Tác giả: Xue Xinran (Tiết Hân Nhiên 薛欣然), Daily Telegraph, 8-10-2011
Người
trẻ thì bất lực, người già thì kiệt sức, và giới hành chính thiếu sáng
kiến chỉ biết hành dân là chính. Trung Quốc, một siêu cường ư? Trước
tiên, nó cần phải trưởng thành cái đã, nhà văn nổi tiếng Xue Xinran nói
vậy.
Liệu
Trung Quốc (TQ) có thay thế địa vị siêu cường thế giới của Hoa Kỳ được
không? Liệu TQ có thực sự sẵn sàng thống trị thế giới được không? Gần
mười năm nay, trên những chuyến đi giới thiệu sách của mình khắp thế
giới, đây là một đề tài tôi luôn luôn chắc mẩm sẽ bị độc giả chất vấn.
Tôi
thông cảm vì sao người ta hỏi tôi. Tôi tên là Xinran, sinh ra tại Bắc
Kinh năm 1958. Hiện nay tôi vừa là xướng ngôn viên Anh-Hoa vừa là nhà
văn, và tôi sống ở London kể từ năm 1997, nơi mà tôi bắt đầu sự nghiệp
bằng nghề quét dọn. Mặc dù chân tôi đứng cả trong hai nền văn hóa, nhưng
mỗi lần độc giả hỏi tôi liệu những nỗi lo sợ của người phương Tây rằng
quyền lực đang chuyển dịch một cách không nương nể về phương Đông là
chính đáng hay không, tôi vẫn lúng túng khi tìm cách trả lời.
Trung
Hoa là một con sư tử đang ngủ, Napoléon đã có lần cảnh báo. “Cứ để cho
nó ngủ yên, vì khi nó thức dậy nó sẽ làm rung chuyển thế giới”.
Con sư tử thức dậy rồi và đang rống lớn
Gần
hai thế kỷ sau, con sư tử này không những thức dậy mà còn đang rống
lớn. Các công ty nước ngoài tại châu Á, hãng xưởng tại châu Phi, và thậm
chí cả làng mạc tại Ý và những con phố tại Pháp cũng bị các doanh nhân
khôn lanh của TQ chụp giựt. Tăng trưởng kinh tế có lẽ đã khựng lại tại
các nước nằm vào trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ nần trên thế giới,
nhưng TQ vẫn là nước sản xuất hàng hóa ít ốn kém và là chủ nợ lớn nhất
của Mỹ, khiến một viện nghiên cứu chính sách tại Washington gần đây đã
tiên đoán đồng Nguyên (yuan) có thể giành lấy địa vị của đồng đôla như
là một trữ kim chính của thế giới trong vòng 10 năm tới.
Trong khu tôi ở tạiLondonhiện nay, một loạt trường còn đưa ra các bài học tiếng Quan thoại cho trẻ em từ 3 tuổi.
Trước
đây, khoảng năm 2008, báo Daily Telegraph đã tường thuật việc các “phụ
huynh thành đạt” lũ lượt đi mướn các chị giữ trẻ biết nói tiếng Quan
thoại nhằm “đầu tư cho tương lai con cái”. Nhìn vào đâu, hình như bạn
cũng tiên cảm sự khống chế của TQ là tất yếu. Nhưng có đúng vậy không?
Ít
ra cứ mỗi năm hai lần, tôi trở về TQ để cập nhật sự hiểu biết của mình
về quê hương kỳ diệu đang thay đổi từng phút từng giờ. Là một nhà văn,
tôi cố gắng đào xới những gì thực sự diễn ra đằng sau những siêu thị đồ
sộ, những yết thị lóe lên chỉ số giao dịch của Thị trường Chứng khoán
Luân đôn, cũng như thăm viếng các vùng quê, nơi cuộc sống thay đổi hơn
bao giờ hết.
Đông đúc hơn năm 1997 rất nhiều
Chuyến
đi TQ gần đây nhất của tôi diễn ra trong tháng Chín. Bắt đầu bằng 10
ngày bận rộn kinh khủng tại Bắc Kinh nơi mà chồng tôi, trong vai trò tư
vấn cho Tổ hợp Xuất bản TQ (China Publishing Group), đang tham dự Hội
chợ Sách quốc tế (International Book Fair). Trước đó tôi đã đi Nam Kinh
để nghiên cứu tư liệu cho cuốn sách mới của mình về hậu quả của chính
sách một-con của TQ, qua cái nhìn của thế hệ thứ nhất.
Rồi
chúng tôi đi Thượng Hải, nơi mà cả hai vợ chồng tôi đều đến thuyết
trình tại Đại học Fudan [Phúc Đán]. Phần lớn thời gian của chúng tôi đã
bị tiêu phí trên đường đi, và lúc đó chúng tôi rất ước ao được ra khỏi
dòng xe cộ nối đuôi nhau và những con phố đông đúc, tất cả đều chìm dưới
mắt của những dãy nhà chọc trời dài bất tận, trong đó có hơn 16 triệu
người cư ngụ.
Một
người bạn đề nghị chúng tôi đi Tô Châu, “để có thể đi bộ và uống trà
tại một vài vườn trà cổ xưa còn lại, như Làng Guhan chẳng hạn. Không xe
hơi, không du khách”.
Trước
khi rời quê hương để sang Anh Quốc vào năm 1997, thường thì tôi chỉ mất
một giờ ngồi xe hơi trên đoạn đường thú vị này. Lần này chúng tôi phải
mất đến 5 giờ và sau một bữa ăn trưa vội vã, người tài xế cảnh báo chúng
tôi cần phải ra đi ngay – “nếu không, quí vị sẽ không trở lại Thượng
Hải kịp giờ ăn tối, thậm chí theo tiêu chuẩn phương Tây”. (Người TQ ăn
tối sớm hơn nhiều). Khi chúng tôi đến ngoại ô Thượng Hải và bắt đầu nhập
vào đoàn xe cộ bò lúc nhúc, tất cả đều giành nhau để vào đườmg cao tốc
(đài phát thanh sáng đó đã đưa tin số xe hơi tại TQ vừa mới lên tới 100
triệu chiếc, chỉ đứng sau con số 285 triệu chiếc của Mỹ), nhân cơ hội
này tôi hỏi chuyện với người tài xế. Xem thử anh ta có tiết lộ điều gì
liên quan tình hình của nước Trung Hoa hiện đại và liệu nó sẽ đi đâu về
đâu?
Trạc
ngoài 30, anh tài đã được làm cha và trước đó anh học lái xe trong quân
đội. Nhiều thanh niên vùng quê cố gắng hết sức để vào quân đội, vì đây
là cơ hội để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn cha mẹ và ông bà của họ,
những người đã lớn lên ở vùng quê nghèo khổ hoặc có vào sống ở thành thị
thì cũng chỉ làm lao động chân tay ở tận đáy xã hội.
Tuy
nhiên, mặc dù còn lâu anh ta mới vươn tới giới thượng lưu trong xã hội,
nhưng cũng chưa hẳn là anh đang sống một cuộc đời mộc mạc, thiếu thốn:
“Tài xế không có cơ may để làm nhiều tiền như các lãnh đạo chính trị và
các bí thư tỉnh, nhưng chúng tôi cũng cần tiền như mọi người khác. Tất
cả mọi người chỉ có tối đa một đứa con và vì thế chúng tôi muốn đáp ứng
cho con mình những gì tốt đẹp nhất.
“Trường
mầm non của con gái tôi không một mảy may nằm trong danh sách thượng
thặng nhưng cũng tốn trên 10 nghìn Nhân dân tệ (tức 1.600 Mỹ kim) một
năm. Cháu sẽ vào bậc tiểu học năm nay, và tôi cũng phải tốn cho cháu
[gần 5.000 Mỹ kim] gọi là ‘phụ phí nhập học’ (entrance donation), một
món quà bắt buộc phải đóng góp cho một trường rất trung bình”.
Khi
tôi hỏi bao lâu anh mới gặp con gái một lần, anh cho biết, “Không ai có
thì giờ cho gia đình, mọi người chỉ túi bụi kiếm tiền để lo cho con
cái. Tôi lợi dụng mọi cơ hội để ngủ lấy sức cho ca tiếp theo”.
Tài xế chết đường
Chẳng
ngạc nhiên chi: Anh cho tôi biết thường thường anh làm việc mỗi ngày 15
giờ và nhiều tài xế taxi Thượng Hải làm 18 tiếng mỗi ngày không nghỉ
ngơi. “Nhiều tài xế tôi quen đã chết vì ngủ gục trên tay lái. Thật uổng
mạng”.
Tôi
đã gặp những nhân viên phục vụ tại các khách sạn ở Thượng Hải và Bắc
Kinh, hầu hết đều trong lứa tuổi ngoài 20 một chút, họ cho tôi biết họ
sẽ vui vẻ làm trên 12 tiếng một ngày, bảy ngày một tuần, không cần nghỉ
lễ, nếu có thể kiếm thêm một ít tiền phụ trội. TQ đã trở thành một cỗ
máy tạo ra của cải và cơ hội, nhưng liệu đất nước của những công nhân
kiệt lực này có thể là một quốc gia một ngày nào đó sẽ lãnh đạo thế giới
không?
Và
thế hệ do chính sách một-con sản sinh thì sao? Nhiều thanh thiếu niên
từ 40 đô thị lớn nhất đang sống trong thế giới ba-màn-ảnh (truyền hình,
máy vi tính và điện thoại di động), mặc hàng hiệu toàn cầu, đi đây đi đó
bằng vé hạng nhất, và mua nhà sắm xe cho một hay hai năm du học ở nước
ngoài.
Đối với giới trẻ “siêu giàu” (superrich) này, giá cả không thành vấn đề đối với họ, có kẻ thậm chí bay đi bay về Hồng Kông chỉ để mua sắm nội trong một ngày.
Thật
khó quan niệm nổi họ có thể trở thành thế hệ doanh gia tiếp theo của
TQ, khi, khác với cha mẹ và ông bà họ, nhiều em chưa bao giờ đụng đến
bếp núc và chỉ biết qua loa cách dọp dẹp chỗ ngủ của mình.
Mặc dù giới trẻ này có thể được đào tạo trong những trường tốt nhất, nhưng nhiều nhà phê bình cho rằng hệ thống giáo dục TQ – quá đặt nặng thi cử và học thuộc lòng – chỉ bóp nghẹt chứ không thể khuyến khích óc sáng tạo.
Thật
vậy, kỳ thi vào các trường đại học TQ hiện nay, còn gọi là “gaokao”
[cao khảo], có nguồn gốc từ một kỳ thi tuyển quan lại được triều đình
đặt ra ở thế kỷ thứ VI, và theo Jiang Xueqin [Giang Tuyết Cầm], một nhà
quản trị học đường (school administrator) được đào tạo ở Đại học Yale
hiện làm việc tại Bắc Kinh, loại thi cử này dành ưu thế cho “ký ức tốt,
khả năng phân tích và lý luận cao; nhưng không đòi hỏi óc tưởng tượng và
tham vọng chất vấn giới thẩm quyền”.
TQ
có thể được coi là có khả năng bắt chước tài tình, nhưng óc sáng chế
của TQ thì nghèo nàn – TQ có tài làm hàng nhái của bất cứ sản phẩm nào
do phương Tây sản xuất, khả năng này được chứng minh bằng vụ phát hiện
gần đây 22 cửa hàng bán sản phẩm Apple giả hiệu tại Côn Minh, thủ phủ
tỉnh Vân Nam. Cách vận hành của những cửa hàng này có sức thuyết phục
đến nỗi ngay cả nhân viên của họ cũng lầm tưởng rằng mình đang làm việc
cho hãng Apple.
Trong một cách nào đó, có thể gọi khả năng này là thiên tài. Nhưng là một thiên tài lầm lạc.
Nếu
TQ muốn khống chế các công nghiệp sáng tạo (creative industries) như TQ
đã và đang khống chế các ngành chế tạo (manufacturing), TQ cần phải
mượn một châm ngôn từ ngành tiếp thị của công ty Apple: “Suy nghĩ khác
đi” (Think different).
Liu
Jun [Lưu Quân], một doanh nhân vừa được vinh danh là một trong “50 cá
nhân có óc sáng tạo nhất TQ”, nói rằng việc này cũng khó như chiến đấu
để chiếm một ngọn đồi.
“Sở
dĩ người TQ không có những công ty toàn cầu là vì chúng tôi không có
một viễn kiến toàn cầu”, ông ta tuyên bố gần đây. “Các nhà thiết kế TQ
chỉ nghĩ về sở thích của mình, chứ không mấy quan tâm đến sở thích của
khách hàng. Đó là một vấn đề hết sức to lớn”.
Cơ cấu của các tập đoàn công nghiệp TQ vẫn còn rất cứng nhắc, và, theo Daniel Altman, một nhà tư vấn của Tố chức Cố vấn Phát triển toàn cầu Dalberg, các sáng kiến “phải được sàng lọc qua quá nhiều tầng lớp trong hệ thống tôn ti trật tự TQ đến nỗi chúng khó có thể tồn tại để lên đến chóp bu”. TQ còn một khoảng cách rất xa mới tiến đến trình độ của Mỹ trong khả năng nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh”.
Chẳng có gì giống Mỹ
Hẳn
nhiên, những tham vọng khống chế toàn cầu của các tập đoàn TQ là quá xa
vời đối với đời sống của nông dân TQ, thành phần chiếm 70% dân số cả
nước. Và nhiều tầng lớp thấp kém hơn trên nấc thang xã hội ngày càng trở
nên phẫn nộ việc TQ đáp ứng nhu cầu vay nợ của Mỹ.
Như người tài xế của chúng tôi diễn tả: “Tại
sao, trong khi người TQ tưới mồ hôi xuống đất đai của chúng ta, làm
lụng vất vả ngày đêm, thì người Mỹ lại ung dung thoải mái, mang kính râm
đi tắm nắng và tắm biển? Tại sao chúng ta phải giúp họ giải quyết các
vấn đề tài chính của họ? Tôi không dám nói với anh ta rằng vào tháng Bảy
năm nay, tổng số trái phiếu Mỹ mà TQ nắm giữ đã lên tới trị giá 1.173
nghìn tỉ rưỡi đôla Mỹ, nói cách khác Chính phủ Mỹ nợ mỗi công dân TQ 900
đôla. Tôi nghĩ rằng, là người dân TQ, chúng tôi biết núi nợ này đã được
tích lũy như thế nào, bằng việc chúng tôi đã oằn lưng lao động cật lực
qua nhiều năm, nhưng không mấy ai dám nói ra.
Lý
do là, một phần vì hầu hết người dân TQ không hiểu được tầm mức nghiêm
trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và một phần vì chúng tôi
không quen chất vấn các vị lãnh đạo đất nước.
Larry
Hsien Ping Lang, một người sinh ra ở Đài Loan và hiện là một Giáo sư
môn Tài chính ở Đại học Hồng Kông, được nhiều người biết đến nhờ những
bài phê bình của ông đối với nền kinh tế TQ. Vào đầu tháng này, ông cảnh
báo rằng những lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ đã bị thổi phồng, và
rằng chính địa vị tài chính bấp bênh của TQ mới thực sự cần phải được
đối phó.
“Nền
kinh tế của chúng ta không được lành mạnh”, ông viết, “và công nghiệp
chế tạo sẽ là điểm cuối của sự phát triển kinh tế TQ. Con số các công ty
bị đóng cửa sẽ lên tới 30% hay 40% vì khu vực chế tạo đang gặp hai khó
khăn. Một là, môi trường đầu tư nói chung đã bắt đầu thoái hóa và, hai
là, TQ đang sản xuất dư dôi nghiêm trọng.
“Những khó khăn này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong công nghiệp chế tạo và các nhà kinh doanh đã bắt đầu rút lui”.
Ông
Lang cho rằng giá nhà tăng vọt tại TQ, được nuôi dưỡng do lượng tiền
được bơm vào từ khu vực chế tạo, đang gây thêm bất ổn cho “nền kinh tế
bong bóng” của TQ.
Và
liệu kinh tế TQ có sắp bể bóng hay không? Ông Lang sợ rằng nó sắp. Theo
ông, TQ cần phải giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế để hệ thống giáo
dục và xã hội TQ có đủ thời gian theo kịp; để cải thiện cán cân chênh
lệch giàu nghèo, và để có đủ thời gian cân nhắc những gì TQ cần đến nhằm
tạo ra một tương lai vững mạnh.
Một quốc gia hỗn loạn
Sau
nhiều năm nghiên cứu các vấn đề được tạo ra bởi một xã hội theo chính
sách một-con, tôi không thể không đồng ý với Giáo sư Lang. Thật vậy, lắm
lúc tôi có cảm tưởng quê hương tôi là một quốc gia đang hỗn loạn.
Lấy
con số tử vong do tai nạn giao thông làm ví dụ. Trong 5 năm qua
(2006-2010), trung bình mỗi năm có đến 76.000 người chết vì tai nạn giao
thông tại TQ, chiếm hơn 80% tổng số người chết trong trong tất cả các
tai nạn công nghiệp.
Kể từ năm 2001, tỷ số ly dị cũng tăng vọt. Tỷ số ly dị cao nhất của TQ là tại Bắc Kinh (39%), tiếp sau đó là Thượng Hải (38%).
Ngày
nay, hơn nửa số vụ ly dị diễn ra trong lứa tuổi 20 và lứa tuổi 30, hầu
hết nằm trong thế hệ thứ nhất của chính sách một-con.
Nhiều
người trong thế hệ này thậm chí không muốn có con. Một số người không
muốn mất vị trí của mình trong gia đình; một số người khác nói giản dị
là họ không có đủ thì giờ để chăm sóc cho dù chỉ một đứa con.
Ít
ra họ biết được khả năng giới hạn của mình. Trong 5 năm qua, có nhiều
trường hợp tử vong vì trẻ em 2, 3 tuổi bị chết ngột trong xe. Tại sao?
Tại vì cha mẹ chúng vì bận quá nhiều việc, giao con cho tài xế trông coi
và những người này lại khóa cửa xe bít bùng khiến trẻ em thiếu dưỡng
khí trong khi họ chạy đi lo các việc lặt vặt khác.
Thật là đau lòng, nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra.
TQ
đang thay đổi từng phút từng giờ, nhưng đối với một số người, hậu quả
là khó chấp nhận. Khi tôi đến thăm vài người bạn cũ ở Nam Kinh, những
người này đã nhắc đến con cái mà lâu ngày họ không thấy mặt. Họ không
hiểu được làm sao cuộc đời có thể tốt đẹp hơn trong khi cơ cấu gia đình
đang biến mất.
Không
ai nghi ngờ TQ đã tiến bộ trong 30 năm qua. Tôi không nghĩ ra một quốc
gia nào trong lịch sử nhân loại có thể cải thiện được mức sống của 1,3
tỉ người trong một thời gian ngắn ngủi như vậy. Hầu hết ông bà chúng tôi
từng chắt chiu dành dụm vài ba hạt đậu mỗi ngày để đẩy đưa gia đình cho
qua nạn đói. Cha mẹ tôi thường phải xếp hàng hàng giờ để chờ mua một
chai dầu ăn.
Nhưng
liệu chúng tôi có thể thực sự trở thành siêu cường kế tiếp hay không?
Liệu chúng tôi có khả năng tương tác với những nước phát triển nhất thế
giới hay không khi nền kinh tế thị trường tự do của TQ chỉ được 30 năm
tuổi?
Cho
dù chúng tôi có trở thành một siêu cường đi nữa, thì liệu siêu cường đó
có ngằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ trung ương hay không?
Liệu
chúng tôi có mất bản sắc của mình – các giá trị gia đình và văn hóa của
chúng tôi – cho đến khi chúng tôi không còn phân biệt được con rồng Tàu
(như cách người TQ nghĩ về chính mình) và con sư tử Tàu (như người
phương Tây đã ví chúng tôi)?
Hỡi Trung Quốc, con sư tử ngủ yên bây giờ đã thức dậy rồi, Người phải tìm cách mà lo cho nó ăn và nuôi nó sống.
Trở
lại Thượng Hải, sau chuyến đi 10 giờ vất vả gian nan với chỉ một đoạn
đường giữa Thượng Hải và Tô Châu, Toby, chồng tôi, đã than rằng: “Anh sẽ
không bước lên ô tô tại TQ thêm một lần nữa”.
Anh
nói vậy, nhưng cả hai chúng tôi đều biết rồi chúng tôi cũng đi xe hơi
tại TQ. Đây là một đất nước có quá nhiều điều kỳ thú và nhiều màu sắc mà
chúng tôi không thể từ bỏ và điều kỳ thú nhất là lịch sử của nó vẫn
chưa được viết xong.
Nguồn: The Vancouver Sun
Xue Xinran (Tiết Hân Nhiên 薛欣然) là biên tập viên của đài BBC phần tiếng Trung.
Trần Ngọc Cư dịch
http://www.danchimviet.info/archives/44047
http://www.danchimviet.info/archives/44047
No comments:
Post a Comment