Bà Angela Merkel hôm nay sẽ tới Hà Nội,
bắt đầu chuyến thăm Việt Nam với mục đích tăng cường hợp tác song
phương, đặc biệt trong vấn đề đầu tư.
Tháp
tùng Thủ tướng Merkel là một phái đoàn hùng hậu gồm 27 quan chức cấp
cao của chính phủ Đức, 15 đại diện từ các doanh nghiệp hàng đầu của
cường quốc kinh tế số một châu Âu, 21 phóng viên báo đài cùng 5 đại biểu
quốc hội thuộc 5 đảng khác nhau trên chính trường Đức.
Lễ đón Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hà Nội sáng nay Ảnh: Nguyễn Hưng.
Sau
lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch sáng nay, Thủ tướng Merkel sẽ hội
kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cùng ký kết các văn kiện. Trong cuộc
hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Merkel sẽ cùng nhà lãnh đạo
Việt Nam bàn về các vấn đề hợp tác chính, gồm: chính trị và chiến lược;
thương mại và đầu tư; pháp luật và tư pháp; phát triển và bảo vệ môi
trường; giáo dục và đào tạo; khoa học công nghệ, văn hóa và du lịch.
Sau
đó bà Merkel hội kiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ tướng Đức
sẽ thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nhà máy dược B.Braun, trước khi tới
thăm đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Bà Merkel cũng dành thời gian để gặp gỡ
những người Việt Nam từng học tập và làm việc tại nước Đức, đại sứ quán
tại Hà Nội cho biết.
Sáng 12/10, thủ tướng Đức bay vào thành phố
Hồ Chí Minh để dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức. Chiều cùng ngày, bà
Merkel rời Việt Nam để tới Mông Cổ.
Đức là đối tác thương mại
trong EU lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng
trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt trên 4,1 tỷ USD trong năm 2010, tức là
bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác
cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước thứ
ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD. Trong bối cảnh khó
khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức cam kết 400 triệu USD tài trợ
phát triển cho Việt Nam.
Cộng đồng người Việt Nam lao động và học
tập tại Đức hiện có gần 100.000 người, theo số liệu của Văn phòng thống
kê Liên bang Đức, và được nước sở tại đánh giá là một cộng đồng tích
cực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nước Đức. Ngoài ra,
có một số lượng gần tương đương những người Việt Nam từng học tập hoặc
làm việc ở Đức nay đã về nước. Đức hiện là nước tích cực nhất trong việc
giúp Việt Nam đào tạo tiến sĩ, với khoảng 100 học bổng đào tạo mỗi năm.
Những cộng đồng này chính là cầu nối quan trọng làm nên mối quan hệ tốt
đẹp giữa hai nước trong suốt 36 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ
ngoại giao vào năm 1975.
Phan Lê
Nguồn: VNExpress
Hãng RFI cho biết:
Công du Việt Nam,Thủ tướng Đức sẽ đặt vấn đề nhân quyền
Theo
nguồn tin chính phủ Đức, nhân chuyến công du Việt Nam trong hai ngày kể
từ ngày 11/10/2011, hai bên sẽ thảo luận về một hiệp ước thương mại
song phương. Phía Đức cho biết thêm là bà Merkel sẽ nêu vấn đề nhân
quyền với Hà Nội và sẽ tiếp xúc với đại diện xã hội công dân và tôn
giáo.
No comments:
Post a Comment