Mặc Lâm (RFA) - TS Nguyễn Văn Khải còn có biệt danh ông già Ozone đã được bệnh viện đa khoa Ninh Thuận mời chữa trị các bệnh nhân tay chân miệng tại đây bằng dung dịch anolyte do ông phát hiện.
Tuy nhiên việc chữa trị này bị Sở Y Tế Ninh Thuận yêu cầu ngưng lại qua chỉ thị của Bộ Y Tế. Mặc Lâm theo dõi câu chuyện và tường trình.
Với quyết định ký ngày 4/11/2011, Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện công bố dịch tay chân miệng trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, Ninh Thuận đã phát hiện hơn 500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, và đã có 3 trường hợp tử vong. Nguy hiểm nhất là nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì số người mắc bệnh này trong tỉnh đã tăng hơn 23 lần.
Chữa bệnh tay chân miệng bằng dung dịch Ozone?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm năng lượng và dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội thuộc Viện Khoa học Việt Nam người từng được biết nhiều do ông có phương pháp chữa bệnh tay chân miệng hiệu quả bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anolyte và Catolyte, hay còn gọi là nước Ozone, muối sạch có nồng độ tinh khiết trên 99,7% để tắm rửa, bôi ngoài da và cho các cháu xúc miệng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Võ Đại (trái) và TS Nguyễn Văn Khải (áo trắng) đi kiểm tra phương pháp chữa bệnh bằng dung dịch Ozone.
Theo tác giả Hải Anh của báo Giáo Dục Việt Nam loan tải ngày 14 tháng 11 cho biết việc tỉnh Ninh Thuận công bố dịch tay chân miệng trái với chỉ thị của Bộ Y Tế là một hành động dũng cảm.
Nói chuyện với chúng tôi TS Nguyễn Văn Khải cho biết cụ thể về tác dụng của loại dung dịch này:
Đó chính là nước muối sạch 99,7% chiếm tỷ lệ 5g trên một lít được đi qua một bình điện phân. Chúng ta biết nước muối sạch trong quá trình chạy qua điện phân tạo ra 9 loại ion âm và dương. Khi chúng ta bị ai đó ném một quả táo thì chúng ta có thể tránh được nhưng ném một lúc 9 quả thì không thể tránh được
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải
Chúng ta biết nước muối sạch trong quá trình chạy qua điện phân tạo ra 9 loại ion âm và dương. Khi chúng ta bị ai đó ném một quả táo thì chúng ta có thể tránh được nhưng ném một lúc 9 quả thì không thể tránh được!
Trong khi Bộ Y Tế vẫn còn lúng túng trước sự lây lan ngày một lớn của căn bệnh tay chân miệng thì TS Khải được UBND Tỉnh Ninh Thuận mời về bệnh viện của tỉnh để cứu các bệnh nhân nhi đang điều trị tại đây. TS Khải tiết lộ thời gian ông đến chữa trị cho nhiều bệnh nhân nhi tại bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận như sau:
-Bắt đầu làm từ lúc 14: 05 phút. Đến 14 giờ 22 phút thì tất cả các cháu đều không gãi. Tổng số hôm đó là 40 lít nước, mỗi cháu dùng nửa lít. Chỉ trong một phút các cháu không khóc, không gãi và bắt đầu ăn được tức là tôi đã triệt được khuẩn triệt được vi rút.
TS.Khải hướng dẫn phác đồ điều trị cho nhân viên của BV Đa khoa tỉnh Ninh Thuận
Ông cũng ghi nhận sự hiện diện của hai ông Phó Chủ tịch tỉnh khi đang chữa trị cho các cháu như sau:
-Đồng chí Hòa, phó chủ tịch thường trực, đồng chí Võ Đại Phó chủ tịch là người cùng tôi đi kiểm tra các cháu trước và sau khi chữa nhưng Bộ y tế gọi điện thoại vào, ai thì tôi không biết nhưng giám đốc Sở y tế Ninh Thuận gọi cho tôi đề nghị tôi phải ngưng ngay, tức là tôi chỉ được cứu các cháu từ 14:02 phút cho đến 23:59 phút sau đó tôi về ngủ. Sáng dậy người ta báo tôi phải ngưng. Rất tiếc rằng tôi không làm trọn 3 ngày vì ở Hà nội và trên toàn lãnh thổ Việt Nam chưa có cháu nào tôi chữa quá 5 ngày.
Báo Giáo Dục Việt Nam dẫn lời BS Trần Phúc, Giám đốc BV Đa khoa Ninh Thuận nói rằng Bệnh viện Ninh Thuận sẽ áp dụng phương pháp của TS Khải vào việc chữa bệnh tay chân miệng cho dù có hay không có TS Khải.
Những người này đều xác nhận thân nhân đã hết bệnh đến 90% và họ rất vui mừng trước kết quả này vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng.
Tác giả Hải Anh của bài báo nêu ra ba trường hợp cụ thể với hình chụp và số điện thoại của ba gia đình có bệnh nhân lành bệnh đó là Chị Trần Thị Tuyết, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, mẹ bệnh nhi Nguyễn Thị Xuân Bích Ngọc. Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh ngụ tại Đô Vinh, Phan Rang- Tháp
Chàm, mẹ của bệnh nhi Nguyễn Quỳnh Thảo My. Em Trương Thị Kim Duyên 14 tuổi, ngụ tại Văn Lâm, Phước Nam, huyện Thuận Nam. Những người này đều xác nhận thân nhân đã hết bệnh đến 90% và họ rất vui mừng trước kết quả này vì hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng.
Anh Quyết, một cư dân Hà Nội từng có kinh nghiệm dùng dung dịch anolyte cho biết:
-Hôm thứ Tư tuần trước vợ tôi bị nổi mụn ngứa ở khắp người, ngày thứ Sáu tôi có qua Bệnh viện Da liễu Trung ương và sử dụng thuốc thì không khỏi mà còn lan ra nhiều hơn. Sau khi đọc được bài báo về bác Khải thì tôi gọi điện cho bác và đến nhà bác xin nước Ozone anpolyt để mang về rửa vết thương thì nó có kết quả.
Bộ Y Tế không đồng tình cách chữa bệnh bằng nước Ozone?
TS Nguyễn Văn Khải không có cơ hội chữa trị cho bệnh nhân nhiều hơn khi cú điện thoại từ Bộ Y Tế ra lệnh ngưng nửa chừng là điều mà tác giả Hải Anh thắc mắc. Tại sao Bộ Y Tế lại cản trở việc chữa bệnh hiệu quả, không mất tiền của TS Nguyễn Văn Khải?
Bé trai 9 tháng tuổi đang nằm bệnh viện Bình Dương vì bệnh tay chân miệng hôm 24/8/2011.AFP photo
Sau khi sự việc được loan tải rộng rãi trên internet, phóng viên của TTXVN trích lời của một viên chức Bộ Y Tế cho biết Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Pasteur Nha Trang tiến hành đánh giá nghiêm túc, với luận chứng khoa học đầy đủ về hiệu quả điều trị lâm sàng, phòng tránh bệnh tay chân miệng bằng phương pháp của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, và báo cáo Bộ Y tế trong thời gian sớm nhất.
Tin này được TS Khải nhận xét như sau:
-Nếu như họ thực lòng thì tại sao khi tôi ở Ninh Thuận các lãnh đạo Bộ Y tế và Viện Pasteur không đến nhìn tôi cứu và theo dõi việc tôi cứu các em khỏi như thế nào, họ đã nói dối. Nếu Bộ Y tế thực sự thì ngay vào ngày hôm qua phải gọi điện cho tôi và hôm nay chuẩn bị đi cứu các ca ở Hà Nội. Thực ra họ định đợi tôi nếu 3 ngày không cứu được thì họ sẽ bắt tôi ngay.
Dư luận nghi ngờ sự nhanh nhạy của viện Pasteur Nha Trang và quyết tâm chống dịch tay chân miệng của Bộ Y Tế. Thời gian đã quá lâu cho một dịch bệnh đã lan ra hầu như toàn quốc nhưng Bộ Y Tế vẫn cứng cỏi không chịu cho công bố đây là một dịch bệnh.
Chẳng những lúng túng trong cách điều trị mà còn chần chừ trong việc công nhận sự thành công của một nhà khoa học có thể giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh mà không tốn kém.
Đây là điều người dân thường gặp trong nhiều lĩnh vực của đời sống, phản lại những gì mà nhà nước gọi là trọng dụng nhân tài. Hy vọng TS Nguyễn Văn Khải không vì thế mà bỏ cuộc, bỏ mục đích cao quý của ông dùng những phát kiến của mình để giúp một bộ phận rất lớn trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Mặc Lâm
No comments:
Post a Comment