Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực.
Giới chính trị gia Myanmar đang cải tổ hệ thống với tốc độ mạnh ít thấy. Đầu tháng 2/2012, lần đầu tiên Bộ trưởng Tài chính Myanmar công bố chi tiết về ngân sách của chính phủ.
Ông còn công bố thêm Myanmar hiện đang nợ nước ngoài khoảng 11 tỷ USD. Vài ngày sau đó, xuất hiện thông tin rằng đại diện của Tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ được vào Myanmar từ đầu tháng 4/2012.
Myanmar đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng kinh ngạc. Trên chính trường, đảng đối lập sẽ chạy đua vào một số ghế trong nghị viện. Nếu cuộc bầu cử sắp tới chứng minh được sự tự do và công bằng của nó, hẳn các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ có nhiều lý do để giỡ bỏ trừng phạt đã áp dụng với Myanmar từ giữa thập niên 1990.
Nghị viện Myanmar cũng đang cân nhắc về luật truyền thông mới để giúp Myanmar trở thành một trong những môi trường thông tin tự do nhất trong khu vực. Chỉ 1 năm trước đây thôi, các tờ báo thậm chí còn không được nhắc đến tên bà Suu Kyi.
Người ta cứ nghĩ câu chuyện cổ tích đang diễn ra. Tuy nhiên không ít người vẫn hoài nghi chính phủ của nước quân sự, cầm quyền từ năm 1962, thực tế đang thay đổi nhanh chóng như vậy để làm gì. So với nhiều đợt biến động chính trị tại Trung Đông, cải cách trong hệ thống chính trị của Myanmar cho đến nay diễn ra khá êm xuôi. Dù vậy, thay đổi chưa hẳn đã sâu sắc như Libya hay Ai Cập.
Có lẽ những người đứng đầu đất nước đã thay đổi cách nghĩ. Sau nhiều thập kỷ tụt hậu, chính phủ nhận ra đất nước Myanmar một thời giàu có nhất Đông Nam Á nay đã lùi lại khá xa so với nhiều nước trong khu vực.
Trong tinh thần cởi mở, quan chức Myanmar thừa nhận rằng nước này sẽ gặp khó khăn nếu muốn trở nên thịnh vượng sau khi Myanmar gia nhập thị trường thống nhất của các nước Đông Nam Á vào năm 2015. Hơn thế nữa, nhiều quan chức chính phủ đang rất muốn đất nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều nguồn và tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt từ IMF và WB. Dưới sự trừng phạt của phương Tây, Myanmar đã từ chối sự tiếp cận trên.
Nếu cần phải thả tù nhân để đổi lấy việc các biện pháp trừng phạt được giỡ bỏ, Myanmar cũng chấp nhận.
Nhiều người cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không khiến giới chức Myanmar lo lắng bởi họ sẽ có thể phụ thuộc vào hỗ trợ từ Trung Quốc. Không hẳn như vậy, tại khu vực miền Bắc Myanmar, hành vi của một số công ty Trung Quốc còn khiến chính phủ Myanmar không hài lòng.
Chính phủ Myanmar thừa nhận còn nhiều yếu tố khác đã tác động khiến Myanmar thay đổi.
Một quan chức cho biết quá trình cải tổ được đẩy nhanh do “mùa xuân Arập” vào năm 2011. Đảng cầm quyền lo sợ các nhóm đối lập có thể đổ ra đường phố giống như họ đã làm vào năm 1988 và năm 2007, có thể cùng với nhiều nhóm vũ trang và người thiểu số ở khu vực biên giới. Quan chức Myanmar khẳng định đã đến lúc đoàn kết dân tộc.
Ông Thein Sein, Tổng thống tân cử của Myanmar, cũng khiến mọi người kinh ngạc với tâm lý ưa đổi mới của ông. Ông dám thừa nhận chế độ có nhiều điểm sai lầm, thất bại và cần phải học từ nhiều nước khác. Người khác nhận xét ông có tính cách chân thật, đồng cảm và biết lắng nghe.
Theo CafeF
No comments:
Post a Comment