Monday, October 31, 2011

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma: Các vụ tự thiêu gần đây là do chính sách đàn áp của Trung Quốc


Nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng đã đổ lỗi cho lãnh đạo Trung Quốc về các vụ tự thiêu ngày càng nhiều của các tu sĩ Tây Tạng tại Trung Quốc.
Vào lúc đến Nhật Bản hôm thứ Bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma được hỏi về cuộc tự thiêu của 9 tu sĩ, gồm 8 nam và 1 nữ, để phản đối chính sách tôn giáo của Bắc Kinh. Ngài đổ lỗi cho các chính sách của Trung Quốc.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Thực ra, chính quyền địa phương phải nhìn vào những căn nguyên của các cái chết này. Đó là chính sách sai trái của chính họ, một chính sách độc ác và phi l‎ý”.
Ngài kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc thay đổi chính sách đàn áp, đó cũng vì lợi ích của chính Trung Quốc.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Nhật 10 ngày để chủ trì một số buổi tu tập và rao giảng.
Lịch làm việc của Ngài cũng có nói đến chuyện gặp gỡ lãnh đạo tôn giáo, giáo dục và thăm khu vực Fukushima bị động đất và sóng thần.
Nguồn: voanews.com
Blogger Cu Làng Cát - Truyền thông thế giới loan báo đã có nhà sư thứ 10 ở Tây Tạng tự thiêu phản đối sự cai trị độc đoán ở vùng đất này. Đọc các bản tin, dường như các nhà sư Tây Tạng đang muốn lấy cách đấu tranh tự thiêu để truyền đạt tới thế thế giới các khắc khổ, sự mất mát văn hoá, tự do… của Tây Tạng mà Bắc Kinh là tác nhân bị cáo buộc.
Tự thiêu đang là thảm hoạ đau đầu với Bắc Kinh
Khi một hoặc hai người tự thiêu đã tạo ra hiệu ứng đặc biệt nghiêm trọng, thì sẽ có những người noi gương, vào nay có mười nhà sư tự thiêu, vấn đề sẽ đi xa hơn, có thể gọi là siêu nghiêm trọng.
Với sự cai trị hà khắc nhất mà người Tây Tạng phải chịu đựng, dường như các sự tự thiêu đang có tính toán nhiều hơn và mọi đấu tranh bằng cách này hay cách khác bị bức bách bằng các điều luật khắc nghiệt thì những nhà tu hành thường hướng đến sự tự thiêu như một cách đấu tranh mà họ cho là hiệu quả.
Hình như một bài viết nào đó gọi đó là thiền thiêu. Một khi cái chết có ý nghĩa to lớn như thế, giới tu hành Tây Tạng chắc chắn giành thời gian suy nghĩ nhiều hơn về điều đó.
Bắc Kinh hiện chưa có phản ứng nào hữu hiệu với cách đấu tranh thiền thiêu. Sự đau đầu với luồng tư tưởng tự do cho Tây Tạng đang chuyển hướng sang một phương án mới mà trí óc Trung Nam Hải cần đầu tư nhiều. Bởi nếu Tây Tạng vỡ, nó chẳng khác cuộc nội chiến đau đớn.
Sự đau đầu này không dễ gì Trung Hoa giải quyết một sớm một chiều. Và hình như trước sự tự thiêu nào, báo giới Trung Quốc cũng thò ra một vài bài lên gân với một số vấn đề trong khu vực nhằm bẻ lái dư luận. Nhưng sự sụp đổ trong tư duy Tây Tạng không hề còn dành sự tốt đẹp cho Bắc Kinh. Mặc dù ở đây cảnh sát dày đặc, nhưng tư tưởng của người Tây Tạng lại cao hơn nhiều những ngọn dùi cui và súng ống.
Thiền thiêu như một khí giới quan trọng của giới tu hành Tây Tạng.
C.L.C.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Trung Quốc lại ra luật về khủng bố để đối phó với người Duy Ngô Nhĩ

Hôm qua 29/10/2011, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật mới nhằm tăng cường chống khủng bố. Trước đó, Trung Quốc đã có nhiều luật liên quan đến khủng bố, nhưng không có một định nghĩa rõ ràng về mặt pháp lý.
clip_image004
Lực lượng an ninh Trung Quốc tuần tra trên đường phố Urumqi, khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ ngày 3/7/2010. Reuters
Một đại biểu Quốc hội Trung Quốc, được AFP trích dẫn, cho rằng định nghĩa về khủng bố rõ ràng hơn trong luật mới tạo cơ sở pháp lý cho phép Bắc Kinh «tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô quốc tế». Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phương Tây, chính quyền Trung Quốc đưa ra được ít bằng chứng cho thấy, có tồn tại một mạng lưới khủng bố tại khu tự trị Tân Cương, nơi cư trú của sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi.
Thông tín viên Joris Zilberman tường trình từ Bắc Kinh:
"Một bộ luật chống khủng bố tại Trung Quốc thường xuyên có một điều gì đó khả nghi. Luật này liên quan chủ yếu đến khu tự trị Tân Cương miền Tây Bắc Trung Quốc, với một thiểu số người Duy Ngô Nhĩ đông đảo. Người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ, ngày càng thể hiện sự giận dữ của họ đối với chính phủ Trung Quốc bằng nhiều phản ứng bạo lực. Các phản ứng bạo lực của người Duy Ngô Nhĩ là nhằm chống lại sự đàn áp tôn giáo và sự phân biệt đối xử về mặt kinh tế.
Đối với Bắc Kinh, cho đến trước khi luật này được ban hành vào cuối tuần này, các phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ vẫn được quy vào «chủ nghĩa cực đoan», «chủ nghĩa ly khai lãnh thổ», «chủ nghĩa khủng bố», cũng có thể được coi là xâm phạm đến «an ninh quốc gia», một tội danh vốn thường được gán cho giới ly khai. Kể từ giờ trở đi, luật mới về khủng bố của Trung Quốc xích gần lại các tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2001, Trung Quốc đã nhận được sự tán đồng của chính quyền Bush, giờ đây Bắc Kinh còn muốn nhiều hơn nữa. Các tổ chức khủng bố, kể từ giờ, được chính quyền lên danh sách. Tất cả các tổ chức này đều có liên hệ với đảng Hồi giáo Turkestan, có trụ sở tại Pakistan, bị Bắc Kinh quy tội đứng đằng sau các bạo lực ở Tân Cương.
Để chống lại mối đe dọa Duy Ngô Nhĩ, vốn được các chuyên gia độc lập đánh giá là không đến mức quá nguy hiểm, Bắc Kinh cần đến không chỉ sự hỗ trợ của các cơ quan an ninh Pakistan, mà cả của các nước vùng Vịnh, của Đức và của phương Tây".
T.T.
Nguồn: Viet.rfi.fr

No comments:

Post a Comment