Oanh Yến Thị Phạm - Như
thông lệ, coi dân chúng như một đối thủ nặng ký, cần phải ra đòn quyết
định, bất ngờ để hạ “knock out” như những đợt đổi tiền, tăng giá xăng
dầu.. ngày 06/10/2011 năm Ngân hàng lớn như Ngân hàng thương mại cổ
phần(NHTMCP) xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank),
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín(Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu(ACB), NHTMCP Kỹ thương(Techcombank), Ngân hàng Thương mại Đông Á(Đông A bank) cùng với SJC, đã hiệp đồng tác chiến với phương châm “lấy mỡ nó rán nó” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng nhà nước, đã bất ngờ cùng lúc tung 6 tấn vàng(khoảng 130.000 lượng) ra bán với mục đích kéo chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới về mức 400.000/lượng nhằm kiềm giữ tỷ giá USD đang có chiều hướng “nhẩy múa” hằng ngày.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín(Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu(ACB), NHTMCP Kỹ thương(Techcombank), Ngân hàng Thương mại Đông Á(Đông A bank) cùng với SJC, đã hiệp đồng tác chiến với phương châm “lấy mỡ nó rán nó” dưới sự chỉ huy của Ngân hàng nhà nước, đã bất ngờ cùng lúc tung 6 tấn vàng(khoảng 130.000 lượng) ra bán với mục đích kéo chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới về mức 400.000/lượng nhằm kiềm giữ tỷ giá USD đang có chiều hướng “nhẩy múa” hằng ngày.
Với
sự can thiệp nguồn cung của 5 Ngân hàng và SJC giá vàng đã quay đầu
giảm 450.000/lượng so với giá đầu ngày 06/10/2011 và giảm 300.000/lượng
so với ngày 05/10/2011 và chỉ còn chênh lệch so với giá thế giới
1.300.000/lượng so với 2.500.000/lượng ngày 05/10/2011.
Người
dân đã đổ xô đi mua vàng. Dòng người xếp hàng chờ mua vàng kín cả tầng
trệt hội sở SJC trên đường Nguyễn Công Trứ, QI. Và đến cuối ngày 6 tấn
vàng đã bán hết vèo! Tỷ giá USD cũng giảm chút ít khoảng 100đ/USD.
Mặc
dù giá vàng giảm mạnh chỉ còn 43,98 triệu/lượng nhưng người dân vẫn mua
vàng và bán ra rất ít. Chỉ chi nhánh của SJC trong ngày cũng đã bán ra
gần nữa tấn vàng (12000 lượng). Trong khi đó giá vàng thế giới lại có xu
hướng lên.
Để
đạt được mức chênh lệch với giá vàng thế giới 400.000/lượng, như mong
muốn, Ngân hàng nhà nước và 5 Ngân hàng cùng SJC phải cần thêm thời
gian.
Với
phương châm “lấy mỡ nó rán nó” nhưng Ngân hàng nhà nước và các Ngân
hàng cũng như SJC, đã không tính đến tình huống người dân sau khi mua
vàng, không gửi vào tài khoản tiết kiệm vàng của Ngân hàng mà găm giữ
tại nhà. Lúc đó khả năng phải nhập khẩu vàng là điều chắc chắn sẽ xẩy
ra. Với 20 tấn vàng, 5 Ngân hàng và SJC sẽ đáp ứng được nhu cầu của dân
chúng? Nhất là khi giá vàng xuống, người dân sẽ phải mua thêm vào để cân
đối lại mức giá cao đã lỡ mua trước đó.
Thay
vì kiềm hảm sự tăng tỷ giá USD, thì chính Ngân hàng nhà nước cùng các
Ngân hàng và SJC đã lại tạo áp lực tăng tỷ giá. Tỷ giá chính thức giao
dich bình quân liên ngân hàng cũng như chuyển khoản cũng đã phải tăng
lên 10đ/USD.
Trong
hai tháng qua các Ngân hàng và SJC đã bán trên 25 tấn vàng, sấp xỉ 1,5
tỷ USD. Thời gian qua nhập khẩu vàng đã ciếm 20% số nhập siêu. Hiện
tượng “vàng hóa” một thời gian đã lắng dịu, nay lại bùng phát. Ngân hàng
nhà nước đã và đang tạo ra một hiện tượng kép, hai trong một “Đô la
hóa” và “Vàng hóa” trong bối cảnh tiền Việt Nam bị mất giá do lạm phát.
Các
quan chức Ngân hàng cũng như SJC đã quên rằng “Đối phó với dân chúng
trên bất cứ lãnh vực nào, bằng bất cứ thủ đoạn nào cũng như việc lấy
trứng chọi đá”
Cũng
giống như nhận định của ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ
phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam nhận định: “Để có một giải pháp
dài hơi, cơ quan chức năng nên tạo lòng tin cho người dân vào tiền đồng,
phát hành kỳ phiếu vàng để rút vàng trong dân về, chống hiện tượng vàng
hóa gia tăng”.
Nhưng
thực tế sau 36 năm sống với thể chế cộng sản, thì đòi hỏi của ông Trần
Thanh Hải về niềm tin của người dân, giờ đây còn khó hơn đánh thắng Thực
dân Pháp, Phát xít Nhật và Đế quốc Mỹ.
Liều như Thống đốc Nguyễn Văn Bình, biết đâu lại ăn may dù chỉ trong…vài ngày.
Sài Gòn 10/10/1011
Oanh Yến Thị Phạm
Oanh Yến Thị Phạm
www.chimbaobao.com
No comments:
Post a Comment