Wednesday, December 7, 2011

Khu vực Euro: Lắm thầy nhiều ma


Nhất Hướng - Trong lúc cuộc khủng hoảng tiền tệ tại khu vực Euro đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu thì 17 quốc gia trong khối Euro lại có những giải pháp giải quyết khác nhau:
ĐỨC: Chancelor Angela Merkel cho rằng để phục hồi tín dụng cho đồng tiền Euro mỗi thành viên trong khối Euro cần phải nhượng thêm nửa một số tài chánh, bao gồm cả việc kiềm chế ngân sách của mình. Nền kinh tế lớn nhất khối Euro này chống lại ý kiến – tạo một công khố phiếu Euro (Eurobonds)  được bảo đảm bởi toàn khối với hy vọng sẽ giải bớt áp lực cho các nền kinh tế yếu kém trong khu vực. Dư luận tại Đức lại rất cứng rắn không muốn chịu gánh trách nhiệm cho những cho những quốc gia đã chi tiêu phí phạm. Nước Áo cũng có quan điểm giống Đức.
PHÁP: Nền kinh tế lớn thứ nhì trong khối Euro đã có lần không mặn mà với ý kiến công khố phiếu Euro (Eurobonds) nay lại là tiếng nói ủng hộ. Tổng thống Nicolas Sarkozy ôm lấy ý kiến dùng tài chánh của toàn khối Euro để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ này. Ông ta muốn khối Euro có sự giám sát kỷ hơn về ngân sách từng quốc gia và tạo ra những điều khoản trừng phạt nặng nề những thành viên vi phạm luật hay tạo những bất chánh về kinh tế. Pháp là nước đã tăng áp lực xen vào buộc ECB (Euro Central Bank) mua công khố phiếu để giảm giá tiền lời (rate) công khố phiếu của các quốc gia có nền kinh tế đang bị khủng hoảng.
TÂY BAN NHA: Với nền kinh tế đại khủng hoảng, điều khiển bởi chính phủ vịt què xã hội cho đến ngày 22 tháng 12 vừa qua thì chuyển qua cho đảng trung hữu. Cả 2 đảng điều mong muốn ECB mua thêm nợ quốc gia để giảm giá tiền lời công khố phiếu khi bán ra để tránh bị mượn nợ (Bailout).  Đảng xã hội ủng hộ sáng kiến  công khố phiếu Euro (Eurobonds), giám sát kỷ hơn ngân sách từng quốc gia và trừng phát nặng những vi phạm. Phe đối lập chưa có ý kiến.
Ý ĐẠI LỢI: Vị thủ tướng mới Mario Monti ủng hộ sự vẹn toàn của khối Euro nhưng chính phủ của ông ta không nói gì việc có vực dậy được tài chánh của toàn khối hay không. Tuy nhiên chính phủ ông ta đã để cho khối Euro giám sát kỷ ngân sáchvà tài chánh của Ý và cũng không có ý kiến gì về Eurobonds  nhưng chắc chắn đó là một điều lợi cho Ý trong việc giảm giá tiền lời công khố phiếu của Ý (trong cuộc đấu giá công khố phiếu (10 năm) của Ý hôm qua tiền lời tăng lên 7.89% từ 4.20% trước đó).
HY LẠP: Được điểu khiển bởi một chính phủ kỷ trị, đã được sự giám sát chặc chẻ tài chánh bởi Euro vì đang ở trong trình trạng mượn nợ (bailout ). Ủng hộ việc thành lập Eurobonds đang mong mõi ECB mua nợ để giảm giá tiền lời khi bán công khố phiếu.
PHẦN LAN: Nước nhỏ nhất nhưng lên tiếng ồn áo nhất chống lại việc Eurobonds. Ủng hộ Đức trong việc đòi trừng phạt những quốc gia phạm luật của Euro. Muốn tăng cường tài chánh cho ECB để làm giảm áp lực tăng giá tiền lời trong thị trường công khố phiếu (bonds market) nếu những cố gắng khác đều thất bại. Kêu gọi quĩ tiền tệ quốc tế IMF và các quốc gia ngoài Euro tham gia.
Bài viết này được trích ra từ những bài viết của Alan Clendenning và Daniel Woolls ở Madrid, Juergen Baetz ở Berlin, Angela Charlton ở Paris, Colleen Barry ở Milan. Elena Becatoros ở Athens và Matti Huuhtanen ở Helsinki.
© Đàn Chim Việt

No comments:

Post a Comment