có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi người của Đảng cũng sẽ liên tiếp bị bắt dần, vô tình xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng ngục trại giam. Âu là chết đi để thành cái gương phấn đấu cho người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân…”
Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu bị bắt ngày 10/2/1930 khi ông bị giặc bắn bị thương. Bà Nguyễn Thị Thúc - con gái ông năm nay 92 tuổi hiện đang sống ở Yên Bái đã kể lại những giờ phút cuối cùng của cha mình: Cha tôi là nhà nho, ông từng đỗ đầu Xứ Kinh Bắc nên người ta gọi ông là Xứ Nhu. Khi chỉ huy đánh đồn Hưng Hoá, ông vẫn đội khăn xếp. Chúng phát hiện ra ông là chỉ huy nên đã nhằm bắn ông. Mới đầu ông bị thương vào chân, đồng đội cõng ông ra, ông bảo: Hãy để tôi cùng chiến đấu, nếu phải hy sinh thì hy sinh cùng anh em…
Câu
thơ của Louis Aragon được khắc trên bia đá tại khu tưởng niệm Nguyễn
Thái Học. Trong ảnh là Cụ bà Nguyễn Thị Thúc - con gái nhà cách mạng
VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu
Lần thứ hai ông bị thương vào
bụng, ông từ chối để anh em khiêng đi, vì thế ông bị sa vào tay giặc.
Chúng bắt ông đưa về đồn, dùng mọi điều ngon ngọt dụ dỗ. Chúng hỏi:
Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính ở đâu, Cô Giang (Nguyễn Thị Giang) hiện
đang làm gì? Ông đều lắc đầu: Những người đồng chí của tôi hiện đang làm
gì ở đâu tôi không thể nói cho các ông được. Những người yêu nước chúng
tôi không thể quì gối xin đặc ân của những kẻ cướp nước. Các ông hãy
bắn hay xử chém tôi ngay, chứ đừng hy vọng tôi khai tên tuổi những đồng
chí của tôi cho các ông bắt bớ, giam cầm…
Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu
Chúng dùng thuyền chở ông qua
sông Hồng áp giải sang bên Phú Thọ, ông nhảy xuống sông tự tử. Chúng vớt
được ông rồi giam vào đồn, tại đây ông đã đập đầu vào tường đá tự tử
thể hiện khí phách lẫm liệt của một chí sĩ yêu nước. Để người thân và
nhân dân không tìm được hài cốt của ông, ngay đêm 11/2/1930 giặc Pháp
vội đem ông chôn trên một bãi đất rộng, sau đó chúng dùng bừa san phẳng
để xoá nấm mộ. Cho đến nay con cháu ông vẫn không biết được mộ của ông ở
nơi nào…
Trong
danh sách 4 người bị giặc Pháp hành hình tại Yên Bái ngày 8/5/1930,
người đứng đầu danh sách lên máy chém là Ngô Hải Hoàng. Ông là hạ sĩ
quan tham gia chỉ huy khởi nghĩa Yên Bái, ông bị bắt khi cuộc khởi nghĩa
thất bại. Tài liệu các cuộc hỏi cung còn ghi, ông đã chẳng ngần ngại
trả lời:
“Hỏi: Tại sao anh đánh Yên Bái?
Đáp: Không phải tôi đánh mà là Trung ương Đảng bộ hạ lệnh tôi đánh…
Hỏi: Ông quan ba Jourdain là quan thầy tử tế với anh như vậy mà đêm ấy anh đã bắn chết ông ta trước nhất!
Đáp:
Ông Jourdain tử tế với tôi thật, nhưng đó là tình riêng. Còn tôi giết
ông ấy là bổn phận của tôi đối với Đảng với nước. Người Việt Nam chúng
tôi bao giờ cũng đặt nghĩa công lên tình riêng.
Hỏi: Anh thật là hạng người tàn
ác. Một mình anh đêm ấy giết chết 6 người Tây. Đáp: Tôi làm gì giết được
nhiều như thế! Anh em tôi giết nữa chứ! Nhưng cả Đảng chúng tôi chỉ là
một người, anh em tôi giết cũng chính là tôi giết. Tôi sẵn lòng chịu
hoàn toàn trách nhiệm…
Cô Giang tự sát để lại nhiều bức
thư tuyệt mệnh đầy chí khí cách mạng. Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc, chị ruột
cô Giang) thét lớn trong phiên xử án của Pháp: “Chúng mày về nước Pháp
mà kéo đổ tượng Jeanne d’Are xuống đi thôi!” (Theo Nguyễn Huy Phúc, Viện
sử học, “Về cuộc Khởi nghĩa chống Pháp ở Yên Bái”).
Sử Nhạc Việt Nam NGUYỄN THÁI HỌC
Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học bị giặc Pháp hành hình lúc 5h30’ ngày 17/6/1930 tại TX. Yên Bái cùng với Phó Đức Chính và 11 người khác. Tất cả 13 người trước cái chết đều hiên ngang, bình thản, chấp nhận sự hy sinh của những nghĩa sĩ yêu nước. Bùi Văn Chuẩn khi bước lên đoạn đầu đài hô lớn “Việt Nam” thì bị một tên lính Pháp bịt miệng không hô được nữa. Phó Đức Chính-người thứ 12 bước lên máy chém, đòi đặt nằm ngửa để xem lưỡi máy chém như thế nào.
Nguyễn Thái Học người cuối cùng
bước lên máy chém, ông mỉm cười nhìn công chúng và binh lính. Sắc mặt
thản nhiên đọc thơ bằng tiếng Pháp:
“Chết vì Tổ quốc chết vinh quang
Lòng ta sung sướng, chí ta nhẹ nhàng…”
Sau khi đọc xong bài thơ bằng
tiếng Pháp, ông hô lớn “ Việt Nam vạn tuế”, rồi thản nhiên hút mấy hơi
thuốc lá rồi ung dung bước lên máy chém. Lưỡi dao máy chém chặt đầu ông
đứt văng ra pháp trường, dòng máu vọt lên trời như suối đỏ, mắt ông vẫn
mở trừng trừng, quắc sáng nhìn lũ giặc, miệng ông vẫn còn mấp máy điếu
xì gà…(Theo Ngô Quang Nam, Bộ VHTT, “Nguyễn Thái Học - Kinh Kha đất
Việt").
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và
bị dìm trong biển máu, những lãnh tụ của VNQDĐ bị hành quyết. Sự hy sinh
của họ thể hiện chí khí cách mạng, lòng yêu nước và tự tôn dân tộc,
không cam chịu khom lưng trước giặc ngoại xâm. Như Nguyễn Thái Học đã
nói: “Không thành công cũng thành nhân”.
Thái Sinh
No comments:
Post a Comment