây, sự kiện nầy sẽ đi vào Thanh sử Việt.
Sự kiện cưỡng chế Văn Giang còn bi tráng hơn! Lần đầu tiên, sau tiếng súng Đoàn Văn Vươn, nông dân Văn Giang bị cưỡng chế cướp ruộng đất tổ chức phòng ngự, chống cường quyền, có cụ bà “chống tham nhũng tư” Lê Hiền Đức làm quan sát viên. Đất Văn Giang xưa là nơi Hai Bà Trưng khao quân trước khi tiến đánh Luy Lâu giặc Tàu, là một nhánh sông dẫn vào bãi cọc Bạch Đằng Giang lừng danh lịch sử. Dù bạo quyền tập trung binh lực như rừng đàn áp dã man, cuộc phòng thủ thụ động dù thất cơ thua thiệt vẫn là tấm gương sáng về tinh thần đứng lên chống cường quyền, bạo ngược lưu lại cho công cuộc tranh đấu giữ đất, giữ nhà trong những ngày sắp tới.
Vụ Bản, Nam Định là một thảm cảnh đáng ghi nhớ, khi bạo quyền thẳng tay đàn áp đồng bào không thương tiếc. Cụ bà 70 tuổi bị bọn ưng khuyển đánh bể đầu, vất bên vệ đường. Một thanh niên bị đập cho gãy cẳng. Khăn tang trắng nhuộm máu đào của người nông dân rơi vãi khắp cánh đồng Vụ Bản!
Vụ cưỡng chế Cái Răng, Cần Thơ mới thật là thê thiết. Cũng giống như Đoàn Văn Vươn, cả nhà chị Phạm Thị Lài trần thân khai phá mảnh đất hoang cất nhà, lập vườn, sinh sống từ mười mấy năm nay. Bị thu hồi, thưa kiện chẳng ai giải quyết. Ngày bọn ôn thần đem xe ủi tới xúc nhà cửa, ruộng vườn, hai mẹ con Thị Lài, Nguyên Thủy đành khuất thân dùng vũ khí nguyên thủy của cha mẹ khi mới sinh ra đời: Khỏa thân chống lại loài lang sói, bạo ngược. Tấm thân tuyết sạch, giá trong cha sanh mẹ đẻ đành hy sinh để làm nhục lũ cường quyền, coi thân mình như đã chết!
Một hình thức cướp đất khác: Đó là cướp chợ của bà con tiểu thương đem bán cho tư bản đỏ lập thương xá. Từ trong Nam ra tới ngoài Bắc, lác đác những vụ tiểu thương biểu tình chống cường quyền cướp chợ vẫn thường xảy ra như các vụ Chợ Tân Hiệp, Biên Hòa, Bĩm Sơn, Thanh Hóa, Cầu Giấy, Hà Nội...
Về phía công nhân, chỉ nội trong năm ngoái, chính miệng “mặt đồ” tể ba Dũng xác nhận có trên 900 vụ đình công trên toàn quốc và ra lịnh cho bộ sậu năm nay phải ra sức giảm bớt. Nhưng thực tế trái lại, với tình trạng kinh tế suy sụp, hàng vạn công ty, xí nghiệp ào ạt đóng cửa, công nhân thất nghiệp tràn lan. Chỉ lấy một cuộc đình công kéo dài cả tuần lễ của 8,000 công nhân xưởng đóng giày của người Đài Loan ở Thanh Hóa làm tiêu biểu. Công nhân thất nghiệp cộng với thanh niên ra trường không kiếm được việc làm ngày càng nhiều, rồi đây vấn đề công nhân sẽ trở thành biến động xã hội giống như phong trào dân oan bị cào nhà, cướp đất.
Trong hiện tại, vấn đề nóng bỏng là phong trào thị dân các thành phố lớn Hà Nội, Saigon, Huế, Vinh biểu tình yêu nước chống Tàu xâm lăng. Đây là công cuộc tiếp nối của 11 cuộc biểu tình lịch sử khởi phát từ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Dù bạo quyền đàn áp thô bạo lẽ nào, phong trào yêu nước nầy cũng vô phương dập tắt. Dù khi chìm, khi nỗi, phong trào tranh đấu nầy là trái bom nỗ chậm. Khi thời cơ đến, một tia lửa kích phát là bùng nổ, mở đường cho các lực lượng công- nông-thanh niên-sinh viên, đồng bào các giới vùng lên xóa bỏ gông xiềng, áp bức cs.
Trước thái độ “Hèn với giặc, Ác với dân” ngày càng ù lì, ngoan cố của tà quyền cs, gần đây dấy lên dư luận: Ngày nào giặc Tàu ra mặt xâm lăng mà ngụy quyền cs cúi đầu hàng phục thì chính quân đội nỗi loạn, lật đổ bạo quyền cs chớ không phải ai khác!
Nói tóm lại, các đặc điểm tranh giành quyền lực trong triều nội, biến động ngoài xã hội, kể cả tin đồn đảo chánh bên Tàu đỏ, xã nghĩa An nam ta đều hội đủ.
“RỒNG BAY NĂM VẼ SÁNG NGỜI”
Trong bài viết mới đây, tác giả Nguyễn Quang Duy đặt câu hỏi nhức nhối như vầy:
“Nhìn sang phía những tổ chức đấu tranh chính trị, câu hỏi được đặt lại là họ có chịu chấp nhận cách mạng thay đổi để thoát khỏi tình trạng bế tắc để đưa đất nước đi lên hay không???”
Tôi dõng dạc đáp lời: Nếu “Họ” chịu can đảm dấn thân chiến đấu (Tôi dùng chữ “chiến đấu” vì quan niệm rằng tranh đấu cách mạng đối đầu với cs cũng nguy hiểm ngang bằng chiến đấu bằng súng đạn), Công cuộc Cách Mạng Dân tộc vì Dân sinh-Dân chủ sẽ tiến hành nhanh hơn. Còn như “họ” cứ khư khư chạy quanh với các trò chơi cải cách, đổi mới... thời “họ” sẽ bị quần chúng vượt qua và tự tiến hành cách mạng “không cần “lãnh tụ” hay “đảng phái đối lập” như nhận định của học giả G. Chang kể trên.
Để kết thúc, xin nêu lên một hình ảnh đơn sơ minh họa: Một đoàn người đông đảo, rồng rắn vượt đèo cao. Bỗng một tảng đá to nằm ngăn đường, bít lối. Những người giỏi giang đi trước, bước tới rờ rẫm, lay thử, thấy nó nặng quá, thất vọng chỉ biết ngồi than thở. Nếu “họ” khôn ngoan và chí tình, họ phải lập tức quay lại hô hào mọi người cùng xúm lại xô lật tảng đá xuống vực, lấy đường đi tới. Còn như “họ” vẫn lánh nặng tìm nhẹ thời đám đông sẽ vượt qua tự hành động.
Bởi vì đám đông là người Việt Nam, hành động theo ca dao truyền thống Việt:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại, nên hòn núi cao
Hè 2012
Nguyễn Nhơn
No comments:
Post a Comment