Sông Kôn - Lâu
nay dân chúng Việt Nam không phải là người trong cuộc nên không biết
đến chuyện thủ tục xét duyệt các giải thưởng “danh giá” ở nước ta nó như
thế nào, dân chúng cứ nghe ai đó được trao giải thưởng là trầm trồ khen
ngợi cho người được thưởng. Mới đây nghe báo chí lùm xùm chuyện xét
duyệt giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà Nước, trong đó có
chuyện nhạc sĩ Phạm Tuyên không chịu viết đơn xin xét thưởng, thì dân
chúng mới té ngửa ra một điều rằng: Bấy lâu nay ở nước ta các ông, các bà nhận các giải thưởng danh giá này đều phải viết đơn xin hết. Vậy nên đó là một “giải thưởng xin”.
Nếu đúng vậy thì những người cho, họ
có quyền không cho và họ có quyền bán. Còn những người đi xin, nếu xin
không được thì có quyền chuyển sang mua. Cái gì mà xin cho được thì mua
bán được, bản chất sự việc là vậy. Vậy nên những người chạy chọt để có
được giải này thực chất là họ đã mua giải, họ đã bỏ tiền ra mua nên họ
có được quyền sở hữu hợp pháp giải thưởng đó. Vì vậy dư luận đừng có phê
phán những nhân vật “chạy” giải nữa, và cảnh sát có phát hiện ra đường
dây chạy giải thì cũng không được xét xử họ tội gì hết.
Tiền mua bán giải thưởng cũng
không được truy thu vào ngân sách Nhà nước. Nếu có nhiều nhà văn “hảo
danh” đến hội nhà văn xin hoặc mua giải thưởng, và nếu có nhiều nhạc sĩ
cũng háo danh đến hội âm nhạc xin hoặc mua giải thưởng thì các hội cứ
việc phát hành ra giải thưởng và cho hoặc bán cho họ. Nhân dân Việt Nam
sẽ không phê phán mà ngược lại ủng hộ việc làm nầy, nhân dân lưu ý một
điều: nếu bán mua thì hãy kê khai nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước.
Ngày xưa khi còn đi học có một
năm học tôi được học sinh khá, đến khi dự lễ bế giảng thầy hiệu trưởng
gọi tôi lên và trân trọng trao tấm giấy khen có ghi dòng chữ: học sinh
tiên tiến cùng giải thưởng là những cuốn vở học sinh. Thú thật mà nói
bây giờ mà đem ra so sánh cái giấy khen học sinh tiên tiến của tôi với
giải thưởng cao quí Hồ Chí Minh của các vị đã nhận là khập khiễng.
Nhưng, giấy khen của tôi hãnh diện hơn cái giải danh giá ấy một điều: không xin và không mua.
Nói lại chuyện khen thưởng trong
trường học phổ thông hiện nay, nếu mà nhà trường bắt học sinh đạt danh
hiệu khá giỏi phải viết đơn xin thì mới khen thưởng thì chắc chắn rằng,
dù tuổi nhỏ nhưng các em cũng có lòng tự trọng nên cũng sẽ chẳng có em
nào viết đơn xin cả. Và rồi các bậc phụ huynh cũng sẽ lên tiếng, dư luận
xã hội lên tiếng không bao giờ chấp nhận chuyện “xin thưởng”. Chuyện
“xin thưởng” ở giải thưởng danh giá của Việt Nam nó tồn tại mấy chục năm
nay rồi nhân dân không hề biết, dư luận xã hội không hề biết, chỉ vì nó
là ở “đỉnh cao trí tuệ” ngoài tầm với của nhân dân Việt Nam. Nếu hôm
nay ông nhạc sĩ Phạm Tuyên không từ chối mà chấp nhận viết đơn thì chắc
rằng dân Việt Nam vẫn còn chưa biết “đỉnh cao trí tuệ “ ở Việt Nam hiện
nay nó chứa đựng những gì trong đó?
Trên thế giới trừ các nước CNXH
ra thì chẳng có nước nào đi xin “thưởng” cả. Hãy nhìn xem giải thưởng
Nobel danh giá nhất hành tinh. Qui trình xét thưởng giải Nobel như thế
nào thì tôi còn chưa biết nhưng nghe báo chí nói về câu chuyện ông Lưu
Hiểu Ba ở trong nhà tù Trung Quốc không biết được mình đã được trao giải
Nobel Hòa bình. Vậy thì ông Lưu Hiểu Ba đâu có đi xin giải Nobel hòa
bình mà người ta vẫn cứ trao giải cho ông.
Ngay cả cụm từ “xin thưởng” bản
thân nó cũng đã nói lên sự mâu thuẫn rồi, bởi vì đã là xin thì không
phải là thưởng và ngược lại đã là thưởng thì không phải là xin!
Kính thưa ông Đảng! Lâu nay việc
gì của nước nhà cũng do ông lo, nhân dân khỏi phải lo. Nhưng nay lại
lòi ra cái sự cố “xin thưởng“ ở đỉnh cao trí tuệ của ông thì xem ra ông
không lo được chuyện nước nhà cho nhân dân được nữa rồi, một lần nữa
khẩn thiết cầu xin ông trao lại cái quyền lo nước nhà cho nhân dân tự
quyết.
Ảnh:Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Xin
cảm ơn nhạc sĩ Phạm Tuyên, ông đã cho toàn thể nhân dân Việt Nam thấy
được những gì đã tồn tại bên trong “đỉnh cao trí tuệ Việt Nam” mấy chục
năm qua. Để kết thúc bài viết, tôi dẫn lời ông nói đăng trên báo Thể
thao và Văn Hóa mới đây: “Có
những nhạc sĩ chưa được giải thưởng nào, nhưng đã được đặt tên đường
phố, đã được công chúng và thời gian ghi nhận. Điều đó quan trọng hơn
giải thưởng” và đưa ra những tấm hình minh chứng cho lời nói của ông:
Đường Trịnh Công Sơn dọc sông Hương. Ảnh: BHD (vnexpress)
Cả dòng người dài trong đám tang Trịnh Công Sơn:
Đêm tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
No comments:
Post a Comment