Vũ Đình Quyến - Chúng ta có thể nhìn lại nguyên nhân chính của hai kỳ đại chiến Thế Giới đều phát sinh từ khủng hoảng kinh tế, có người cho là chu kỳ khủng hoảng 30 năm một lần, nhưng từ năm 1930 đánh dấu thời kỳ khủng hoảng kinh tế gây lên cuộc chiến tranh Thế Giới II cho đến nay đã kéo dài hơn 70 năm.
Vào năm 2008 cường quốc Hoa Kỳ rơi vào suy trầm kinh tế làm ảnh hưởng nhiều quốc gia trên thế giới và hiện nay khối Liên Âu đang vất vả tìm hướng giải quyết cho quốc gia Hy Lạp do nợ công, ảnh hưởng đến đồng tiền Euro dẫn đến nguy cơ cho nền kinh tế và thị trường chung Âu Châu . Vậy liệu chiến tranh thứ ba có thể xẩy ra không ?- Thế kỷ 21 với tiến bộ văn minh của con người, nhất là những thành tịu của khoa học về mọi lãnh vực Nhân Văn – Khoa Học – Kinh Tế. Từ nhận thức đến kinh nghiệm, chắc chắn là các lãnh đạo các quốc gia trên thế giới cũng phải thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng. Hiện nay nhiều quốc gia đã có vũ khí nguyên tử , nếu xẩy ra chiến tranh sẽ dẫn đến sự hủy diệt nhân loại. Đối thoại, nhân nhượng và chia quyền ảnh hưởng công bình là phương pháp đem lại hòa bình cho thế giới. Vậy chúng ta có thể đoán được xác xuất xẩy ra đại chiến thứ ba rất ít, nhưng còn tùy thuộc vào sự nhận thức tối thiểu của Bắc Kinh. Một quốc gia tham vọng xây mộng bá quyền kiểm soát lãnh đạo thế giới. TC là một quốc gia phát triển mạnh và hiện nay đã đứng vào vị trí cường quốc thứ nhì trên thế giới phải biết để chế ngự.
Sau khi được Hoa Kỳ giúp và khuyến khích, Trung cộng đổi mới và áp dụng kinh tế thị trường, đã miệt mài âm thầm ẩn mình như một con bạch tuộc vươn cánh tay dài, dùng đồng tiền để mua chuộc, giao thương với các quốc gia Phi Châu và Trung đông nhằm khống chế Âu Châu trong mộng bá quyền. Trong khi đó Mỹ bận rộn và lún chân trong hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Nhận thấy Trung Cộng đang có ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia Trung- Phi có nguy cơ lan rộng đến Âu Châu nên Hoa Kỳ thay đổi chiến lược cùng các Quốc Gia Âu Châu khuyến khích và yểm trợ các cuộc cách mạnh nổi dậy chống lại các Chính quyền độc tài Trung-Phi. Sau khi làn sóng Cách Mạng hoa lài vùng lên lật đổ các nước độc tài tại Trung Phi đốt cháy cánh tay bạch tuộc TC làm mất thế giao thương trao đổi nguồn cung cấp cần thiết là dầu lửa. TC thất bại vùng ảnh hưởng đường xa, bắt đầu tiến hành chiến lược gần , thò bàn tay dài qua Biển Đông, đòi chiếm lĩnh toàn vùng Á Châu Thái Bình Dương, bước kế tiếp muốn cô lập Ấn Độ Dương đã làm cho các quốc gia Đông Nam Á bừng tỉnh và xẩy ra nhiều tranh chấp quyền lợi kinh tế và giao thương trong khu vực Biển Đông, nhất là viễn tượng đầy hứa hẹn có một trữ lượng lớn nguồn dầu lửa tại hai quần đảo Trường –Sa và Hoàng -Sa . Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) tạo một chiến lược kìm chế TC và buộc TC phải đi vào quỹ đạo thu mình trong vai trò một cường quốc xứng đáng khi gia nhập WTO.
Chuyến đi của Tập Cẩn Bình, nhân vật lãnh đạo tương lai TC có thể là bước mở đầu thương thuyết chia phần ảnh hưởng, cả hai mặt kinh tế và chính trị giữa TC và Mỹ( hai bên đều có lợi) cũng là một giải pháp để TC tự biết kiềm chế theo chiến lược của Hoa Kỳ đang thúc đẩy trên xu thế đẩy mạnh thương thuyết Dân Chủ trong trong bang giao, hầu có lợi cho hòa bình và ổn định trật tự thế giới . Trong cuộc tiếp xúc với Ông Tập Cẩn Bình TT Obama nhấn mạnh : ” TC cần phải hành sử xứng đáng như là một cường quốc ” là một cử chỉ đầy cứng rắn và nghiêm nghị thẳng thắn. Hoa Kỳ muốn TC phải đối xử một cách công bình và tôn trọng luật chơi khi vào WTO. Vấn đề tôn trọng tác quyền khoa học và tăng giá trị Đồng Nhân Dân Tệ cần phải được thương lượng giải quyết minh bạch trong giao dịch quân bình giữa hai nước, sao cho phù hợp là hai vấn đề đang được nghị trình mà TC vẫn còn nhập nhằng chưa dứt khoát. Quan trọng hơn nữa là vấn đề nhân quyền cần phải cải thiện.
Sau khi Miến Điện đã chuyển mình, tách khỏi những ràng buộc của TC để đi dần đến một thể chế Dân Chủ, đã ảnh hưởng rất lớn trên trục lộ lưu thông dầu khí của TC,rồi đến Tây Tạng đang có những biến động bằng những vụ tự thiêu phản đối của các Sư Sãi làm cho TC khó xoay sở. Với chiều hướng gia tăng ngân sách quốc phòng đáp ứng dự án phát triển thám hiểm không gian mà TC đang thực hiện cộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu đang trên đà ứ đọng sẽ làm yếu đi tiềm lực kinh tế của TC nên buộc lòng TC phải chấp nhận nhân nhượng trao đổi những điều kiện của Hoa Kỳ. Một Dấu hiệu gần đây cho chúng ta thấy các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương cũng đang chạy đua mua vũ khí phòng thủ, ngay cả VN cũng gia tăng quốc phòng nên TC không thể xem thường và lớn tiếng gây hấn . Những nguyên nhân đó cho chúng ta nhận thấy sự thỏa thuận chia vùng ảnh hưởng và chia chác quyền lợi giữa Hoa Kỳ và TC là điều khả thi.
Hoa Kỳ tuyên bố không cần lập thêm một căn cứ nào trên vùng Biển Thái Bình Dương sau khi đã thảo luận với Úc sẽ gởi 2500 – 3000 quân đến căn cứ của Úc , thỏa thuận với Singapore triển khai 2 tầu tuần duyên trên bờ biển Singapore đồng thời nâng cấp hệ thống phi cơ chiến đấu cho Philippine trong khi đó Nhật Bản, Ấn Độ cũng lên tiếng và cương quyết cùng các quốc gia trong vùng liên minh tạo một lực đối trọng đáng kể chiến lược phòng thủ an ninh Thái Bình Dương khiến TC bớt hung hăng và chịu khuất phục đi vào thương lượng với Hoa Kỳ. Một cách hành sử chiến lược ôn hòa không hiếu chiến.
Trong suốt thời gian chiến tranh Bộ chính trị ĐCSVN áp dụng chiến thuật ngoại giao đu dây giữa Liên Xô và TC để yêu sách với hai nước đàn anh trong lúc họ đang ngầm kình nhau ( Trâu bò húc nhau ngư ông hưởng lợi) để mong nhận những viện trợ và nguồn cung cấp vũ khí dồi dào có thể VC đạt được kết quả khá thành công nên VC coi đó là một cẩm nang sắc bén mưu trí ngoại giao.
Tham vọng của Hồ Chí Minh muốn trở thành lãnh tụ vĩ đại. Bằng mọi giá tấn chiếm miền Nam VN, nên dù có phải ký kết những mật ước hứa hẹn đầy nguy hiểm. Chẳng hạn như công hàm bán nước do Ô TT Phạm Văn Đồng ký ngày 19.8.1958 và những món nợ khổng lồ vay mượn TC trong thời gian chiến tranh . Sau khi chấm dứt chiến tranh VC tráo trở nghiêng hẳn về phía Liên Xô hầu mong thoát khỏi nanh vuốt Tàu Cộng đòi nợ. Nhưng chẳng may chế độ CS cáo chung khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 làm cho VC hụt hẫng không biết đường lối nào để tồn tại, trong khi Mỹ đã bình thường hóa giao thương với Bắc Kinh ( qua phỏng vấn của BBC với bà Bẩy Vân vợ của cựu TBT Lê Duẫn cũng xác nhận )
Cuối cùng Bộ chính trị ĐCSVN đành phải du thuyết với TC và thần phục hầu cứu đảng tồn tại. Sự hèn yếu chịu khuất phục ấy chỉ vì lợi ích riêng nên bọn đầu não bộ chính trị ĐCSVN bằng lòng dưới sức ép của TC chi phối. Tuân phục mọi chỉ thị của Đảng CS Trung Cộng thi hành chính sách được TC soạn thảo buộc áp dụng tại VN. Chư hầu như là một tỉnh của nước Tầu qua chính sách đồng hóa tinh vi lâu dài của TC trên cả ba mặt( chính trị – văn hóa – kinh tế). Chính vì vậy đã đưa dân tộc VN vào nghịch cảnh mất chủ quyền ngay từ ngày đó. Sự tráo trở ấy lại được sao chép lỗi thời qua lá bài đánh đu giữa Mỹ và TC. Đỉnh cao trí tuệ tưởng rằng sẽ giành được ưu thế tuyệt hảo. Say mê trong cái não trạng mê muội ”Đảng luôn luôn sáng suốt đã đánh gục được hai đế quốc đầu sỏ Pháp và Mỹ không hẳn về mặt quân sự mà do sự đấu trí khôn khéo của đảng ta trong chiến thuật ngoại giao” Các vị lão thành cách mạng vẫn nuôi cái ảo tưởng và tự đắc sự uyên bác thâm sâu của mình vẫn minh mẫn, chưa chịu nhận ra sự thật cục diện thế kỷ 21 đã đổi thay. Kỷ nguyên của chiến lược toàn cầu quảng obá ( Dân Chủ – Tự Do – Nhân Quyền ) trên mọi lãnh vực: Kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự hầu mong đem lại an ninh trật tự và hòa bình cho thế giới.
Những chính thể độc tài phải ra đi. Lũ côn đồ cầm quyền hiện nay cũng không ngoại lệ. CSVN chúng cầm quyền như một đảng cướp có tổ chức đang hoành hoành trên nước VN chúng ta sẽ không còn con đường nào để tồn tại. Lịch Sử sẽ lên án và muôn đời con dân Việt sẽ phỉ nhổ về những lỗi lầm không bao giờ rửa sạch những loại trí thức nửa vời nhuần nhuyễn Mác- Lê. Hãy trở về với dân tộc, hãy can đảm nhìn nhận thế giới đã chuyển mình, dân tộc VN cần những đứa con yêu nước đúng nghĩa.
Chiến lược toàn cầu trong xu thế quảng bá Dân Chủ và Nhân Quyền được Hoa Kỳ phối trí ngoạn mục vào đầu thập kỷ 21 buộc các nước độc tài phải ra đi. Syria sắp cáo chung, Cuba đang chuẩn bị chuyển mình , Bắc Hàn cũng cùng một số phận rối loạn vì tranh giành quyền lực giữa nội bộ gia đình sẽ có một cuộc nổi loạn để thay đổi chế độ.
Năm nay là năm quyết định. Quốc tế sẽ áp lực mạnh vấn đề vi phạm nhân quyền với VC buộc VN phải mở rộng cho người dân được hưởng các quyền căn bản mà VC đã cam kết với Quốc tế , nếu không sẽ bị chế tài và mọi ngân khoản tài trợ cho VN sẽ ngưng thanh lý. VN sẽ không thể xoay sở trước bối cảnh kinh tế ăn đong phồn vinh bằng những đồng tiền ngửa tay xin bố thí của Quốc Tế. Đồng bào Hải ngoại cũng không còn đủ sức ”khúc ruột ngàn dặm” để hà hơi. những mật ước song phương chia chác giữa TC và Hoa Kỳ . ĐCSVN không còn chỗ đứng để đu dây, chiếc thòng lòng ấy sẽ siết cổ ĐCSVN chết vì rối loạn kinh tế. Mất thế đứng , muốn tồn tại ĐCSVN chỉ còn cách trả lại quyền cho người dân, học hỏi theo gót chân Miến Điện may ra gỡ gạc phần nào để hạ cánh an toàn. Yêu thương và tha thứ luôn đặt nặng trong tâm khảm của người quốc gia chân chính. Nhân bản là cội nguồn của chiến thắng vĩnh cửu. Chúng ta cần có một thể chế lành mạnh thật chính nghĩa. Cần lập một trang sử mới dưới ánh hừng đông rực sáng của mặt trời chiếu tỏa những tinh hoa của dân tộcđể xây dựng đất nước trong vinh quang hầu phát triển đem công bình an lạc, ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Kính xin mọi người hãy lắng đọng con tim hướng về mẹ VN đang trong cơn quằn quại dưới ung nhọt của bầy dã thú ”không tưởng” . Tiếng hát ”Việt Khang” của giới trẻ, con cháu chúng ta đang gióng lên tiếng chuông cứu nước. Dân oan Đoàn văn Vượn bắn lên những quả pháo phản đối bất công. Hãy lên tiếng cho công lý, hãy hành động trong nhân bản bằng những hiểu biết của chính mình mới thực là ”Trí Thức” có học vị tiến sĩ, thưa quý vị tài cao.
Đan Mạch ngày 19.02.2012
Vũ Đình Quyến
No comments:
Post a Comment