Nguyễn Trọng Vĩnh - 1. Trước hết phải nói ngay rằng Trung Quốc không có quyền gì ở Biển Đông
Việt
Nam có đầy đủ tư liệu lịch sử và pháp lý về 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là của Việt Nam. Ngay cả một số bản đồ Trung Quốc vẽ trước đây
cũng coi Hoàng Sa là của Việt Nam. 200 hải lý trên biển Đông là vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam đúng theo công ước quốc tế về luật biển
1982 của L.H.Q còn Trung Quốc thì không đưa ra được cứ liệu lịch sử nào
có giá trị đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Chỉ dựa vào cái “lưỡi bò” do chính quyền Tưởng Giới Thạch vẽ ra một cách phi pháp bị thế giới bác bỏ. Trung Quốc chỉ cậy thế nước lớn to mồm tuyên bố chủ quyền có tính chất ăn cướp đối với vùng biển và hải đảo của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chính vì thế mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa và đàm phán đa phương vì Trung Quốc sẽ không có lý lẽ gì để nói, một mực đòi đàm phán song phương để dễ bề ăn hiếp hoặc mua chuộc đối phương, Trung Quốc không có quyền gì ở Biển Đông thế mà những chuyên gia của Trung Quốc cũng như Long Tao lại nói ngược là Việt Nam, Philipin, Malaysia... “xâm chiếm” đảo của Trung Quốc. Kẻ cướp hung khí đầy mình xông vào nhà người ta ăn cướp lại đổ cho chủ nhà là cướp của!
Chỉ dựa vào cái “lưỡi bò” do chính quyền Tưởng Giới Thạch vẽ ra một cách phi pháp bị thế giới bác bỏ. Trung Quốc chỉ cậy thế nước lớn to mồm tuyên bố chủ quyền có tính chất ăn cướp đối với vùng biển và hải đảo của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chính vì thế mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa và đàm phán đa phương vì Trung Quốc sẽ không có lý lẽ gì để nói, một mực đòi đàm phán song phương để dễ bề ăn hiếp hoặc mua chuộc đối phương, Trung Quốc không có quyền gì ở Biển Đông thế mà những chuyên gia của Trung Quốc cũng như Long Tao lại nói ngược là Việt Nam, Philipin, Malaysia... “xâm chiếm” đảo của Trung Quốc. Kẻ cướp hung khí đầy mình xông vào nhà người ta ăn cướp lại đổ cho chủ nhà là cướp của!
2. Nhà
cầm cuyền Trung Quốc thường xoen xoét nói hữu nghị với Việt Nam nhưng
luôn đánh và uy hiếp Việt Nam, gần đây lại dọa đánh Việt Nam nữa
Đã
có biết bao lời “hữu nghị”, “nghĩa tình” do các nhà cầm quyền Trung
Quốc nêu ra: nào “cùng chung lợi ích”, “môi hở răng lạnh”, nào là phương
châm “16 chữ”, tinh thần “4 tốt”, nào là “tinh thần đồng chí anh em”,
v.v. Nhưng thực tế diễn biến từ trước đến nay như thế nào: năm 1974,
Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó do Chính phủ
Việt Nam cộng hòa quản lý và đóng giữ; Năm 1979, Trung Quốc huy động
hàng chục vạn quân bắn giết nhân dân và tàn phá các tỉnh biên giới của
Việt Nam mà Đặng Tiểu Bình gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” (chính
cuộc bắn giết và tàn phá này đã xóa hết món nợ Trung Quốc giúp Việt Nam
trong hai cuộc kháng chiến trước đây); 1984, Trung Quốc bắn giết hàng
trăm binh sĩ của Việt Nam để chiếm cao điểm 1509 nằm trong huyện Vị
Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang của Việt Nam;
Năm 1988 đánh đắm tàu tiếp tế,
giết hại 64 binh sĩ Việt Nam ở rường Sa; Từ sau khi lập lại quan hệ bình
thường, biết bao nhiêu lần tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá, bắn giết ngư
dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của
mình, tịch thu ngư cụ, tài sản, đòi tiền chuộc, tàu “hải giám” Trung
Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cấm, đuổi ngư dân
Việt Nam đánh cá, triệt đường làm ăn sinh sống của họ, cắt cáp tầu Bình
Minh 2, phá cáp tàu Viking II, phá các cuộc liên doanh thăm dò dầu khí
trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Báo
Trung Quốc thường xuyên lăng mạ nói nào là bọn Việt Nam “vong ân bội
nghĩa”, nào là “bọn tiểu nhân, ty tiện Việt Nam”, “Bọn lang sói Việt
Nam”, v.v.
Ngày 17/6/2011, một tờ báo Trung Quốc
vu cáo “Việt Nam khiêu khích Trung Quốc” , “Chiếm đóng đảo nhiều hơn”,
“Bắt buộc” Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nếu không chịu thì
sẽ tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng sẽ “kiên quyết diệt trừ”...
“Nếu Việt Nam làm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay. Hãy
giết hết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa” (Báo
điện tử Trung Quốc binh khí đại toàn). Gần đây nhất, tờ Thời báo Hoàn cầu,
cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài kêu gọi đánh
Việt Nam và Philippin... trong đó có những đoạn: “Việt Nam “xâm phạm”
đảo Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc và đòi hỏi chủ quyền với đảo Tây
Sa (Hoàng Sa), đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông”...; “Biển Đông là
nơi tốt nhất để tiến hành chiến tranh”...; “dạy cho Việt Nam và Philipin
bài học đạo đức bằng vũ lực”...; “Cuộc chiến nên tập trung tấn công vào
Philipin và Việt Nam, là 2 nước gây rối nhất để đạt được hiệu quả “giết
những con gà để dọa bầy khỉ”.
Đấy, “hữu nghị” của
Trung Quốc đối với Việt Nam là như thế đấy! Chỉ có những ai khờ khạo
mới tin những lời đường mật, lừa bịp, đạo đức giả của những người nắm
quyền ở Trung Quốc thôi.
3. Chưa phải là thời cơ để Trung Quốc gây chiến tranh đánh Việt Nam và Philipin
Lâu
nay cũng như trong sách trắng Trung Quốc thường nêu “Trỗi dậy hòa
bình”, “nước lớn có trách nhiệm”, v.v. Nay nếu Trung Quốc gây chiến
tranh với Việt Nam và Philipin thì cái “mặt nạ hòa bình” sẽ rơi xuống
trước mặt thế giới, bộ mặt đạo đức giả phơi ra. Trung Quốc thường nói:
“Trung Quốc mạnh lên nhưng “không xưng bá” nhưng làm sao giấu được trên
thực tế chủ nghĩa bành trướng, bá quyền diễn ra khắp nơi. Trong điều
kiện toàn cầu hóa, vì lợi ích kinh tế, các nước phải làm ăn hoặc hợp tác
với Trung Quốc, một thị trường hơn 1 tỷ dân, nhưng trong thâm tâm họ
đều không ưa gì tư tưởng bá quyền của Trung Quốc, đều cảnh giác với “mối
đe dọa từ Trung Quốc”, đều cảnh giác cao độ với “chủ nghĩa bành trướng
Đại Hán”. Hơn nữa Trung Quốc hiện đương cô lập trước thế bao vây từ Hàn
Quốc, Nhật Bản, qua Đài Loan xuống Đông Nam Á, Australia, sắp móc qua cả
Ấn Độ.
Trên một số tờ báo Hồng Kông gần đây như Đại công báo, Văn hối, Đông phương nguyệt san, phòng vệ Hán Hòa dẫn
lời của “các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng còn nhiều “rào cản”
đối với Trung Quốc: rào cản chính trị, rào cản quân sự, rào cản địa lý,
rào cản chiến thuật... nếu Trung Quốc áp dụng hành động quân sự tại
biển Đông, cái giá phải trả sẽ rất đắt”.
Nội tình
Trung Quốc hiện tại còn có biết bao nhiêu vấn đề: Tây Tạng, Tân Cương,
Nội Mông vẫn tiềm ẩn yếu tố bất ổn, hàng vạn cuộc biểu tình đã xảy ra ở
các tỉnh Tây Bắc Trung Quốc, không khí bất mãn xã hội bao trùm nhiều
nơi. Cứ có việc gì xảy ra đụng đến người dân là hàng ngàn người tụ tập
ngay lập tức phản đối các nhà chức trách, các cuộc đánh bom cơ quan hành
chính cũng từng xảy ra.
Trong bối cảnh quốc tế và
nội tình Trung Quốc như hiện nay, nếu giới cầm quyền Trung Quốc gây
chiến tranh thì không biết điều gì sẽ xảy ra?
4. Hoàn cầu thời báo dọa đánh, chỉ người nhát gan mới sợ, nhân dân Việt Nam không sợ
Là
nước nhỏ, từ trước đến nay Việt Nam chưa hề khiêu khích nước lớn Trung
Quốc. Việt Nam cũng không muốn đối đầu quân sự với Trung Quốc. Nếu Trung
Quốc cậy mạnh đánh Việt Nam thì toàn dân Việt Nam đoàn kết một lòng
kiên quyết đánh trả. Biết rằng hải quân Trung Quốc mạnh hơn hải quân
Việt Nam, vũ khí, phương tiện hiện đại Trung Quốc hơn Việt Nam nhưng ưu
thế về lực lượng và vũ khí phương tiện không nhất định thắng. Thời thực
dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Pháp có đủ tàu chiến, máy bay, xe
tăng, Việt Nam thì không hề có những thứ đó. Cuối cùng Pháp đã thất bại.
Thời kháng chiến chống Mỹ, tuy Việt Nam cũng có xe tăng, máy bay, tên
lửa, pháo phòng không, pháo mặt đất, v.v. nhưng so với Mỹ thì Mỹ có ưu
thế gấp nhiều lần về số lượng và chất lượng vũ khí phương tiện hiện đại,
cuối cùng Mỹ cũng chịu thất bại mà rút quân.
Kết quả của chiến tranh
không chỉ phụ thuộc vào vũ khí mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, cả 3 điều này hiện tại Trung Quốc không
có. Thắng, bại còn tùy thuộc vào chiến lược, chiến thuật, tùy thuộc ý
chí bất khuất kiên cường của quân, dân và tính thần dũng cảm và sáng tạo
của chỉ huy, tài thao lược của tướng lĩnh. Những điều này Việt Nam đã
chứng minh từ xa xưa đến cận đại. Việt Nam đã có truyền thống và kinh
nghiệm “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”, lấy “chính nghĩa thắng
hung tàn”. Ai dọa Việt Nam cũng không sợ !
N. T. V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment