Người Buôn Gió - Mục Chính Luận của báo Quân Đội Nhân Dân ngày 7/8 có bài viết của thiếu tướng, giáo sư Bùi Phan Kỳ có nhan đề ''Chống diễn biến và tự diễn biến''.
Vị chiến lược gia, tác giả của bài bào
này bỏ qua ngay phần giới thiệu về diễn biến là loại hình thức gì. Bằng
tầm nhìn sâu rộng, Phan Kỳ đã nhận ra mấu chốt của vấn đề mà các nước
Đông Âu sụp đổ. Nguyên nhân chính là do quân đội của các nước Đông Âu
không chuẩn bị kỹ tư tưởng, nên họ không biết bắn vào ai. Thiếu tướng
Phan Kỳ có vẻ ngậm ngùi tiếc rẻ cơ hội cho các binh lính Đông Âu không
dứt khoát dùng súng xả đạn, hãy xem đoạn mà ông Kỳ viết:
Nó diễn biến nhanh đến mức
các lực lượng vũ trang không còn biết nghe ai và bắn vào đâu, như “đội
An pha”, giữa đội trưởng và chính trị viên không nhất trí, đành... án
binh bất động (!).
Một dấu chấm than tiếc nuối của Bùi Phan Kỳ, có lẽ ông ta đang nghĩ thầm "lúc đó mà phải tay ông, ông 'phơ' hết là yên".
Nếu bài báo này được dịch sang
tiếng Châu Âu, chắc nhân dân Đông Âu phải ngậm ngùi tiếc rằng đất nước
họ không có nhân tài kiệt xuất như Bùi Phan Kỳ để lãnh đạo quân đội. Để
họ bây giờ phải sống lầm than trong chế độ tư bản thối nát. Họ sẽ phải
ganh tỵ với nhân dân Việt Nam, là sao chúng mày có nhiều tướng lĩnh giỏi
thế.
Vâng Việt Nam ngày nay có đầy
những tướng giỏi kiểu Bùi Phan Kỳ, những loại tướng ta mở mồm lý luận
trên tờ báo Quân Đội Nhân Dân, để đấu tranh với ngoại xâm, bọn cướp
biển, hải tặc thì các tướng dùng kế ''tránh voi chả xấu mặt nào'' dưới
chiêu bài ''giữ gìn tình hữu nghị hai nước 'đánh bài lờ lớ lơ'". Còn đối
với những thứ mà gọi là ''diễn biến'' ở bên trong nước, các tướng ta
đua nhau nhận diện kẻ thù, đua nhau đưa ra biện pháp đối phó, từ đại úy
quèn đến thiếu tướng hàm giáo sư.
Và đỉnh điểm của cao trào chống diễn biến trên báo Quân Đội Nhân Dân phát động là thiếu tướng Phan Kỳ nói rằng phải biết bắn ai.
Bàn về cái bắn vào ai của ông Phan Kỳ phải trở lại đầu đề ''diễn biến'' mà ông né tránh bỏ qua, cho rằng không cần nhắc lại.
Phòng và Chống Diễn Biến Hòa
Bình là sách của Tàu. Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trong
bối cảnh Đông Âu rối ren, những nhà lãnh đạo Việt Nam như những thuyền
trưởng mất la bàn, lênh đênh trên biển. Rồi một kế sách lóe sáng trong
đầu họ, thế là có một cuộc Bắc Du Ký thỉnh kinh do ba thầy trò Võ Nguyễn
Giáp, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười khởi hành. Một loạt những hợp tác chính
trị ra đời, thực ra đó là cuộc thỉnh thị kinh nghiệm đấu tranh với "diễn
biến''. Rất nhiều những cuốn sách dạy về phương thức đấu tranh chống
diễn biến hòa bình được dịch từ tiếng Tàu ra tiếng Việt bởi Tổng Cục 2
Quân Đội từ đó đến nay. Lúc này với bản lĩnh kiên quyết, sắt thép từng
thể hiện ở miền Nam, Đỗ Mười được giao quyền lái còn tàu Việt Nam bởi la
bàn tậu, hải đồ tậu từ phương Bắc.
Cuộc chống diễn biến ấn tượng
nhất của Tàu đến bây giờ thế giới kính nể trong sự bàng hoàng, đó là vụ
thảm sát ở Thiên An Môn. Phải biết được quân đội Việt Nam dịch sách Tàu
ra tiếng Việt về chống diễn biến, và biết Tàu chống diễn biến đặc sắc
thế nào, chúng ta mới hiểu vì sao giáo sư Bùi Phan Kỳ bỏ qua phần giới
thiệu về ''diễn biến'' và vị tướng này than khóc hộ cho quân đội Đông Âu
đã không biết bắn vào đâu.
Ông Phan Kỳ có lẽ không biết
rằng quân đội Đông Âu thời CNXH đã từng biết bắn vào đâu trước người Tàu
từ rất lâu, ở Ba Lan, Ru Ma Ni, Tiệp... còn đầy những tượng đài người
dân bị quân đội tàn sát tập thể. Không cần phải đến người Tàu dạy kinh
nghiệm, mà chính họ đã tự rút ra kinh nghiệm về bắn vào đâu từ hành động
của họ trước đó là đúng hay sai.
Phần 2 trong bài báo này, Bùi
Phan Kỷ đề cập đến vấn đề tự diễn biến. ''Ttự diễn biến'' là vấn đề nội
bộ trong hàng ngũ những người đồng chí của ông Kỷ. Cái này trước hết để
ông và các đồng chí của ông ''tự diễn biến'' với nhau.
Nhưng chỉ xin nhắc ông, những
vấn đề về phẩm chất cán bộ, học tập tấm gương đạo đức HCM là những thứ
mà các đồng chí của ông nói đến quá lâu rồi và quá nhiều rồi. Giờ ông
chỉ nhắc lại những điều cu cũ ấy, liệu có đáng thành một bài báo của tầm
Giáo sư Thiếu tướng hay không.?
Khi những phương hướng đề ra rất
lâu mà không hiệu quả, thì cái mà phải nói là phân tích nguyên nhân vì
sao phẩm chất cán bộ yếu kém, bài học về tư tưởng đạo đức HCM chưa đạt
được tác dụng. Chứ không phải lại xào lại những điệp khúc, những vấn đề
cũ đã lập đi lập lại nhiều lần.
Đến một giáo sư cấp tướng cũng
chỉ viết được một bài báo đến vậy, thật ngán ngẩm cho hàng ngũ giáo sư,
tiến sĩ trên tờ Quân Đội Nhân Dân, chấp làm chi đại úy quèn Nguyễn Văn
Minh.
No comments:
Post a Comment