Họa sĩ Nguyễn Hồng Phi - Với
cương vị là Giám đốc Công an TP Hà nội, ông có thể trả lời dân chúng về
những vấn đề này không? Được biết gần đây, ông tỏ ra rất tâm đắc với mô
hình câu lạc bộ hiệp sĩ ở Bình dương (TP Hồ Chí Minh) và cho rằng,
công an quận Hai Bà Trưng - Hà nội cũng sẽ là đơn vị đầu tiên triển khai, áp dụng mô hình này, sau đó sẽ nhân rộng mô hình này trên pham vi toàn TP Hà nội,đến từng quận, huyện...
công an quận Hai Bà Trưng - Hà nội cũng sẽ là đơn vị đầu tiên triển khai, áp dụng mô hình này, sau đó sẽ nhân rộng mô hình này trên pham vi toàn TP Hà nội,đến từng quận, huyện...
"Giám đốc Công an Hà Nội
không mong muốn hoạt động của câu lạc bộ hiệp sỹ mang tính chất tự phát
mà nó phải có cơ chế, chế độ chính sách rõ ràng đối với những người tham
gia trong câu lạc bộ này."
“Khi họ bị thương thì sẽ như
thế nào? Ai sẽ chăm lo cho gia đình, bản thân họ? Vì thế phải có cơ quan
chính quyền mà đứng ra thành lập cơ sở mà cụ thể ở đây là Công an
phường. Từ các câu lạc bộ hiệp sỹ này người dân có thể đến để cung cấp
thông tin” - ông đã nói như vậy.
Ông cũng chính là người đã tuyên
bố chủ trương không trấn áp người biểu tình chống TQ trên báo chí ngày
2/8, đúng vậy không thưa ông? Lời tuyên bố này của ông đã được người dân
biến thành biểu ngữ, giương cao khi tuần hành, ngây thơ tin tưởng rằng,
lòng yêu nước tự phát của họ được chính quyền bảo vệ và trân trọng.
Song, những vụ việc đàn áp ,sách
nhiễu người biểu tình chống TQ ở Hà Nội đã và vẫn đang diễn ra suốt mấy
tháng nay, lẽ nào ông "không biết"?
Cô gái Nguyễn Hoàng Vi mới 24
tuổi đầu (quận Tân Phú-Tp Hồ Chí Minh) vừa bị vỡ toang khuôn mặt vì một
vụ "tai nạn giao thông" đáng ngờ đêm 2/10 !
Trước đó, cô đã bị công an theo
dõi, đặt chốt,... suốt thời gian diễn ra phong trào biểu tình chống TQ ở
Sài Gòn. Cô cũng từng ủng hộ tham gia phong trào đấu tranh bảo vệ quyền
lợi của công nhân tại Trà Vinh.
Hành động yêu nước, tình đồng
loại của cô gái đó có được, chính quyền, mà cụ thể là công an bảo vệ
không hay họ lại chính là thủ phạm, giấu mặt khi kẻ tội phạm thì dễ dàng
tẩu thoát, còn công an thì nói với nhân viên y tế rằng "cô này bị té do uống rượu..."(?)
Vậy, mô hình câu lạc bộ hiệp sĩ của công an Bình Dương mà ông rất tán đồng kia mục đích để bảo vệ ai và bảo vệ cái gì?
Đường đường là Giám đốc công an
thủ đô nước CHXHCNVN, lẽ nào ông lại chỉ là nhân vật "thấp cổ bé họng"
trong bộ máy cầm quyền của Nhà Nước, đến nỗi không tự bảo vệ được lời
nói của mình?
Hay chủ trương của ông chẳng qua cũng chỉ là một chiêu bài mị dân, giống như tinh thần "Độc lập - Tự do -Hạnh phúc" mà người dân VN vẫn thường đề ngay trên đầu bất kỳ văn bản, đơn từ nào gửi tới những người có thẩm quyền ở đất nước này?
Người dân VN có thực sự Tự do
-Hạnh phúc không khi họ bị thương tích, bị đánh đập, hành hung... bị
trấn áp dưới mọi hình thức chỉ vì' "tội" yêu nước - đòi giữ nước, hoặc
cất lên tiếng nói đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền - cái quyền bất khả xâm
phạm trong Hiến Pháp Việt Nam 1992 phù hợp với Công ước Quốc tế?:
- Quyền tự do ngôn luận - điều 69.
- Quyền tự do đi lại và cư trú - điều 68.
- Quyền bất khả xâm phạm thân thể - điều 71.
Xin ông hãy trả lời!
*
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: “Hà Nội sẽ có câu lạc bộ hiệp sĩ”
(Phunutoday) – “Bản
thân tôi rất tâm đắc về câu lạc bộ hiệp sỹ. Tôi đã cử người vào tận
những nơi có mô hình này để học hỏi và xem xét cách thức hoạt động như
thế nào. Mô hình này sẽ được triển khai, nhân rộng tại Hà Nội”, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh – GĐ Công an TP. Hà Nội cho biết.
Người đứng đầu ngành Công an Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh tỏ ra tâm đắc với mô hình hiệp sỹ đường phố ở TPHCM và Bình Dương. Ông cho rằng, đây là một mô hình hay cần phải nhân rộng. Cũng theo lời của Giám đốc CA Hà Nội, Công an quận Hai Bà Trưng là đơn vị đầu tiên đã triển khai, áp dụng mô hình câu lạc bộ hiệp sỹ.
Người đứng đầu ngành Công an Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh tỏ ra tâm đắc với mô hình hiệp sỹ đường phố ở TPHCM và Bình Dương. Ông cho rằng, đây là một mô hình hay cần phải nhân rộng. Cũng theo lời của Giám đốc CA Hà Nội, Công an quận Hai Bà Trưng là đơn vị đầu tiên đã triển khai, áp dụng mô hình câu lạc bộ hiệp sỹ.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh - Giám đốc CA TP Hà Nội (ảnh: Megafun)
|
Theo lời của Trung tướng Nhanh, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm, sau đó
họp bàn rút kinh nghiệm từ các mô hình câu lạc bộ hiệp sỹ đang hoạt
động. Mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội,
đến từng quận huyện trực thuộc.
“Khi đã làm thì phải hết sức có hiệu quả tránh tình trạng đầu voi đuôi
chuột, đánh trống bỏ dùi. Kết quả đạt được từ mô hình câu lạc bộ hiệp sỹ
này phải thực sự tốt”
Giám đốc Công an Hà Nội không mong muốn hoạt động của câu lạc bộ hiệp sỹ
mang tính chất tự phát mà nó phải có cơ chế, chế độ chính sách rõ ràng
đối với những người tham gia trong câu lạc bộ này.
“Khi họ bị thương thì sẽ như thế nào? Ai sẽ chăm lo cho gia đình, bản
thân họ? Vì thế phải có cơ quan chính quyền mà đứng ra thành lậo cơ sở
mà cụ thể ở đây là Công an phường. Từ các câu lạc bộ hiệp sỹ này người
dân có thể đến để cung cấp thông tin”, Tướng Nhanh nói.
Trước đó, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra vụ trộm dùng súng bắn chết người dân tham gia truy bắt. Hành động dũng cảm của anh Chính (nạn nhân trong vụ truy bắt trộm bị bắn chết) được CA TP Hà Nội đánh giá cao. Ban giám đốc CA TP Hà Nội cũng đã tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc khen thưởng đối với anh Chính.
Việt Dũng
*
"Hiệp sỹ" bắt cướp Nguyên Tăng Tiên, Bình Dương, bị trả thù
Pleinforme - Hôm
kia thấy trên VNexpress Công an Hà nội sắp thí điểm câu lạc bộ săn bắt
cướp tại một số quận. Mô hình này được công an Hà nội học tập từ Tp HCM
và Bình dương, nơi có các câu lạc bộ săn bắt cướp được cho là “thành
công”. Ý tưởng này có vẽ như hợp lý khi huy động toàn dân vào việc chống
tội phạm. Tuy nhiên xét về mặt mục đích, nó đi ngược lại tôn chỉ của
ngành cảnh sát. Nhiệm vụ chính của công an (cũng như cảnh sát ở các nước
khác) là bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và tài sản của người
dân, trong đó, mạng người là cái quan trọng nhất cần phải bảo vệ. Ở Mỹ
chẳng hạn, cảnh sát thường khuyến cáo người dân khi gặp tội phạm có vũ
trang phải làm theo yêu cầu của chúng, chỉ cần nhớ mặt, giọng nói, số
xe… để gúp cảnh sát điều tra. Đặc biệt là tuyệt đối không nên chống đối
vì có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Tổ chức hay khuyến khích các câu lặc bộ săn bắt cướp nghĩa là ngành công
an đã đẩy người dân vào nguy hiểm, làm thay phần việc nguy hiểm của
cảnh sát mà lẽ ra họ (người dân) phải là đối tượng được bảo vệ. Người
dân không được huấn luyện bài bản để chống tội phạm, không được trang bị
các phương tiện trấn áp tội phạm, không có các quyền hành đặc thù như
khám xét, bắt gữ và đặc biệt là rất dễ bị tội phạm trả thù. Thực tế đã
có rất nhiều người mất mạng khi truy đuổi tội phạm và cả những trường
hợp “hiệp sỹ săn bắt cướp” bị tội phạm trả thù dã man. Theo quan điểm
người viết bài này, dù bắt được hàng chục vụ cướp nhưng để mất một mạng
người không cần thiết nên xem như là thất bại hơn là thành công. Những
tấm huy chương, những giấy khen hay vài dòng tuyên dương trên báo chí
chẳng là gì so với mạng một con người.
Công an nên khuyến khích người dân tố giác tội phạm, hợp tác với công an
trong quá trình điều tra và khuyến cáo người dân nên làm gì khi gặp tội
phạm có vũ trang để tránh những hậu quả không cần thiết. Nên dẹp ngay
các câu lạc bộ săn bắt cướp tự phát. Báo chí không nên biến những “ hiệp
sỹ săn bắt cướp” thành người hùng, ngược lại cho đó là “hành động thiếu
khôn ngoan” hay ít ra là im lặng. Tất cả những việc này là nhằm để
tránh mất những mạng người một cách không cần thiết.
No comments:
Post a Comment