Có lẽ sau khi nghe lời phát biểu của ông
Nguyễn Văn Tình Cục trưởng Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch
khẳng định cô Lý Nhã Kỳ có bằng đại học, không nhất thiết phải trưng ra
công chúng, ông giáo già có tâm hồn nhà thơ trẻ Nguyễn Duy Xuân bị sốc
nặng.
Qua điện thoại thấy giọng bác vẫn chưa hết ấm ức:
- Anh có việc nhờ chú đây!
- Việc gì? Sao bác không meo miếc cho em, đỡ tốn kém.
-
Có việc rất cần mới gọi cho chú, xem cho anh bên ấy có Trường đại học
tên Real hay Alexander Wiegand không? Anh cũng gửi cho chú mấy bài báo,
đọc sẽ hiểu.
Ông
bác đã nói vậy, buộc mình phải làm thôi, tôi lẩm bẩm. Buổi chiều rình
mấy cháu sinh viên hàng xóm đi học về, tôi nhờ tra cứu. Các cháu bảo
không có trường Uni hay Hochschule nào có tên Alexander Wiegand. Duy
nhất một công ty sản xuất thiết bị, đồng hồ đo áp lực mang tên Wika
Alexander Wiegand, có trường dạy nghề (Fachschule). Công ty này có liên
kết với một số trường đại học (Fachhochschule) chủ yếu đào tạo dạng vừa
học vừa làm cho hãng. Do vậy Công ty Wika Alexander Wiegand không có
chức năng cấp chứng chỉ đại học, mà phải do trường đại học cấp. Nếu như
cô Lý Nhã Kỳ tốt nghiệp trung học nghề (Fachabitur) của nhà máy, sau đó
học tiếp lên đại học sẽ nhận được chứng chỉ tốt nghiệp của một trong bốn
trường liên kết dưới đây:
- Hochschule Mosbach.
- Hochschule Aschaffenburg.
- Hochschule Dual.
- Fachhochschule Schweinfurt.
Lãnh đạo phòng đào tạo của nhà máy: bà Yvonne Busch.
Tel- +49-93721329013
Fax- +49-93721329981
e-mail – y.busch@wika.de – Web: wika.de (bằng cả hai thứ tiếng Đức – Anh)
Địa chỉ: Alexander Wiegand strasse 30 – 63911 Klingenberg – Deutschland.
Cho
chắc ăn, tôi lọ mọ đến nhà ông bạn Tiến sĩ rượu, chuyên gia nghiên cứu
dịch vụ đưa, đón người du học. Vắt óc suy nghĩ và tra cứu một hồi, ông
khẳng định:
-
Mấy thằng sinh viên nói đúng đấy. Ở Đức không có Trường đai học
Alexander Wiegand, chỉ có Công ty Wika- Alexander Wiegand liên kết đào
tạo bậc đại học mà thôi.
Quả
thật khi đọc xong mấy bài báo do bác Xuân gửi, tôi không chịu nổi cái
tính không minh bạch, úp mở của ông Nguyễn Văn Tình. Chả trách gì bệnh
cao máu của ông giáo già Duy Xuân cứ giật lên đùng đùng.
Ở
đây công luận người ta cần sự trung thực của người đại diện cho họ để
mang chuông đi đấm nước người, chứ không phải họ đòi hỏi cô Lý Nhã Kỳ
phải có bằng đại học. Sự đòi hỏi của công chúng hoàn toàn chính đáng.
Nếu cô Lý Nhã Kỳ có bằng đại học do Trường Alexander Wiegand cấp thì chỉ
việc đưa ra, mọi nghi ngờ sẽ tan biến. Tôi cho rằng ông Nguyễn Văn Tình
không khôn khéo, trịch thượng thách thức dư luận (không xứng tầm lãnh
đạo một cục). Và nếu như cô Lý Nhã Kỳ không khai trong lý lịch thì chẳng
ai truy vấn làm gì, vì công việc của cô không đòi hỏi bằng cấp. Nhưng
dường như cái thói sỹ hão nó cứ luẩn quẩn mãi đâu đây trong con người
chúng ta.
Trước
đây chỉ mấy tháng thôi (5-5-2011), ông Guttenberg Bộ trưởng Quốc phòng
Đức, một con người được báo chí, công chúng đánh giá tài năng nhất trong
hàng ngũ bộ trưởng, nhưng khi người ta phát hiện ra chỉ một đoạn văn
trong luận văn Tiến sĩ của ông sao chép của người khác, trước sức ép của
dư luận đòi hỏi tính trung thực, ông đã phải từ chức. Mặc dù ông đã
xin lỗi và giải thích quên không đề tên tác giả. Tất nhiên chứng chỉ
Tiến sĩ của ông bị Đại học Fürth thu hồi.
Đào
tạo từ bậc tiểu học đến đại học Đức không thống nhất theo Bộ Giáo dục
như Việt Nam. Chương trình học phổ thông có tiểu bang 12 năm, lại có
tiểu bang 13 năm. Sách giáo khoa cũng vậy, có nhiều bộ sách khác nhau,
các trường tự chọn, nhưng bằng cấp giá trị như nhau. Tiểu học
(Grundschule) từ lớp 1 đến lớp 4. Sau đó căn cứ vào học lực và sở thích
chia ra làm hai hướng đào tạo:
-
Vào học Trường Gymnasium từ lớp 5 đến lớp 12, có bang 13, sau khi tốt
nghiệp (Abitur) có thể vào học Uni hay hochschule. Hướng này chủ yếu cho
các ngành nghiên cứu (Ở Đức không phải thi đại học).
-
Vào học Mittelschule, có bang gọi Realschule, từ lớp 5 đến lớp 10 sau
đó vào trường học nghề (Fachschule) 3 năm. Sau khi tốt nghiệp trung học
nghề (Fachabitur), học sinh đã là thợ lành nghề, có thể vào hãng, xưởng
làm việc. Nếu muốn học tiếp thì theo học Fachhochschule 4 hoặc 5 năm trở
thành Kỹ sư thực hành. Hướng này hiện nay nhiều sinh viên theo học vì
sau khi tốt nghiệp dễ xin việc. (Hochschule Việt Nam dịch ra là cao
đẳng, nhưng Trường Medizinisch Hochschule Hannover, đào tạo ra Bác sỹ,
rồi Tiến sĩ – Tiến sĩ y khoa Philip Röler, hiện nay ông Phó thủ tướng
CHLB Đức, cha mẹ đẻ ông đều là người Việt – học ở trường này).
Tất
cả các cấp học, học sinh không phải đóng học phí. Sinh viên bậc đại
học, nếu như gia đình không có khả năng, Nhà nước sẽ đài thọ toàn bộ
tiền thuê nhà, và sinh hoạt, cũng như bảo hiểm y tế. Nhưng tính trung
thực, và tinh thần tự giác của học sinh rất cao, sinh viên Đức không bao
giờ ỉ lại, có lẽ do môi trường giáo dục của họ.
Thiết
nghĩ người đại diện cho một quốc gia, đức tính trung thực phải đặt lên
hàng đầu, rồi mới đến tài năng và lòng nhiệt thành. Sự gian dối có khi
nó làm vấy bẩn một cá nhân một tổ chức nào đó, nhưng đôi khi nó làm đen
tối bộ mặt cả quốc gia, và niềm tự hào dân tộc sẽ bị đánh mất.
Đức quốc 8-10-2011
© Mạc Việt Hồng
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment