Minxin Pei - Người dịch: Dương Lệ Chi - Hệ thống hiện hành ưu đãi các chính trị gia với những người đỡ đầu có thế lực, kém cỏi và thiếu thận trọng.
Trung
Quốc đang cố xử lý sự việc gây chấn động của ông Bạc Hy Lai như một vở
kịch đạo đức chính trị. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức cách
chức ủy viên Bộ Chính trị của cựu quan chức đứng đầu Trùng Khánh hồi
tuần trước, hầu hết các quan sát viên ở trong và ngoài nước đều cho rằng
vị “thái tử đảng” đầy tham vọng đáng bị như vậy. Các phương tiện truyền
thông nhà nước nói rằng sự sụp đổ của ông ta đã chứng minh rằng hệ
thống chính trị của quốc gia này được thực thi.
Vấn
đề liên quan đến quan điểm của các sự kiện này đó là, ông Bạc gần như
đã thành công trong việc leo lên vị trí lãnh đạo cao cấp. Cho đến khi
cảnh sát trưởng của ông ta là Vương Lập Quân đã cố chạy trốn vào lãnh sự
quán Mỹ ở Thành Đô hồi đầu tháng 2, thì chiếc ghế của ông Bạc trong Ban
Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất nước, đã bị vuột
mất.
Sự
bất ổn trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ phải trả giá đắt không chỉ cho chính
người Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến các nước trên thế giới, cả về
chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, đây cũng là lúc để mở rộng phạm vi đối
thoại cho những người ở Trung Quốc, từ các nhà ngoại giao cho đến các
học giả và giới báo chí, đặt ra một số câu hỏi cứng rắn cho Bắc Kinh.
Thứ
nhất, làm thế nào mà một cá nhân có nhiều sai lầm như vậy lại được giao
cho quá nhiều quyền lực với rất ít ràng buộc? Sự thăng tiến của ông Bạc
cũng kỳ lạ giống như sự sụp đổ của ông. Cho đến khi ông được thăng chức
ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc cũng chỉ
là thống đốc bình thường ở tỉnh Liêu Ninh và bộ trưởng Bộ Thương mại.
Các mối quan hệ tài chính đầy nghi vấn của gia đình ông, bây giờ đã lộ
ra, không thể thoát khỏi sự chú ý của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung
ương, cơ quan chống tham nhũng của đảng.
Đáng
lo ngại nhất là sau khi trở thành Bí Thư thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc
đã lạm dụng quyền lực của mình bằng cách bắt giữ và giam cầm hàng ngàn
người trong chiến dịch được gọi là “đả hắc”, trong đó rất ít vụ được cho
là hợp pháp. Ông đã thao túng dư luận một cách khó hiểu bằng cách sử
dụng những những biểu tượng cai trị cực đoan của người theo chủ nghĩa
cộng sản Mao Trạch Đông, phô trương một hệ tư tưởng chính trị đại diện
cho sự thay thế các chính sách hiện hành của đảng.
Tuy
nhiên, thay vì kiềm chế ông Bạc, Bắc Kinh đã không làm gì cả. Tệ hơn
nữa, họ còn để cho các phương tiện truyền thông đánh bóng tên tuổi ông.
Sáu trong số chín ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tỏ lòng tôn sùng
Trùng Khánh, ngầm ủng hộ một “Mô hình Trùng Khánh” hiện đã bị mất uy
tín.
Giờ
đây ông Bạc đã bị thất sủng, dường như đảng đang tự vỗ về mình ở phía
sau hậu trường qua việc loại bỏ ông vừa đúng lúc. Nhưng sự thật thì đã
rõ: quá trình chọn những người lãnh đạo của đảng là vô cùng thiếu sót.
Thay vì chọn những người có đủ năng lực và liêm khiết nhất, thì hệ thống
hiện hành lại chọn những người có lý lịch theo kiểu con ông cháu cha
nhưng lại kém cỏi và thiếu thận trọng.
Câu
hỏi thứ hai mà đảng phải trả lời là, làm thế nào để có thể có được sự
cạnh tranh quyền lực tốt hơn ở hàng lãnh đạo cao nhất trong thời gian
chuyển giao quyền lực? Không còn nghi ngờ gì nữa, vụ ông Bạc đã gây rạn
nứt nghiêm trọng nhất trong số các nhà lãnh đạo cấp cao kể từ sau sự
kiện vụ Thiên An Môn. Bản chất của sự phân hóa không phải do ý thức hệ,
mà do quyền lực. Kẻ thù của ông Bạc muốn ông ta bị loại ra vì lo sợ
rằng, một khi ở vị trí cao nhất ông ta có thể đe dọa sự an toàn và lợi
ích của họ. Còn những người ủng hộ ông Bạc đã cổ vũ cho ông ta vì nghĩ
rằng ông ta sẽ bao che họ.
Mới
đây, dường như đảng đã xây dựng một hệ thống hữu hiệu trong việc quản
lý chuyện tranh đấu khi chuyển giao quyền lực. Không có biến cố xảy ra
khi chuyển giao quyền lực từ Đặng Tiểu Bình cho Giang Trạch Dân, và từ
Giang Trạch Dân cho Hồ Cẩm Đào. Vụ bê bối của ông Bạc hôm nay tiết lộ,
việc chuyển giao quyền lực chính trị hiện nay ở Trung Nam Hải vẫn còn
đầy rẫy âm mưu, không thể tiên đoán được và vô cùng khắc nghiệt. Vào lúc
này, có lẽ đòi hỏi hơi nhiều khi yêu cầu đảng cho phép mở cửa và tiến
hành các cuộc bầu cử có tranh đua vào các vị trí lãnh đạo hàng đầu ở
Trung Quốc. Tuy nhiên quá trình chuyển giao quyền lực hiện có, ẩn chứa
những bí mật và sự thao túng của một nhóm đầu sỏ chính trị, không chỉ
tạo nên các nhà lãnh đạo không đủ năng lực, mà còn gây bất ổn cho sự cầm
quyền của đảng.
Câu
hỏi cuối cùng dành cho đảng là, làm thế nào họ có thể quản lý tốt hơn
cuộc khủng hoảng chính trị trong thời đại internet và sự có mặt của các
tiểu blog? Từ đầu tháng 2, khi Vương Lập Quân cố đào thoát, phản ứng của
Bắc Kinh là vô lý và tự hủy hoại uy tín của mình. Bắc Kinh cho rằng ông
Vương bị “kiệt sức do làm việc quá sức” và đã cho vị cựu cảnh sát
trưởng này nghỉ “dưỡng sức” dưới sự giám sát của Bộ an ninh Quốc gia
Trung Quốc. Thay vì sa thải ông Bạc ngay, đảng đã cho phép vụ bê bối
chính trị này kéo dài hơn một tháng, làm tăng thêm những tin đồn và mối
nghi ngại về quyền hành của đảng.
Ngay
khi ông Bạc bị đình chỉ thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, đảng cũng vẫn
loan tin theo kiểu như đã làm cách đây 40 năm sau người kế nhiệm do ông
Mao chỉ định, ông Lâm Bưu, đã thất bại trong việc có ý định đào tẩu tới
Liên Xô. Trước tiên là đảng thông báo đến các cán bộ cấp cao rồi đến cấp
thấp, mặc dù sự sụp đổ chính trị của ông Bạc đã được mọi người biết qua
mạng di động ở Trung Quốc.
Bị
tổn thương do sai lầm trong sự kiện của Bạc và muốn đặt sự chuyển giao
quyền lực gần như thất bại trở lại đúng hướng, có lẽ đảng chẳng có hứng
thú gì để trả lời những câu hỏi như thế. Điều này sẽ chỉ phát sinh thêm
vấn đề cơ bản nhất, rằng một đảng cầm quyền liệu có phù hợp cho xã hội
hoàn toàn thay đổi qua ba thập niên hiện đại hóa và toàn cầu hóa hay
không.
Tác giả: Ông Minxin Pei là giáo sư môn chính phủ học ở trường Claremont McKenna.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
No comments:
Post a Comment