Sông Kôn - Từ
chuyện lùm xùm trong việc xét thưởng giải thưởng Nhà nước về âm nhạc:
Một nhạc sĩ nổi tiếng phư Phú Quang lại phải nói lời chua chát "tôi trót
dại khi làm hồ sơ xét giải" để rồi bị đánh trượt, trong khi một nhạc sĩ
đạo nhạc lại được lựa chọn. Đến lượt các nhà văn, nhà thơ lớn rút tên
khỏi giải thưởng một thời được cho là danh giá nhất nước, thì giờ đây có
thể nói rằng - các giải thưởng “danh giá” cũng đã đến thời mạt vận
giống như là cái chế độ đã sản sinh ra nó ngày nào.
Nhà văn Sơn Tùng - Từ chối giải thưởng vì bị bầy sâu gặm nhấm giải.
Ảnh - Nhà văn Sơn Tùng
Báo Tuổi trẻ đã có lời cảnh báo “Có hiện tượng thương mại hóa trong khen thưởng cấp nhà nước”.
Theo đó tại hội nghị nâng cao chất lượng thi đua khen thưởng cấp Nhà
nước do ban thi đua khen thưởng Trung ương tổ chức ở Tiền Giang bà Trần
Thị Hà - thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm trưởng Ban thi đua khen thưởng Trung
ương - cho biết hiện vẫn tồn tại tình trạng “chạy” và thương mại hóa
trong khen thưởng ở cấp nhà nước.
Thường thì quan chức Nhà nước
Việt Nam toàn là nói láo nhưng lần này bà Thứ trưởng Trần Thị Hà lại nói
thật. Cái thật của bà nó được chứng minh bằng lý do từ chối giải thưởng
Nhà nước của nhà văn Sơn Tùng. Lý do nhà văn Sơn Tùng từ chối giải
thưởng Nhà nước được đăng trên báo Vnexpress như sau: "Anh Bùi Sơn
Định, con trai tác giả chia sẻ với VnExpress.net rằng, ban đầu, gia đình
làm hồ sơ đăng ký Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà văn Sơn Tùng. Nhưng
hôm 12/7, họ nhận một cuộc gọi từ Hội Nhà văn Việt Nam, đề nghị chuyển
hồ sơ sang Giải thưởng Nhà nước thay vì Giải thưởng Hồ Chí Minh. Bà Hồng
Mai - vợ nhà văn, người trực tiếp nhận cuộc điện thoại - khẳng định,
lúc gọi điện đề nghị chuyển đổi hồ sơ, đại diện Hội Nhà văn VN có nói,
năm nay không có Giải thưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, gia đình đồng ý chuyển
sang giải thưởng Nhà nước. Sau đó, khi đọc thông tin trên mạng, gia
đình mới biết là năm nay vẫn có Giải thưởng Hồ Chí Minh và có 10 nhà văn
được đề cử. Do đó, người thân của nhà văn đã nộp đơn xin rút khỏi Giải
thưởng Nhà nước vì nhận thấy sự không rõ ràng trong thông tin về giải”.
Với những lời kể trên thì không
ai không nghĩ đến một thực trạng đang nhứt nhối ở Việt Nam: "thương mại
hóa trong khen thưởng cấp Nhà nước". Người của Hội Nhà Văn đã ngầm ý với
người nhà của nhà văn Sơn Tùng rằng: Nếu muốn có giải thưởng cao hơn
thì… phải có chút gọi là thương mại. Không ngờ nhà văn Sơn Tùng phản ứng
mạnh, giải thưởng to, giải thưởng nhỏ từ luôn, không cần đến nữa. Và
khi các báo vào cuộc làm vỡ lẻ ra lời của hội nhà văn xem như là “gạ
gẫm” thì ông hội phó hội nhà văn đỡ lời "Không biết lỗi do người nói hay
người nghe". Nghe lời nói nó giống giống như là hôm nào có ông quan báo
Đảng nói rằng “lỗi do cậu đánh máy”. Ở Việt Nam đó là chuyện bình thường.
Nhà văn Nguyên Ngọc - Từ chối vì giải thưởng không có giá trị, không liên quan gì với ông, và để tránh vòng kim cô của Nhà nước.
Ảnh - Nhà văn Nguyên Ngọc
Nhưng đến lược nhà văn Nguyên
Ngọc, một nhà văn có tầm cao trong làng văn học Việt Nam thì giải thưởng
“danh giá” mang tên “Hồ Chí Minh” và “Nhà nước” rập khuôn theo kiểu
XHCN Đông Âu chẳng có chút giá trị gì với ông để mà hội nhà văn “thương
mại hóa” với ông cả. Bằng chứng là hội nhà văn lo tất tần tật chuyện hồ
sơ xét duyệt cho ông nhưng cuối cùng ông trả lời là rút lui khỏi giải.
Trả lời trên Vnexpress về nguyên nhân rút khỏi giải ông còn e ngại, giấu
diếm mà nói rằng “đây chưa phải lúc thích hợp” để trả lời về lý
do rút tên khỏi giải.. Đến lúc thích hợp rồi thế nào ông cũng nói toạt
ra rằng ông chẳng cần nó, nó chẳng liên quan gì đế công việc của ông. Nó
do một nhóm người có thế lực dựng nên, lũng đoạn, dối trá, thực hiện
cho mưu đồ chính trị, chứ nó không thực là giải thưởng của nhân dân,
giải thưởng Nhà nước của dân. Sự nghiệp của ông là phục vụ nhân dân như
ông đã nói: "Tôi là một người lao động bình thường. Tôi như một anh
thợ mộc. Tôi làm ra sản phẩm, bán cho nhân dân và có thu nhập bằng sức
lao động của mình.". Ông là người sản xuất ra sản phẩm văn học thì
nhân dân, những người sử dụng sản phẩm văn học của ông mới biết được
chất lượng sản phẩm ra sao mà xét tặng thưởng cho ông, chứ mắc chi một
Nhà nước hiện thời không đại diện cho dân mà đứng ra xét thưởng thì giải
thưởng có giá trị gì.
Ông đã từ chối tiền trợ cấp của
hội Nhà văn và ông đã sống một cuộc đời không màng đến một đồng tiền của
Nhà nước. Ông làm việc gì cũng độc lập theo ý mình. Mới đây ông đã
xuống đường cùng với bao trí thức khác biểu tình phản đối Trung Quốc xâm
lược khi Nhà nước ta không đồng tình với việc biểu tình. Vậy thì hà cớ
chi tham lam giải thưởng để rồi một ngày nào đó Nhà nước dùng đến cái
thói tiểu nhân mà giựt lại giải thưởng khi không đồng ý với những việc
làm của ông nữa. Và chắc rằng ông cũng không muốn lập lại bài học của ai
nhận thưởng căn nhà bạc tỷ của Nhà nước để rồi lòng yêu nước đem ra nói
úp mở giữa chừng rồi đóng cửa vì chuyên môn.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – Đã giã từ cái việc dối trá để làm thơ, vậy mà giải thưởng Hồ Chí Minh lại đem lại một dối trá mới.
Rồi
đến Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Văn Hóa thông tin cũng làm đơn rút tên khỏi giải thưởng Hồ Chí
Minh. Báo khoa học đời sống vừa mới đưa tin. Lý do của việc rút tên khỏi
giải như báo đưa tin là: "… lý do nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm xin rút
khỏi giải thưởng là vì tác phẩm Cõi lặng (thơ) của ông mới chỉ xuất bản
được ba năm, chưa đủ thời gian (5 năm) để tham gia Giải thưởng Hồ Chí
Minh”. Lý do đơn giản như vậy nhưng suy xét kỹ càng thì chẳng đơn
giản chút nào. Bỡi lẽ xã hội bây giờ người cầm quyền, người ta thích làm
gì thì làm, thích tặng, cho ai cái gì thì cho bất chấp cả qui định và
luật pháp. Thì cái tự ý ấy, tự ban phát ấy, nó có giá trị gì, ý nghĩa gì
mà đón nhận lấy nó.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm như lời ông nói: “bây giờ ông chỉ còn chường cái mặt ra làm thơ, thơ phải nói thật lòng, không thể giấu mình, không thể nói dói…”.
Ông đã giã từ cái dối chung của Nhà nước khi xưa còn đương chức rồi, mà
bây giờ Nhà nước lại đem cái dối mới cho ông một lần nữa, khi làm khai
sinh lại tuổi tác của tập thơ Cõi lặng mà do chính ông sinh ra nó. Không
chấp nhận sự dối trá lần nữa thổ hẹn lòng mình, ông đã viết đơn rút tên
khỏi giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tóm lại: Giải
thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước giờ đây không còn danh giá như
xưa nữa, Giải thưởng đã bị lợi dụng, chạy chọt mua bán, trao giải cho
những người không tương xứng nhằm mục đích tìm kiếm danh vọng hư danh,
mị dân để tạo mục đích chính trị cai trị nhân dân của Đảng.
Cũng như chính quyền hiện nay
không còn là của nhân dân, các giải thưởng một thời danh giá, giờ cũng
đã đến lúc mạt vận như chế độ đã sản sinh ra nó. Các trí thức thật sự
chân chính, tài gỏi, họ muốn sống giữa lòng dân, họ không muốn nhận
những giải thưởng đó. Không một danh hiệu nào cao quí hơn danh hiệu Nghệ
sỹ nhân dân được chính nhân dân phong tặng cho, như nghệ sĩ nhân dân
violon Tạ Trí Hải, như nhà văn nhân dân Nguyên Ngọc. Danh hiệu cao quý
ấy không phải ghi vào tấm bằng, mà là ghi vào tấm lòng người dân. Trăm
năm bia đá cũng mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
No comments:
Post a Comment