Saturday, October 1, 2011

Giã Từ Trung Quốc



Chỉ có việc thoát khỏi cái nhà tù vĩ đại và vô hình có tên là Trung Quốc này tôi mới có thể viết và xuất bản một cách tự do. (Liao Yiwu)

Lời giới thiệu: Bài “Giã Từ Trung Quốc” được dịch từ bản Anh ngữ tựa là “Walking Out on China”(do Wen Huang dịch từ tiếng Trung Hoa)  của nhà văn đối kháng Trung Hoa, Liao Yiwu, xuất bản trên The New York Times số ra ngày 15 tháng 9, 2011. Ông Liao, đọc theo lối Hán Việt là Liêu Diệc Vũ, cũng còn được biết tới dưới tên Lao Wei, sinh năm 1958 tại tỉnh Sichuan, đúng vào năm Mao trạch Động phát động chiến dịch Một Bước Nhẩy Vọt đã đưa cả nước vào nạn đói trầm trọng. Chính ông Liao cũng suýt chết đói khi mới 2 tuổi.

Ông là tác giả, phóng viên, nhạc sĩ và thi sĩ của nhiều tác phẩm bị chính phủ Trung Cộng liệt vào loại phản cách mạng vì đã mô tả bề trái của chế độ thay vì tô hồng, và đã góp phần đưa ông vào chốn lao tù, bị vợ con bằng hữu xa lánh. Ra tù có lúc ông đã sống như một người không nhà, kiếm ăn độ nhật bằng ngón thổi sáo mà ông đã học được từ một vị sư trong thời gian ở tù, trong khi tiếp tục ghi nhận đời sống của những người bị lọt qua các kẽ hở của cuộc cải cách kinh tế bằng hệ thống tư bản của Bắc Kinh. Tác phẩm của ông, trong số đó có nhiều cuốn là những gom góp các cuộc phỏng vấn với những người cùng đinh hay sống bên lề xã hội –  những tay anh chị du thủ du thực, những người sống ngoài vòng pháp luật, các nghệ sĩ hè phố, những cựu đảng viên cộng sản, người tàn tật, phu đổ rác, hốt phân, lượm xác chết, lang vườn, phạm pháp và cả những kẻ ăn thịt người, vv… — đã được xuất bản ở Đài Loan và Hương Cảng song bị cấm tại Hoa Lục. Một số đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp và Đức (xem thư mục và chi tiết tiểu sử tại http://en.wikipedia.org/wiki/Liao_Yiwu). Vào năm 2003, ông được giải Nhân Quyền Hellman-Hammett, và năm 2007, ông được giải Tự Do Sáng tác (Freedom to Write Award) của Trung tâm Văn bút Trung Hoa. Mặc dù buổi trao giải diễn ra ở Bắc Kinh, song ông bị chính quyền ngăn cản không cho tới dự.
 
Sau 16 lần xin giấy xuất cảnh song bị bác, ông Liao quyết định đào thoát. Ngày 6 tháng 7 vừa qua ông đã tới được Đức sau khi vượt biên giới Hoa-Việt tới Hà Nội rồi đáp máy bay đi Ba Lan và sau đó tới Đức. Sau đây là bản dịch từ bản Anh ngữ bài viết của ông về hành trình vượt biên tìm tự do của ông.

Tỉnh Yunnan ở tây nam Trung Hoa từ lâu đã là lối thoát cho những người khao khát một đời sống bên ngoài nước này. Tại đây, ta có thể vượt biên bằng đường bộ xuyên qua những khu rừng còn tinh khôi, hoặc bằng đường thủy lênh đênh từ sông Lancang cho đến khi nó trở thành sông Mekong len lỏi qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cao Mên và Việt Nam.

Do đấy mỗi lần tôi đặt chân tới đây, nơi đất đỏ tỏa sáng dưới ánh mặt trời, tôi thấy xốn xang; óc tưởng tượng của tôi mặc sức vẫy vùng. Thực tế là sau khi bị bỏ tù bốn năm vì đã viết một bài thơ kết án chính quyền Trung Cộng đã đàn áp dã man các sinh viên tranh đấu vào năm 1989 [nhân vụ sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn – chú thích của người dịch], tôi đã bị nhà cầm quyền từ chối không cấp giấy xuất cảnh 16 lần.

Tôi cảm thấy bị cám dỗ. Bạn không cần phải có sổ thông hành hay hộ chiếu. Cái đáng kể duy nhất là số tiền bạn có trong túi. Bạn chỉ việc liệng cái điện thoại cầm tay đi, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài và lẩn vào trong một ngôi làng nơi bạn có thể tìm thấy một cách dễ dàng một người dân quê hay một tay buôn lậu sẵng sàng giúp đỡ bạn. Sau khi đã thỏa thuận giá cả, bạn sẽ được đưa ra khỏi Trung Hoa qua một ngả đường bí mật ngoài tầm hiểu biết của loài người và ma.

Cho tới hồi đầu năm nay tôi chống lại sự thôi thúc đào thoát. Thay vì thế, tôi đã chọn ở lại, tiếp tục thu thập tư liệu về những mảnh đời nơi hạ tầng xã hội. Thế rồi những cuộc biểu tình đòi dân chủ lan khắp thế giới Ả rập, và các lời kêu gọi trên Internet để thực hiện những cuộc xuống đường tương tự tại Trung Hoa. Vào tháng Hai và Ba, có những cuộc tụ họp tại các trung tâm thương mại và du lịch ở mấy chục thành phố vào mỗi ngày Chủ nhật. Chính quyền hoảng hốt, dàn chào biểu dương lực lượng khắp nơi. Lính tráng thay đồng phục bằng đồ dân sự và đứng đầy đường phố, chặn bắt bất kỳ ai thấy có vẻ tình nghi.

Trong khi đó, bất cứ đề cập nào tới Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài của Tunisia (ngay cả nhắc tới chữ hoa nhài thôi) cũng bị kiểm duyệt trong các điện thư và search engines. Cảnh sát bắt bớ các luật sư nhân quyền, nhà văn và nghệ sĩ. Nhà vận động dân chủ Liu Xianbin, người đã bị giam cầm chín năm vì đã tiếp tay thành lập Đảng Dân Chủ Trung Hoa, lại bị kết án thêm 10 năm tù. Nghệ sĩ Ai Weiwei biến mất hồi tháng Tư và đã bị quản thúc chặt chẽ tại gia từ khi được thả ra vào giữa tháng Sáu.

Là một người cầm bút cổ hủ, tôi ít khi lên Internet, và Mùa Xuân Ả Rập đã qua mặt tôi. Tuy đứng bên lề vậy chứ tôi cũng không tránh khỏi bị cảnh sát làm rầy rà. Khi các nhân viên mật vụ biết là sách tôi sẽ được xuất bản tại Đức, Đài Loan và Hoa Kỳ, họ bắt đầu gọi điện thoại và tới thăm tôi thường xuyên.

Vào tháng Ba, bọn mật vụ đến đóng đô ở trước nhà tôi để theo giõi sinh hoạt hàng ngày của tôi. “Xuất bản ở Tây phương là vi phạm luật lệ của Trung Quốc,” họ bảo tôi. “Hồi ký ở tù làm ô uế tiếng tăm của hệ thống nhà tù của Trung Quốc và cuốn ‘Thượng Đế Đỏ’ xuyên tạc chính sách của đảng về tôn giáo và đề cao các nhà thờ lậu.” Nếu tôi từ chối không chịu hủy bỏ giao kèo in sách với các nhà xuất bản Tây phương, họ bảo tôi, thì tôi sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý.

Rồi thư của [nhà văn] Salman Rushdie tới, mời tôi đi dự Đại hội PEN World Voices ở Nữu Ước. Tôi liền liên lạc với nhà chức trách địa phương để xin phép dời Trung Hoa, và đã đặt mua vé máy bay. Tuy nhiên, ngay trước ngày tôi lên đường, một sĩ quan cảnh sát gọi tôi tới “uống trà,” thông báo cho tôi hay là đơn xin phép của tôi đã bị khước từ. Nếu tôi cứ nhất định ra phi trường, ông ta bảo tôi, họ là làm tôi biến mất, như đã xẩy ra cho Ai Weiwei.

Đối với một người cầm bút, nhất là khi người đó lại muốn làm nhân chứng về những gì đang diễn ra ở trung Hoa, tự do ngôn luận và xuất bản mang một ý nghĩa lớn hơn chính cuộc sống. Bạn thân tôi, nhà văn đoạt giải Nobel Liu Xiaobo, đã trả một giá rất đắt cho những tác phẩm và hành động chính trị của mình [Hiện vẫn còn bị tù mặc dù được trao giải Nobel năm 2010]. Tôi không muốn dẵm vào vết chân của ông. Tôi không có ý định trở lại nhà tù. Tôi lại cũng không muốn bị coi như là “biểu tượng của tự do” bởi những người ở bên ngoài những bức tường cao của nhà giam.

Chỉ có việc thoát khỏi cái nhà tù vĩ đại và vô hình có tên là Trung Quốc này tôi mới có thể viết và xuất bản một cách tự do. Tôi có trách nhiệm cho thế giới biết một Trung Quốc hiện thực được che dấu bởi ảo tưởng về một nền kinh tế bùng phát — một Trung Quốc vô cảm đối với niềm bất mãn đang âm ỉ của người dân thường.
Tôi giữ ý định đào thoát cho riêng mình. Tôi đã không hỏi phép bọn mật vụ canh chừng tôi như tôi vẫn làm. Thay vì thế, tôi gói ít quần áo, cây sáo Trung Hoa, một cái bát chuông Tây Tạng và hai cuốn sách qúy, Hồ sơ của nhà Đại Sử Gia và cuốn Đạo Đức Kinh. Rồi tôi ra khỏi nhà khi lũ mật vụ không để ý, và lên đường đi Yunnan. Mặc dù đang lúc trời nóng mà tôi cảm thấy như mình là một con chuột đồng vào mùa đông, nằm im để dành năng lượng. Tôi trải qua phần lớn thời giờ với đám dân hè phố. Tôi biết là nếu tôi lục lọi tìm kíếm thế nào tôi cũng sẽ tìm ra một lối thoát.

Với cuốn sổ thông hành và hộ chiếu nhập cảnh Đức Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi bắt đầu tiến hành. Tôi tắt điện thoại di động sau khi liên lạc vắn tắt với các thân hữu ở phương Tây, những người đã hợp tác trong dự tính thoát ly. Nhiều ngày sau, tôi tới một tỉnh nhỏ dọc biên giới, từ đó tôi có thể thấy Việt Nam bên kia một giòng sông đang chẩy xiết. Người giúp tôi tại địa phương nói tôi có thể thuê người bí mật chở tôi qua sông, nhưng tôi từ chối. Tôi có cuốn sổ thông hành còn giá trị. Tôi chọn ra đi bằng ngả trạm kiểm soát biên giới trên cầu.

Trước cuộc đào thoát, có người giúp tôi mướn một phòng khách sạn sát biên giới. Giữa những cơn mưa, tôi trôi nổi giữa các cơn mộng và thực tại, rồi thức giấc phập phồng trước tiếng gõ cửa để chỉ bắt gặp một cô gái điếm run rẩy trong mưa xin vào tá túc. Mặc dù tội nghiệp song tôi không thể giúp đỡ cô ta.

Vào lúc 10 giờ sáng ngày mồng 2 tháng 7, tôi bước 100 yards tới trạm gác biên giới, sẵn sàng chấp nhận chuyện ghê gớm nhất, song một phép lạ đã xẩy ra. Viên chức xem xét giấy tờ của tôi, thỉnh thoảng ngó tôi quan sát, rồi đóng dấu vào sổ thông hành của tôi. Tôi đi một mạch không ngừng tới Hà Nội rồi đáp một chuyến bay tới Ba Lan và sau đó Đức quốc. Khi tôi bước ra khỏi phi trường Tegel ở Bá Linh vào buổi sáng ngày mồng 6 tháng 7, viên chủ bút người Đức, Peter Sillem, đón tôi. “Trời ơi, Trời ơi,” anh ta kêu lên. Anh ta vô cùng xúc động và không tin được là tôi thực sự đã tới được Đức. Bên ngoài phi trường không khí tươi mát và tôi cảm thấy tự do.

Sau khi tôi đã ổn định, tôi gọi cho gia đình và cô bạn gái của tôi, những người đã bị nhà chức trách chất vấn. Tin tôi đã đào thoát lan ra nhanh chóng. Một anh bạn họa sĩ bảo tôi là anh ta đã tới thăm Ai Weiwei vẫn bị canh chừng gắt gao. Khi người bạn nói là tôi đã bí mật đặt chân tới nước Đức, đôi mắt Lão Ai mở lớn. Ông ta rú lên, như không tin đó là sự thực, “Thật vậy sao? Thật vậy sao? Thật vậy sao?”

Liao Yiwu

Tác Giả: Liao Yiwu / Trùng Dương (giới thiệu & chuyển ngữ)

Liao Yiwu
From Wikipedia, the free encyclopedia

Liao Yiwu 2010

Liao Yiwu
(Chinese: 廖亦武; also known as Lao Wei) (born 1958 in Sichuan), is a Chinese author, reporter, musician, and poet. He is a critic of China’s Communist regime, for which he has been imprisoned. His books, several of which are collections of interviews with ordinary people from the lower rungs of Chinese society, were published in Taiwan and Hong Kong and are banned in mainland China; some have been translated into English, French and German.
Life and career

Becoming a state writer

Liao was born in 1958, the same year as The Great Leap Forward.During the famine of The Great Leap Forward, he suffered from oedema and was close to dying. In 1966 his father was branded a counter-revolutionary during the Chinese Cultural Revolution. His parents filed for divorce to protect the children.His mother was arrested for attempting to sell government issued coupons on the black market.
After High School, Liao traveled around the country. In his spare time he read banned Western poets such as John Keats and Charles Baudelaire. He also started composing his own poems and was getting published in literary magazines. He failed the university entrance exams and began to work for a newspaper. When his poetry was noticed, the Chinese Ministry of Culture gave him a paid position as state writer.
Criticism of the system and imprisonment
Liao Yiwu at the Erlangen poetry festival 2011

In Spring 1989, two magazine companies took advantage of the relaxed politics and carried Liao’s long poems “The Yellow City” and “Idol.” In the poems, he criticized the system, calling it paralyzed and eaten away by a collective leukemia. The poems were deemed anti-communist and he was questioned and detained and his home was searched.
On June 1989, after hearing about the Tiananmen Square protests, Liao composed a long poem entitled “Massacre.” Knowing that it would never be published, he made an audiotape and recited the poem by using Chinese ritualistic chanting and howling, invoking the spirits of the dead. Liao and friends made a movie, the sequel of Massacre, “Requiem.”
He was arrested in February 1990 as he was boarding a train with six friends and his pregnant wife, all of whom were arrested also. Liao received a four year sentence. He was placed on the government’s permanent blacklist. While in prison, due to torture and abusive punishment, he suffered several mental breakdowns and twice attempted suicide. He was known as “the big lunatic”. From a fellow prisoner, an elderly monk, he learned to play the Xiao. He then began to interview other prisoners about their lives.
When he was released from prison, his wife and their daughter had left him, and his former literary friends kept their distance. He lived for a while as a homeless street musician in Chengdu, collecting stories.

Work after his release, and international success

He processed the time in prison with his book Testimonials. A German translation of this work is planned for 2010.
In 1998 he compiled “The Fall of the Holy Temple” an anthology of underground poems from the 1970s, mainly from Chinese dissidents. One of China’s vice premiers called it a “premeditated attempt to overthrow the government, and is supported by powerful anti-China groups.”
In 2001 his multi-volume Interviews with People from the Bottom Rung of Society was published in Taiwan. In it he interviews people from “hustlers to drifters, outlaws and street performers, the officially renegade and the physically handicapped, those who deal with human waste and with the wasting of humans, artists and shamans, crooks, even cannibals.” It is currently banned in China, like most of his works. He was arrested several times for conducting “illegal interviews” and for exposing the dark side of the Communist Party.
A French translation of some of these interviews titled L’Empire des bas-fonds appeared in 2003. An English translation of 27 of the interviews was published under the name The Corpse Walker in 2008. A German translation, Fräulein Hallo und der Bauernkaiser, appeared in 2009.
In 2008 he signed the Charter 08 of his friend Liu Xiaobo, although he says of himself that he is not really interested in politics, just in his stories.
In May 2008, after the Sichuan earthquake, Liao went to the disaster region and interviewed survivors fighting corrupt officials. This material was published as Chronicles of the Big Earthquake in Hong Kong in 2009. The French translation Quand la terre s’est ouverte au Sichuan : Journal d’une tragédie appeared in 2010.
He lives with his wife in Chengdu, supporting himself with the royalties from his books published abroad. He remains under police surveillance.

Liao Yiwu in Chengdu, July 2010

After having been denied permission to leave the country many times, he wrote an open letter to Chancellor of Germany Angela Merkel in February 2010.Later that year he was allowed to leave the country for the first time. He visited Germany accepting invitations to literary festivals in Hamburg and Berlin as well as to an event in Cologne. He held numerous readings and gave interviews. On stage, he sang songs, played the flute and drank hard liquor.

April 2011: Travel Ban for “National Security” Reasons, Arrival in Germany

Liao Yiwu in an email dated April 1, 2011 wrote:
Friends: I originally planned to leave for the United States on April 4 in order to make a publicity tour for my book God is Red which will be published in English translation by Harper Collins and for my book The Corpse Walker which was published by Random House. Unexpectedly, on March 28th, the police issued an order forbidding me to leave China. I had originally planned to travel to San Francisco, Chicago, Boston, New York, Washington and other cities and to give lectures, readings and musical performances at Harvard, Yale and other universities as well as participate in the New York Literary Festival where I was to make a speech and perform, and to have a dialogue with writers from around the world on the theme “Contemporary Writer and Bearing Witness to History”. Now all this has been canceled. My new book is also going to be published in Australia. My plan to travel from the United States to Australia has also been canceled. Ever since my return from Germany last year, I have been closely monitored. The police have “invited me to drink tea” many times. My writing has been repeatedly interrupted. I have once again been forbidden to travel abroad for national security reasons. Over the last ten or so years I have strived to get the right to travel abroad 16 times. I succeeded once and failed 15 times. Thank you all for your concern for me over the years. Liao Yiwu
Liao arrived in Germany on July 6, 2011, having left China overland by crossing the border with Vietnam.

Awards

In 2003, he received a Human Rights Watch Hellman-Hammett Grant, and in 2007, he received a Freedom to Write Award from the Independent Chinese PEN Center. Authorities prevented him from attending the award ceremony in Beijing.

List of works

Books
  • The Corpse Walker (2002) In Engish, The Corpse Walker: Real Life Stories: China from the Bottom Up, hardcover: Pantheon (April 15, 2008), 336 pages, ISBN 978-0375425424; trade paperback: Anchor; Reprint edition (May 5, 2009) 352 pages, ISBN 978-0307388377
  • The Fall of the Holy Temple (1998)
  • Report on China’s Victims of Injustice
  • Testimonials (证词) An expanded edition in German translation will be published in Germany by Fischer in June 2011. Testimonials” describes the horrific treatment of Liao Yiwu and other political prisoners in a Chongqing prison who were arrested after the June 4, 1989 crackdown.
  • Interviews with the Lower Strata of Chinese Society 中国底层访谈录 2 volumes, Changjiang Publishing House, China (when published this book was banned by the Chinese Communist Party Propaganda Department and the PRC Government’s Publications Office.)
  • Interviews with the Lower Strata of Chinese Society 中国底层访谈录 3 volumes, Maitian Publishing House of Taiwan 台湾麦田出版社.
  • China’s Unjust Court Cases 中国冤案录 Volume 1, Laogai Foundation, 2003, Washington, D.C. (www.laogai.org) Black Literary Treasury, Edited by Liao Tianqi.
  • China’s Petitioner Villages 中国上访村 Mirror Publishing Co., 2005, USA
  • China’s Unjust Court Cases 中国冤案录 Volume 2, Laogai Foundation, Washington, 2005 D.C. Black Literary Treasury, Edited by Liao Tianqi.
  • The Last of China’s Landlords 最后的地主 (two volumes) printed in Hong Kong, published by The Laogai Research Foundation, Washington D.C. in April 2008. Website www.laogai.org ISBN 978-1-931550-19-2
  • Earthquake Insane Asylum 地震疯人院 in Taiwan 2009; French edition 2010.
  • Forthcoming: Shepherds of the Far East 远东牧羊 April 2011 in the U.S. and its English translation God is Red scheduled for publication by Harper Collins in the U.S. in August 2011. Chinese 地震疯人院 in Taiwan 2009; French edition 2010. God is Red collects accounts of the persecution of Christians in China since 1949. My Witness in German translation June 2011 which book discusses the experiences of Liao Yiwu and other political prisoners in a Chongqing prison in the early 1990s.
Poems
  • “The Yellow City” (1989)
  • “Idol” (1989)
  • “Massacre” (1989)

No comments:

Post a Comment